- Tân Hoa hậu Việt Nam 2022 thắng giải "Người đẹp thể thao" nhờ bài tập quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách tập chuẩn
- Chuyên gia Nhật Bản "mách" quy tắc để có tiền tỷ ở tuổi 30: Cách kiếm không bằng cách tiêu, người làm được điều này muốn nghèo cũng khó
- Một vật nhỏ chưa đến 1mm từng khiến Trung Quốc 'mất ăn, mất ngủ' vì không chế tạo được: Nghiên cứu suốt 5 năm, tiêu tốn 60 triệu USD mới tự sản xuất thành công
Không còn khả năng khạc ra lửa, những chiếc xe tăng trở thành đống phế liệu, phải dầm mưa dãi nắng hàng thập kỷ.
1. Nghĩa địa xe tăng khổng lồ tại thành phố Kharkiv, Ukraine
Tại Ukraine có một khu vực rộng lớn được coi là "nghĩa địa xe tăng", đặt tại nhà máy Kharkiv, cách biên giới Nga khoảng 40 km. Đây là nơi tập kết của hơn 400 cỗ máy chiến tranh cũ kỹ mà quân đội loại khỏi biên chế chiến đấu.
Theo Dailymail, trước đó, "nghĩa địa xe tăng" này từng là một nhà máy sửa chữa xe tăng lớn, tuy nhiên sau khi phá sản vào năm 1991, nơi đây đã bị bỏ hoang và dần chìm vào quên lãng. Trong thời kỳ đầu của những năm 1960 và 1970, nhà máy Kharkiv đã sửa chữa hơn 60 xe tăng và 55 động cơ mỗi tháng. Giờ đây, hàng chục động cơ xe tăng và các thiết bị máy móc cũ kỹ khác nằm la liệt, bị mài mòn trước sự khắc nghiệt của thời tiết và thời gian.
Khắp nơi là cảnh những cỗ máy cũ kỹ xếp hàng và nằm im lìm. Tháp pháo của nhiều xe tăng đã không thể đứng vững mà gục xuống. Theo dòng chảy của thời gian, cỏ dại đã mọc um tùm và cao ngang phần tháp pháo của nhiều xe. Đến phụ tùng của những con quái vật sắt cũng nằm la liệt bên trong các nhà xưởng.
2. Sierra Army Depot - kho lưu trữ của Quân đội Mỹ
Sierra Army Depot (SIAD) vốn là một kho lưu trữ trước khi trở thành nơi lưu trữ các "quái vật bằng sắt" của Quân đội Mỹ. Được xây dựng vào năm 1942, nằm gần cộng đồng chưa hợp nhất của Herlong, California, Sierra Army Depot là một trong một số những cơ sở lưu trữ đạn dược nằm sâu trong đất liền để an toàn trước cuộc tấn công.
Theo trang atlasobscura, địa điểm được mô tả là "đủ gần các cảng Thái Bình Dương, nhưng đủ xa bờ biển để tránh các cuộc tấn công có thể xảy ra." Nó cũng là vùng ít mưa xảy ra, giúp giảm thiểu nguy cơ máy móc rỉ sét. Sau này, địa điểm này đáp ứng được yêu cầu khô ráo và biệt lập nên được chọn để làm kho vũ khí và vật tư tổng hợp của quân đội Hoa Kỳ.
Theo ước tính thì căn cứ khổng lồ này chứa hơn 26.000 xe bọc thép. Chúng trở thành một thành phần đáng chú ý nhất của kho chứa rộng 36.000 mẫu Anh - nơi nghỉ dưỡng của nhiều xe bọc thép, xe kéo, xe tải và các phương tiện khác của quân đội Mỹ.
Hiện nay, Sierra Army Depot còn thực hiện nhiều nhiệm vụ hậu cần và duy trì lâu dài khác nhau. Từ tiếp nhận thiết bị, chăm sóc, lưu trữ đến sửa chữa, thiết lập lại tất cả các hệ thống nhiên liệu. SIAD có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập lại thiết bị, vận hành lắp ráp thiết bị mới, vận hành đào tạo, duy trì kho dự án đang hoạt động và sứ mệnh phân phối lại cho các hạng mục. SIAD cũng đã thành lập một Trung tâm End-of-First Life cho các phương tiện chiến đấu và phi chiến đấu.
3. Nghĩa địa xe tăng ở Rockensussra, Đức
Nằm sâu trong cánh rừng Thuringia của Đức, cách thủ đô Berlin 300 km về phía tây nam có một nghĩa địa xe tăng rộng lớn. Đây là nơi hàng nghìn xe tăng, thiết giáp cũ của Đức được xếp hàng ngay ngắn và trật tự, nằm yên nghỉ cho đến ngày chúng bị tháo dỡ hoàn toàn để làm sắt vụn.
Công ty vận hành nơi này là Battle Tank Dismantling GmbH Koch, thành lập vào năm 1991 và là đơn vị duy nhất ở châu Âu được NATO cấp phép trong lĩnh vực tháo dỡ xe tăng. Quá trình tháo dỡ những "quái vật sắt" bắt đầu sau khi nước Đức thống nhất. Tính đến giữa năm 2012, 16000 phương tiện đã được tháo dỡ thành công tại đây, trong số đó có 880 xe tăng Leopard 1, 203 xe tăng T-72 và hơn 1000 chiếc Marder.
Nhiều bộ phận được trả lại cho các nhà sản xuất để làm nguồn phụ tùng, linh kiện. Đồng thời kim loại quý chất lượng cao cũng được thu gom và tái chế. Phần lớn công việc hóa kiếp xe tăng sẽ được các nhân viên tiến hành bằng tay.
Người Do Thái vẫn giàu có và thành công bất chấp 2.000 năm lưu lạc: 'Chúng tôi không thông minh nhưng có tư duy khác biệt'
Tags