- Sau nửa đời người, hội tụ đủ 3 điều này, gia đình ắt lộc phúc viên mãn
- Gia đình có 3 ‘điểm vàng’ này càng sống càng phúc dày, con cháu đời sau ăn nên làm ra: Nhà bạn có thuộc nhóm này?
- 2 dấu hiệu nhận biết bạn có phải là người có phúc khí hay không: Đặc điểm càng rõ ràng phúc khí càng sâu rộng, không mời tự đến!
Chưa cần biết tài năng đến đâu nhưng một người nếu không sớm loại bỏ 3 điều này thì khó làm nên nghiệp lớn.
Tăng Quốc Phiên là một trong "tứ đại danh thần phục hưng" cuối thời nhà Thanh. Ông có con đường quan lộ vô cùng đặc biệt khi thăng liền 10 cấp chỉ trong 9 năm, lập nên đại công danh.
Cuộc đời ông đã đạt đến đỉnh cao trong 3 điều bất hủ của cổ nhân là "lập đức, lập công, lập ngôn". Không ít triết lý nhân sinh của Tăng Quốc Phiên để lại cho hậu thế vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Ông cho rằng nam giới muốn làm việc lớn thì nhất định phải loại bỏ 3 điều này. Đâu cũng chính là 3 “không” giúp ông đạt được đến chức quan Nhị phẩm.
1. Không tham lam
Lòng tham là bản năng của con người. Sau khi đạt được điều gì đó, nhiều người không kìm chế được ham muốn của mình. Họ không nắm vững nguyên tắc chấp nhận thực tại để rồi phải trả giá cho lòng tham không đáy của mình.
Tham lam ở đây chính là đòi hỏi, mong cầu những thứ mà mình không cần. Tham lam mang đến rất nhiều tai hoạ. Vì tham mật mà ruồi chết, tham mồi mà hổ chết. Con người cũng vậy, tham lam đánh cược càng lớn, mất đi càng nhiều.
Năm xưa Tăng Quốc Phiên dẹp loạn, cũng nhờ giữ cho lòng không tham. Ông không vì ham công lớn mà làm hỏng đại sự. Cảm giác đánh được thì đánh, không đánh được thì rút quân. Thấy có lợi dễ dàng thì sẽ nghi ngờ, biết điểm dừng ở đâu. Khi có thành quả thì chia sẻ cho những kẻ dưới quyền. Nhờ giữ được lòng trung chính, ông đã lập nên đại công, trở thành đại danh thần có công trung hưng nhà Thanh.
2. Không lười biếng và kiêu ngạo
Con người muốn đạt thành tựu trong một lĩnh vực nào đó thì phải siêng năng, chăm chỉ. Một khi đã có thói lười biếng thì thành tích dù cao đến đâu cũng không bền lâu. Chính vì lý do này nên ông luôn đau đáu rặn dạy con phải cần cù chăm chỉ. Bởi theo ông "lao động sẽ được quỷ thần tôn trọng".
Chăm chỉ sẽ giúp bạn đạt được danh vọng và tiền tài. Song khi đứng trên đỉnh cao đó rồi, Tăng Quốc Phiên cho rằng con người không được kiêu ngạo và lỗ mãng. Bởi ông nhận định những kiểu người như vậy dù có tài giỏi đến đâu cũng dễ gặp phải chỉ trích và bị cấp trên ruồng bỏ. Thực tế, điều này sẽ dẫn đến mọi ganh ghét, đàn áp và đấu đá lẫn nhau.
Cổ nhân thường nói: Cậy tài khinh người. Người tài thường nhanh nhẹn, tài trí nên có thể nhanh chóng nhận biết cơ hội và nảy ra những ý tưởng hay ho. Tuy vậy, điều duy nhất khiến họ thất bại là vì tính cách kiêu ngạo của chính họ.
Họ luôn phớt lờ người khác, cho rằng mình đã đủ giỏi và không cần học hỏi gì từ những người xung quanh. Vì vậy, một khi đã kiêu ngạo, những người này sẽ trở nên tự cao, tự đại và tự đắm chìm vào vòng hào quang bản thân tự tạo ra mà không để mắt đến những lời nói của người khác. Cứ như vậy, thất bại là điều dễ dàng.
Vì vậy, ông khuyên hậu thế nên rèn luyện tính điềm đạm và cẩn trọng.
3. Không đấu lợi với tiểu nhân
Khi Tăng Quốc Phiên mới nhậm chức ở Hàn Lâm Viện, cấp trên của ông tổ chức mừng thọ cho cha, mời ông đến tham dự. Lúc ấy Tăng Quốc Phiên mới làm quan, bổng lộc cũng rất ít, cuộc sống khá thiếu thốn, không có tiền để chuẩn bị lễ vật đi dâng quan trên. Hơn nữa, ông cũng cực kỳ ghét những buổi tiệc thực chất là để vơ vét như thế này. Vì vậy ông nhất quyết không đi. Viên quan kia rất tức giận.
May mắn rằng lúc đó Tăng Quốc Phiên nhờ tài năng của mình thăng liền mấy cấp, rất được trọng dụng, viên quan kia dù giận như thế nào cũng chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt.
Nhưng sau đó, Tăng Quốc Phiên mắc lỗi, hạ liền mấy cấp, lại về dưới quyền của viên quan kia. Không lâu sau, ông ốm nặng, xin phép ở nhà tu dưỡng. Biết là cơ hội báo thù đã đến, viên cấp trên kia liền quát mắng rằng: "Ngươi mới bị giáng chức, lại ngay lập tức đã xin nghỉ, không chăm chỉ làm việc, ngươi xem thường ta sao?". Tăng Quốc Phiên đành phải tiếp tục lo công việc trong lúc đau bệnh. Chỉ cần có cơ hội là viên quan kia lại quát mắng, vạch lỗi của ông. Dùng lời nói xấu đi dèm pha ông ở khắp nơi.
Tăng Quốc Phiên coi như không có gì xảy ra, vẫn một lòng một dạ làm tốt công việc của mình. Sau này, lập được đại công, quyền cao chức trọng, ông cũng chẳng thèm để ý tới viên cấp trên đã làm khó mình khi xưa. Ông nói: "Kẻ sĩ có ba thứ không đấu: Không đấu danh với quân tử, không đấu lợi với tiểu nhân, không so khéo với trời đất".
Đối với bậc tiểu nhân và những việc nhỏ nhặt, nếu cứ so đo thì vừa lãng phí thời gian lại lãng phí cả trí lực. Dây dưa, so đo với tiểu nhân bạn sẽ không giải quyết được gì. Vậy tại sao không dùng thời gian và trí lực đó để rèn luyện bản thân, làm nên đại sự.
Không đấu đá, so đo còn có thể giảm bớt địch nhân, không lo bị người khác hãm hại, tiết kiệm thời gian và cũng giúp ta an nhiên. Thử hỏi, nếu lúc nào cũng lo hại người và phòng người hại, cuộc sống của bạn sẽ vô cùng mệt mỏi.
Tags