Khi cha mẹ còn đó, bạn còn có nơi để trở về. Khi cha mẹ đã qua đời, từ "nhà" cũng trở nên mất đi ý nghĩa vốn có rồi.
Đồng nghiệp Lưu Giang của tôi bảo năm nay sẽ không về ăn tết nữa. Tôi ngạc nhiên nói với cô ấy:
"Không phải một tháng trước, cậu còn nằng nặc đòi mau đến Tết để có thể về quê nghỉ ngơi, ăn món ăn mẹ cậu nấu sao?"
Lưu Giang nghe vậy liền nói với tôi:
"Lúc trước định là vậy, nhưng sao này kế hoạch đổ bể cả, giờ tôi còn nợ ngân hàng một khoản, làm gì còn mặt mũi mà về nhà nữa."
Hỏi ra mới biết, ngoài giờ làm việc, Lưu Giang còn hợp tác làm ăn với một người bạn đại học, cô ấy bỏ vốn, người kia bỏ sức, kết quả vẫn y lần đầu, thất bại và lỗ mất tận 145 nghìn nhân dân tệ (hơn 500 triệu VND) tiền tiết kiệm.
Tôi không biết phải nói gì hơn, dù sao đó cũng là lựa chọn của Tiểu Lưu. Thực ra cô gái này rất siêng năng, ở thành phố lớn phấn đấu bao nhiêu năm không hề dễ dàng gì, vậy mà tiền để dành đều tiêu sạch, chắc chắn trong lòng sẽ không thoải mái.
Sau vài ngày, Tiểu Lưu nói với tôi, chuyện cô ấy khởi nghiệp thất bại bị bố mẹ biết được. Họ chẳng những không trách cứ mà còn nói với cô:
"Ba mẹ không cần con phải tự trách, ai mà chẳng có lần thua cuộc, về nhà đi, cùng hai người chúng ta ăn bữa cơm đạm bạc là đủ."
Đây là cách mà ba mẹ cô ấy bày tỏ tình cảm cũng như cho cô ấy sự an ủi lớn nhất.
Cha mẹ không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần bạn có thể khỏe mạnh, hạnh phúc, ít nhất lễ tết vẫn có thể về nhà, vậy là ba mẹ vui rồi.
Thế giới của chúng ta, ngày càng rộng mở với bao điều mới mẻ. Trong khi thế giới của bố mẹ thì ngày càng nhỏ hẹp.
Đôi khi, hoàn thành chữ hiếu không nhất thiết phải là bạn cho ba mẹ bao nhiêu tiền; chỉ cần đơn giản bạn có thể về nhà, đi cùng họ là tốt rồi!
Cách đây một thời gian, tôi thấy một câu chuyện rất cảm động trên mạng:
Một cô bé 12 tuổi không cha không mẹ, phải ở nhờ nhà bà cô, nhưng hai ngày liền lại chưa được ăn gì, đói đến rã rời.
Một bà lão lớn tuổi đã phát hiện ra cô bé, bà không báo cảnh sát, mà bàn với bà cô kia, muốn nuôi cô bé này. Hai bên ký thỏa thuận đồng ý xong, bà liền lập tức đem cô bé về nhà nuôi dưỡng.
Cô bé học rất tốt, luôn đứng top, đậu vào đại học Nam Kinh, cuối cùng còn được nhận vào một ngôi trường ở Pháp. Khi cô bé tốt nghiệp, lúc đang chuẩn bị ký kết một hợp đồng rất nhiều tiền thì bà cô bé không may bị ngã đến hôn mê.
Đứng trước sự nghiệp và tình thân, cô bé kiên quyết lựa chọn bà của mình.
Người ta hay bảo rằng: "Gieo nhân nào thì gặp quả đó." Cô gái ấy đã minh chứng cho việc, không cùng dòng máu vẫn có thể thương yêu lấy nhau, miễn là chúng ta đối xử chân thành với đối phương!
Có người nói rằng khi bạn luyến tiếc thế giới bên ngoài, thì đừng quên rằng có người đã mang bạn tới thế giới này và mở ra một cánh cửa sổ cho bạn.
Khi chúng ta đi xa lập nghiệp, cũng đừng quên rằng phía sau lưng vẫn còn có ba mẹ già đang ngóng chờ.
Tình cảm ấy, sự quan tâm ấy, không có gì có thể thay thế được.
Trong quyển sách "Những ngày tháng lang bạt", điều tôi học được từ thế giới này chính là:
Thứ nhất: Rời khỏi nhà để có thể về nhà bằng cách thức tốt nhất.
Thứ hai: Bất luận bạn đang ở đâu trên thế giới này, chắc chắn nơi phương xa vẫn còn ai đó thắp đèn đợi bạn. Ba mẹ sẽ đang lo lắng và chờ mong bạn về nhà.
Nếu trong một năm, chúng ta chỉ có thể về nhà sum họp được với bố mẹ vào 7 ngày Tết, ở với họ nhiều nhất 11 tiếng mỗi ngày. Nếu bố mẹ bây giờ 60 tuổi, thì đến năm họ 80 tuổi, chúng ta chỉ có thể bầu bạn bên họ 1540 giờ, tức là 64 ngày.
Nếu mỗi tháng, bạn ở cùng họ 30 phút, thì một năm sẽ là 360 phút, tức 6 tiếng đồng hồ.
Sự tàn nhẫn của thời gian sẽ khiến chúng ta quên đi và hối tiếc rất nhiều điều mà bản thân đã bỏ lỡ.
Khi cha mẹ còn đó, bạn còn có nơi để trở về. Khi cha mẹ đã qua đời, từ "nhà" cũng trở nên mất đi ý nghĩa vốn có rồi.
Thế nên, nếu có thể, hãy cố gắng sắp xếp thời gian về nhà. Bởi vì đó chính là món quà tuyệt vời nhất mà bạn dành tặng bố mẹ của mình.
Tags