3 loại 'bệnh vặt' mà gia đình nghèo hay mắc phải, nếu cha mẹ không chịu sửa đổi thì con cái sau này khó có thể đổi đời

Thứ Tư, 02/11/2022 16:09 GMT+7

Google News

Nếu không nhanh chóng thay đổi, đáng buồn, tương lai của con bạn sẽ rất u ám.

Cách dạy con ít người làm được của 'Vua pha lê': Có gian khổ mới có hạnh phúc, so sánh không phải là cách giáo dục

Cách dạy con ít người làm được của 'Vua pha lê': Có gian khổ mới có hạnh phúc, so sánh không phải là cách giáo dục

Chấp nhận từ thiện 12 tỷ NDT, Tào Đức Vượng bắt con trai phải làm những công việc chân tay nặng nhọc nhất trước khi có được vị trí giám đốc của công ty.

Trước đây, ai cũng nghĩ gia đình nghèo khó, con cái tất nhiên sẽ hiếu thuận, hiểu chuyện và biết phấn đấu hơn. Nhưng ngày nay, cha mẹ của những gia đình nghèo khó thường mắc phải một số sai lầm khi giáo dục con cái, việc giáo dục sai cách dẫn đến những "bệnh vặt" khó bỏ của con, nếu con cái không sửa kịp thì tương lai khó mà thành tài được.

Vậy đó là những "bệnh vặt" nào?

1. Không có chí tiến thủ, chấp nhận hiện trạng

Tại sao một số gia đình cứ mãi nghèo? Thực tế, chủ yếu là do hệ tư tưởng của họ quá bảo thủ và tiêu cực.

Những gia đình này thường có tâm thái chấp nhận hiện trạng, họ sẽ cảm thấy tiền lương hàng tháng đủ chi tiêu cho bản thân, con cháu là ổn rồi, không cần phải cố gắng gì thêm. Nếu bạn thực sự luôn giữ kiểu suy nghĩ bằng lòng với hiện trạng như thế này, thì dù bạn làm gì, bạn cũng sẽ không muốn đạt được sự phát triển cao hơn.

Hiện nay, loại "tư duy người nghèo" này đang làm không ít gia đình bị mắc kẹt lại vòng quay lẩn quẩn của sự nghèo khó, nguy hiểm hơn nữa là cha mẹ còn đang không ngừng truyền lại lối suy nghĩ này cho con cái. Kết quả là, trẻ không bao giờ biết nỗ lực để thay đổi bản thân, chỉ biết khoanh tay chấp nhận hiện trạng.

Chú thích ảnh
Cha mẹ của những gia đình nghèo khó thường mắc phải một số sai lầm khi giáo dục con cái - Ảnh: pinterest

Tất nhiên, không có gì sai khi ta biết hài lòng với tất cả những gì mình đang có, nhưng con người đều đang đi lên, thế giới này đang không ngừng phát triển, chỉ có làm việc chăm chỉ hơn mới có thể khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn, điểm mấu chốt chính là hai chữ "thú vị" này, bạn kiếm nhiều tiền hơn để làm gì? Không phải vì tham tiền, hay quyền lực, bạn mở rộng khả năng tài chính của mình là để nhìn thế giới được rộng hơn, trải nghiệm cuộc sống được đa dạng hơn, để nuôi dưỡng ước mơ, v.v. Nếu có một lý do thật ý nghĩa mà bạn còn không chịu nỗ lực thì đó không phải là bạn biết hài lòng với mọi thứ, mà là bạn thật sự không có tài cán để chiến thắng cuộc sống này.

2. Thói quen tiêu xài hoang phí, thỏa mãn nhu cầu mua sắm không thiết thực

Với sự phát triển nhanh chóng của internet, nhiều trẻ em dần có thói quen tiêu xài quá độ, loại hành vi này rất không được khuyến khích.

Chúng ta, ai cũng không biết thu nhập của ngày mai sẽ như thế nào và liệu chúng ta có thể tiếp tục duy trì các chi phí cơ bản nổi hay không, cho nên việc tiêu tiền bừa bãi là một điều hết sức rủi ro. Nếu tiêu xài hoang phí trong thời gian dài có thể dẫn đến một số nợ nần chồng chất, tự nhiên sẽ không giàu lên được.

Nguyên nhân khiến trẻ có những hành vi tiêu xài mù quáng như vậy thực ra là do một số bậc cha mẹ đã truyền cho con cái quan niệm tiêu dùng của chính mình. Nhà càng nghèo thì càng tiêu tiền hoang phí, do những người lớn này thường thích giữ thể diện trước người ngoài, từ đó mà trẻ con đã bắt chước làm theo.

Trong trường hợp này, nếu muốn giúp tương lai con thoát nghèo là rất khó, họ không cố gắng phấn đấu cho ngày mai mà chỉ biết tiêu xài cho ngày hôm nay, tính cách như vậy đương nhiên là không thể giàu nổi.

3. Hoàn toàn không có ý thức quản lý tài chính

Chú thích ảnh
Cha mẹ phải chú ý đến việc dạy trẻ hiểu đúng về tiền bạc - Ảnh: pinterest

Nhiều đứa trẻ sinh ra trong những gia đình khá giả, hoặc thậm chí từ những gia đình tương đối giàu có, hầu hết chúng đều biết cách tiết kiệm. Cha mẹ chúng sẽ dạy cho trẻ cách quản lý tiền bạc và cách làm cho bản thân tự tin, dần dần trẻ sẽ tự nhiên có ý thức quản lý tài chính vững vàng.

Vì chúng lớn lên trong một môi trường dạy chúng biết cách lập kế hoạch cho cuộc sống tương lai của mình, nhờ đó mà những đứa trẻ này luôn biết cách tiết kiệm một số tiền cho bản thân. Thêm nữa, những đứa trẻ như vậy cũng thường dạn dĩ hơn, có nhận thức đúng về tài chính, có thể ý thức được một đạo lý là "tiền làm ra tiền", biết hoạch định cho cuộc sống thì tự nhiên sau này chúng sẽ không nghèo.

Còn những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình không tốt từ nhỏ, hầu hết chúng đều sống rất buông thả, không có ý thức quản lý tài chính, cũng như không biết cách tiết kiệm. Mặc dù có thể tương lai chúng cũng kiếm ra tiền nhưng chung quy thì cũng sẽ vào túi này ra túi kia mà thôi, hoàn toàn không có ý thức phòng ngừa cho tương lai.

Để một gia đình có thể ngày càng giàu thì khái niệm về tiền bạc và tiêu dùng là những "điểm kiến thức" không thể thiếu. Nếu cha mẹ chi tiêu tiền bằng với số tiền kiếm được, hoặc thậm chí còn tiêu hết tiền trước khi kiếm được thêm, thì con cái của họ tự nhiên cũng sẽ không biết cách làm việc chăm chỉ để kiếm tiền.

Cha mẹ phải chú ý đến việc dạy trẻ hiểu đúng về tiền bạc. Thực tế, nếu cha mẹ không tạo cho trẻ một thói quen tốt từ khi còn nhỏ thì khi lớn lên sẽ rất khó sửa đổi. Vì vậy, khuyến cáo các bậc phụ huynh, nhất là các bà mẹ phải quan tâm đến con em mình nhiều hơn, đặc biệt trong việc sử dụng tiền tiêu vặt.

Như Quỳnh

Theo Sohu

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›