- Sao phim 'Crazy Rich Asians' Janice Koh chiến đấu với căn bệnh ung thư lưỡi
- 5 loại trái cây là 'vua ung thư', bị xếp vào 'danh sách đen' vì chứa nhiều ký sinh trùng và độc tố nhưng người Việt nào cũng mê
- Bệnh viện K hướng dẫn công thức xác định nhóm nguy cơ cao mắc ung thư phổi
- 4 thói quen ăn uống làm cơ ung thư dạ dày: Tất cả đều cực phổ biến ở người Việt
Hành động nhỏ vô tình gây bệnh
Quan Hào năm nay 37 tuổi, là kĩ sư IT của một tập đoàn công nghệ lớn tại Trung Quốc. Thu nhập năm của anh lên tới con số ngót chục tỉ đồng. Tất nhiên, để có nguồn thu nhập tốt như vậy, Quan Hào phải đánh đổi không ít: Cuộc sống của anh vô cùng bận rộn, hầu như lúc nào cũng trong trạng thái cắm mặt vào máy tính, chưa lập gia đình "vì chẳng có thời gian đi hẹn hò" - Quan Hào cho biết. Cũng bởi quá bận rộn, nên anh lịch sinh hoạt của anh cũng vô cùng đáng ngại. Để tiết kiệm thời gian, anh thường hầm canh, súp ăn để đỡ phải bày biện, nấu nướng phức tạp. "Thực sự, chỉ cần cho tất cả thực phẩm vào nồi áp suất và ấn nút, là có ngay một món đầy đủ dưỡng chất".
Một dạo, bỗng dưng Quan Hào liên tục xuất hiện các nốt nhiệt miệng. Các nốt liên tiếp mọc ra và rất lâu để khỏi. Anh cho rằng bản thân bị "nóng trong" nên đã nhờ mẹ gửi các lá thuốc dân gian từ vùng quê Trùng Khánh lên Bắc Kinh để uống. Có điều, "giải độc" đâu chưa thấy, cho tới lúc ăn món gì cũng không biết mùi vị, các nốt nhiệt miệng vẫn âm ỉ trong họng, Quan Hào mới chịu tới bệnh viện.
Sau khi thăm khám kiểm tra kỹ càng, bác sĩ phát hiện ra anh đang mắc ung thư ruột non. Nguyên nhân chỉ ra khiến Quan Hào không khỏi ngỡ ngàng: Do thói quen ăn đồ quá nóng của anh.
Theo bác sĩ Tống, rất nhiều người có thói quen ăn thức ăn thật nóng, vì cho rằng ăn khi nóng, thực phẩm mới giữ nguyên vẹn các vitamin và khoáng chất, ăn nóng sẽ kích thích sự ngon miệng. Nhưng thói quen đó lợi bất cập hại, ăn quá nóng hay quá lạnh cũng đều không tốt và gây tổn hại tới đường ruột cùng các bộ phận trong cơ thể.
Khi ăn nóng quá có thể bị bỏng môi, lợi, niêm mạc miệng, lưỡi, họng, thực quản. Vết bỏng có thể gây lở loét, nhiễm khuẩn rất đau. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn quá nóng là một trong những nguyên nhân gây ung thư thực quản, ung thư ruột.
Ngoài ra, các Cơ quan Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố báo cáo mới nhất. Cảnh báo rằng việc ăn uống đồ nóng trên 65 độ C dễ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, ung thư đại tràng. Điều này được đánh giá như một chất gây ung thư loại 2A. Đó chính là bởi vì vách ngăn đường ruột tương đối mỏng, thường chỉ có thể chịu được nhiệt độ thức ăn từ 50 - 60 độ C. Vượt qua ngưỡng nhiệt độ này thì vách ngăn này sẽ bị tổn thương. Khi nhiệt độ của thức ăn lên tới khoảng 70 - 80 độ C, đặc biệt là khi uống trà, canh nóng nhiệt độ này có thể lên tới mức 90 độ C sẽ gây tổn thương nặng nề cho đường ruột. Nếu bạn thường xuyên uống canh nóng, súp nóng bỏng thì hệ thống tiêu hóa cũng như đường ruột sẽ ngày càng bị tổn thương nặng nề.
Cách ăn uống đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe
Để có một sức khỏe tốt thì việc ăn uống đúng cách là điều cần thiết, dưới đây là cách ăn uống hợp lý mà các bạn nên áp dụng.
Ăn thực phẩm, đồ uống ở nhiệt độ gần bằng thân nhiệt con người, cấp đủ nước cho cơ thể
Nên ăn thức ăn có nhiệt độ phù hợp chính là không quá nóng hoặc không quá lạnh. Đồng thời, khi uống nước, chúng ta cũng cần phải chú ý tới nhiệt độ của nước. Độ ấm của nước trong khoảng từ 18 độ C đến 45 độ C là phù hợp. Uống nước quá nóng sẽ không những chỉ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng tới răng. Mặt khác nếu ăn nóng lâu dài làm tăng các triệu chứng bệnh có sẵn ở khoang miệng, thực quản dạ dày… Thực phẩm được chế biến ở nóng, thì bạn chờ nó nguội bớt rồi mới dùng, vì điều này giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn.
Bạn nên uống một cốc nước ấm trước khi ngủ dậy và trước khi ăn sáng, đặc biệt vào mùa lạnh, để giữ ấm người, đánh thức các hoạt động của cơ quan trong cơ thể.
Trước khi ăn, bạn nên uống 1 cốc nước để tăng cường chức năng chuyển hóa chất béo và giúp thực quản ẩm ướt, khi ăn thì thức ăn dễ xuống dạ dày. Ngoài ra, uống đầy đủ 2 - 3 lít nước hàng ngày rất có ích cho sức khỏe, nó còn ngăn chặn sự thèm ăn, giúp thận hoạt động tốt hơn và thanh lọc cơ thể.
Ăn chậm nhai kỹ
Khi ăn bạn nên ăn từ từ, không ăn quá nhanh làm hoạt động của hệ tiêu hóa mệt nhọc gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày. Lúc ăn nên nhai thật kỹ để thức ăn được nghiền nát, thức ăn dễ dàng đi xuống dạ dày và quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Ngoài ra, cách này cũng là cách giúp bạn tiêu thụ ít calo hơn vì nhai nhiều lần làm thần kinh bạn nghĩ bạn no lâu từ đó sẽ ít ăn lại.
Ăn ít muối, bớt dầu mỡ, bớt đường và nhiều rau xanh
Trong một bữa ăn lành mạnh thì chúng ta nên ăn thêm các thực phẩm như rau xanh, củ quả để tiêu thụ chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Đổng thời, giảm muối, bớt dầu và bớt cả đường vì dùng chung nhiều dễ gây các bệnh về tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch.
Ăn đủ, đúng bữa
Việc cân bằng các chất dinh dưỡng là điều cần thiết. Trong bữa ăn, bạn phải đầy đủ các thực phẩm chứa chất xơ, tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, việc ăn đúng bữa và không bỏ bữa là điều cần thiết, việc này không chỉ nạp năng lượng cho cơ thể mà nó còn giúp hoạt động toàn bộ cơ quan tốt hơn.
Tags