14 người bạn thân góp 10 triệu đồng/tháng thuê biệt thự sống chung, cùng nghỉ dưỡng, tận hưởng cuộc sống thảnh thơi, tự 'cứu mình' khỏi tuổi già

Thứ Bảy, 06/05/2023 14:53 GMT+7

Google News

7 cặp vợ chồng cùng nhau sống chung, tận hưởng cuộc sống "dưỡng lão" ở một ngôi biệt thự ở vùng ngoại ô.

*Câu chuyện được bà Cảnh Hồng, 72 tuổi, người Bắc Kinh chia sẻ trên nền tảng sohu.com


Chọn dưỡng lão kiểu mới để giảm gánh nặng và sự ỷ lại của con cái

‏Năm nay tôi về hưu vừa tròn 20 năm. Kể từ tháng 3, 7 cặp vợ chồng già chúng tôi đã thuê 2 căn biệt thự ở ngoại ô thành phố Bắc Kinh để sống cùng nhau. Hiện tại chúng tôi đã ở đây được gần 3 tháng.‏

photo-1683344473733

‏Chúng tôi đều là bạn tốt của nhau, quen biết nhau hơn 50 năm trước. Mọi người hiểu rõ tính cách của nhau, biết rõ nhu cầu và mong muốn của từng người. Trước khi nghỉ hưu, mọi người đều bận rộn với cuộc sống riêng. Sau khi nghỉ hưu, thời gian đầu tôi chăm sóc bố mẹ già. Sau khi bố mẹ mất, tôi tiếp tục chăm lo cho con cháu, bây giờ các cháu đi học cả ngày nên hầu hết thời gian tôi đều dành cho bản thân. ‏

‏Chúng tôi gọi nhau là "Hoang Hữu" vì là những người bạn cùng nhau đi qua vùng Bắc Đại Hoang. Trước kia chúng tôi cũng thường hay tụ họp, cùng nói chuyện trên trời dưới biển. Nhưng tất cả chúng tôi đều sống rất xa nhau, vì thế chúng tôi rất mong muốn có một nơi để mọi người cùng tụ họp.‏

photo-1683344485449

Mãi cho đến 4 năm trước, tôi mới bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ về việc nghỉ hưu dưỡng lão. Lúc đầu tôi và chồng cân nhắc đến viện dưỡng lão. Chồng tôi và tôi cùng đi xem hàng chục viện dưỡng lão, dạo qua một vòng vợ chồng tôi đều cảm thấy không thích cuộc sống trong viện dưỡng lão. ‏

‏Sống trong viện dưỡng lão cực kỳ gò bó, còn chúng tôi có thể tự chăm sóc bản thân được, không cần người khác chăm sóc từ đầu đến chân như vậy. Ngoài ra, tôi vẫn hy vọng được chung sống với những người mà tôi đã thân thuộc và hiểu rõ. ‏

‏Trong một lần trò chuyện với đám bạn "Hoang Hữu", không ngờ mọi người đều có chung suy nghĩ với nhau. Chúng tôi đều cảm thấy không cần thiết phải tạo thêm phiền phức cho con cái, chúng còn phải đi làm, áp lực công việc cũng khá lớn, còn có gia đình của riêng mình nên không thể toàn tâm toàn ý phụng dưỡng cha mẹ. Vì vậy, tốt hơn hết là tìm một nơi nào đó, xây một căn nhà, mấy người chúng tôi cùng nhau chung sống, giúp đỡ lẫn nhau.‏

‏Ngôi nhà chúng tôi đang sống hiện tại cũng là do một người trong nhóm "Hoang Hữu" tìm được. Đây là một căn biệt thự nằm ở ngoại ô thành phố, giá cả không đắt lắm, mỗi người chỉ cần trả 3000 NDT (hơn 10 triệu VND). Lương hưu hiện tại của tôi là 6000 NDT-7000 NDT (20-30 triệu VND) nên hầu như không có gánh nặng gì. Ở đây cũng rất gần thành phố, đi lại mua sắm đều khá thuận tiện. 14 người chúng tôi đều cảm thấy rất hài lòng nên quyết định thuê nó và chuyển vào sống.‏

photo-1683344494295

‏Sau khi chuyển đến, chúng tôi sửa chữa lại một số thứ và bắt đầu cuộc sống mới. Bình thường mọi người cùng nhau đánh bài, nói chuyện, ăn cơm, buổi tối sẽ tổ chức hát karaoke. Những ngày đẹp trời, chúng tôi sẽ lái xe đến các thành phố xung quanh để thưởng thức những món ngon địa phương. ‏

‏Trong lòng chúng tôi đều hiểu rõ rằng không thể trông cậy vào con cháu được. Không phải vì chúng bất hiếu, mà vì chúng tôi đã có nhiều trải nghiệm trong việc chăm sóc người lớn tuổi. Chẳng hạn lúc bố tôi đổ bệnh, trong nhà có 4,5 anh chị em, có thể thay phiên nhau đến chăm sóc ông cụ, nhưng hiện tại nhiều gia đình chỉ có một đứa con, hai vợ chồng trẻ phải chăm sóc 4 người già thực sự rất cực.‏

‏Sống chung với con, bọn trẻ sẽ hình thành thói quen ỷ lại vào bố mẹ ở mức độ nào đó. Trong nhà xảy ra chút chuyện nhỏ cũng cần bố mẹ đến giúp đỡ. Bây giờ chúng tôi sống xa bọn chúng, tự nhiên chúng sẽ biết cách giải quyết những chuyện vụn vặt trong gia đình.‏

photo-1683344502937

Sau khi chuyển vào sống chung, chúng tôi tự giác kí với nhau một tờ giấy miễn trách nhiệm. Người già thường mắc phải một số bệnh như cao huyết áp, tim mạch… Trong quá trình sống chung với nhau nếu không may xảy ra bất trắc gì thì phải tự chịu trách nhiệm. Điều này nhằm giảm bớt gánh nặng cho người sống chung và tạo cảm giác an tâm cho người thân.‏

‏Bây giờ thỉnh thoảng chúng tôi vẫn liên lạc với các con, khoảng 1 tuần 1 lần về thành phố thăm cháu. Nếu cuối tuần chúng rảnh rỗi cũng có thể đến chỗ chúng tôi chơi. Tương lai nếu không xảy ra vấn đề gì, chúng tôi dự định sẽ tiếp tục sống như vậy.‏

‏Khái niệm "dưỡng lão theo nhóm" thực ra có nguồn gốc từ phương Tây, những người bạn cùng chung suy nghĩ, không ỷ lại vào con cái sẽ dọn đến sống chung với nhau, cùng ăn uống vui chơi. Việc này vừa có thể san sẻ chi phí sinh hoạt vừa giúp an ủi sự trống vắng ở tuổi xế chiều.‏

Vậy làm sao để sống theo kiểu "dưỡng lão theo nhóm"?

1. Phải có khả năng tài chính nhất định

‏Chi phí dưỡng lão theo nhóm thường đắt hơn so với kiểu truyền thống vì ngoài tiền thuê nhà, nếu muốn có cuộc sống chất lượng cao thì còn phải có yêu cầu về mặt thực phẩm, vệ sinh… Bên cạnh đó, những người sống cùng nhau cần có điều kiện kinh tế tương đương nhau. Ví dụ những người có điều kiện tốt thường sẽ thích tận hưởng cuộc sống trong khi đó những người có điều kiện kém hơn sẽ không thích tiêu xài phung phí, điều này dẫn đến mâu thuẫn và khoảng cách khi sống chung.‏

photo-1683344510699

2. Có sức khỏe ổn định

‏Thông thường người lớn tuổi sống chung với nhau phải có khả năng tự chăm sóc bản thân. Mọi người tụ họp lại với nhau để sống tốt hơn chứ không phải để nhận được sự chăm sóc tốt hơn. Do đó những người mắc bệnh mãn tính hoặc không có khả năng tự chăm sóc bản thân thì có thể không phù hợp với lối sống này.‏

photo-1683344517967

3. Tính cách cởi mở, vui vẻ hòa đồng

‏"Dưỡng lào theo nhóm" là một hình thức sống tập thể, vì vậy đòi hỏi cần có sự giao lưu hợp tác với mọi người xung quanh để hoàn thành những công việc trong quá trình chung sống. Những người lớn tuổi sống khép kín rất khó hòa nhập vào nhóm chung và điều này chắc chắn sẽ mang lại nhiều phiền phức cho họ.‏

photo-1683344528064

Người lớn tuổi thường có thói quen sinh hoạt riêng. Mối quan hệ bạn bè dù tốt đẹp nhưng khi sống chung chưa chắc đã hoàn hảo như trong tưởng tượng.

Theo số liệu thống kế mới nhất, dân số già ở Trung Quốc vào năm 2018 là khoảng 250 triệu người. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 487 triệu người vào năm 2050. Trong đó, 90% các biện pháp chăm sóc người già hiện nay là chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, dưỡng lão kiểu truyền thống đang đối mặt với nhiều khó khăn, một số người già phải tự nghĩ ra cách để "cứu mình". Họ hẹn những người bạn tốt cùng nhau thành lập các nhóm dưỡng lão tạo thành trào lưu "dưỡng lão theo nhóm".

Mỗi người đều phải đi đến dốc bên kia của cuộc đời, sớm muộn gì cũng phải đối mặt với vấn đề nghỉ hưu dưỡng lão. Lựa chọn cuộc sống thế nào khi về già là câu hỏi là tất cả mọi người đều cần phải suy nghĩ cẩn thận.

Lưu Ly (nguồn Sohu)

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›