- Thế hệ kế cận gặt hái thành công rực rỡ trong các gia đình doanh nhân Việt: Khẳng định dấu ấn trên thương trường, đủ tâm, đủ tầm gánh vác cơ nghiệp lớn
- Cuộc sống hiện tại của Nguyễn Thành Vinh - Tiến sĩ Việt trẻ nhất được phong hàm PGS năm 39 tuổi: Sự nghiệp thành công, sở hữu cơ ngơi bạc tỷ, vi vu khắp trời Âu
- "Cơn nghiện" một đặc sản của châu Á lan sang Mỹ: Thành công ngoạn mục nhờ ứng dụng của Trung Quốc
Tuổi nào bạn cũng sẽ gặp phải áp lực đồng trang lứa. Với những người vừa bước qua ngưỡng 30, đó là việc tăng thu nhập, mua nhà, mua xe. Nếu không đạt được ngưỡng như mọi người xung quanh, liệu bạn có thấy bản thân mình thất bại?
Vì sao bạn luôn cảm thấy xung quanh toàn người lương cao?
Một chủ để nóng về lương trên mạng xã hội đang thu hút nhiều lượt thảo luận: “Tại sao giờ kiếm 10.000 NDT (hơn 30 triệu đồng) lại thấy quá bình thường nhỉ? Liệu mức lương 30 triệu hàng tháng có phải thước đo thành công của một người ở độ tuổi 30 không?”.
Bình luận của một người nhận được lượt tương tác cao đã viết thế này: “Con người và xã hội không thay đổi, nhóm những người có thu nhập hàng tháng trên 30 triệu đồng chỉ chiếm 5% nhưng họ có 95% tiếng nói trong xã hội. Họ rất tích cực lên tiếng, thậm chí khoe khoang, tạo cảm giác đi đâu cũng chỉ thấy người có mức lương này”.
Trên thực tế, dữ liệu khảo sát về "Phân phối thu nhập của Trung Quốc" do Viện nghiên cứu của Đại học Sư phạm Bắc Kinh công bố cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập khả dụng bình quân đầu người hàng tháng hơn 30 triệu đồng chỉ chiếm 0.61%.
Theo dữ liệu từ “Đánh giá và theo dõi chất lượng đào tạo sau đại học năm 2020 của Mycos”, sinh viên mới tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc có thu nhập hàng tháng (trước thuế) hơn 30 triệu đồng chỉ chiếm 4,3% tổng số của nhóm này. Bên cạnh đó, 68,1% trong số người có bằng cử nhân thu nhập hàng tháng dưới 6.000 NDT (~20 triệu đồng).
Nói cách khác, chưa đến 5% cá nhân kiếm được hơn 30 triệu đồng mỗi tháng. Trong số 100 người, chỉ có khoảng 5 người kiếm được số tiền này. Những gì chúng ta cảm nhận về “mặt bằng thu nhập 30 triệu đồng” chỉ là “bẫy” tâm lý chính bản thân tạo ra.
Nhiều người không phải không biết mức lương đại đa số mọi người đều dưới 30 triệu đồng nhưng vì sao họ vẫn thích bàn tán về chủ đề này? Thực tế xuất phát từ sự lo lắng về thu nhập của người khác, do tâm lý thích so sánh gây ra việc bạn chỉ chú ý đến những người lương cao hơn mình. Chỉ khi vượt qua mức trung bình của người khác, bạn mới cảm thấy tương lai của mình đầy hứa hẹn và tươi sáng. Còn nếu không đạt đến con số mơ ước, ngay lập tức bạn sẽ thất vọng, tự ti và bất mãn.
Nếu quan sát kỹ những người thành công, bạn sẽ nhận ra không có cột mốc cố định nào cho sự thành công. Có những người vô danh trước 30 tuổi nhưng lại toả sáng ở độ tuổi 40,50 thậm chí là 70. Trong khi đó, trong suy nghĩ của nhiều người lại mặc định 30 tuổi lương tháng chưa đến 30 triệu đồng thì cả đời sẽ không thể thành công.
Nhà tư vấn kinh doanh nổi tiếng Trung Quốc Lưu Nhuận từng nói: “Trước 35 tuổi, đừng quan tâm quá nhiều đến mức thu nhập”. Đó là bởi cuộc đời là đường tích luỹ dần dần, chỉ cần bạn không ngừng chăm chỉ và tiến bộ, dù ở độ tuổi nào bạn vẫn có thể toả sáng, thay vì bó buộc mình vào tiêu chuẩn của xã hội.
Nhiều người vẫn thường nói, hằng số duy nhất trên thế giới này là sự thay đổi, đặc biệt là trong thời đại Internet hiện nay. Lo lắng bắt nguồn từ sự thay đổi và không chắc chắn. Thật khó để chúng ta biệt lập với những thông tin bên ngoài, tách rời khỏi ảnh hưởng từ người khác vậy nên lo âu chính là cảm giác thường trực của mỗi người mỗi ngày.
Thất bại là khi bạn ngừng phát triển
Bản chất của vấn đề không phải bạn 30 tuổi hay lương tháng của bạn có đạt 30 triệu đồng hay không mà là năng lực cốt lõi thực sự bạn đang sở hữu, tư duy, nhận thức và những gì bạn đang làm mỗi ngày để đạt được mục tiêu. Điều nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tương lai mù mịt của một người là khi người đó ngừng làm gì đó để phát triển bản thân.
Học giả nổi tiếng Ngô Bách Phàm từng đề cập đến sự lặp lại nhận thức, nghĩa là sau khi đạt đến một điểm nhất định, mọi người sẽ bằng lòng với hiện trạng và cảm thấy mình không cần cải thiện hay tiến bộ. Nếu gặp phải biến cố, nhiều người sẽ tìm ho mình một lý do để tự an ủi bản thân, rồi tiếp tục an tâm dậm chân tại chỗ trong cái tổ ấm thoải mái do mình xây dựng.
Khi điện thoại thông minh lần đầu tiên ra mắt, Nokia khăng khăng phát triển điện thoại di động với mục tiêu "chất lượng tốt" mà không xét đến việc nhu cầu của người dùng đã mở rộng sang nhiều yêu cầu nâng cấp hơn như âm thanh, trò chơi và máy ảnh. Mặc dù chất lượng của Nokia vẫn rất ổn định nhưng vẫn không thể bắt kịp nhịp điệu phát triển đổi mới và đành ngậm ngùi rời bỏ thị trường.
Nếu bạn ngừng học tập, nâng cao các kỹ năng của bản thân, bạn sẽ dễ ngủ quên trong vùng an toàn, kiến thức trở nên lạc hậu và bị đảo thải khi thế giới thay đổi. Học thêm một kỹ năng, bạn sẽ bớt phải nói một lời nhờ vả giúp đỡ. Thành thạo một lĩnh vực, bạn có thêm một sử đảm bảo về tương lai của mình. Dù bao nhiêu tuổi, bạn vẫn có thể thành công khi duy trì tâm lý cải tiến liên tục, nâng cấp bản thân trong môi trường cạnh tranh và nắm bắt mọi cơ hội có thể.
Zhang Juncheng, chàng trai từng làm nhân viên bảo vệ tại Đại học Bắc Kinh, đã xuất sắc thi đậu khoa Luật trường ĐH danh giá này nhờ tự học. Sau khi tốt nghiệp, anh trở về quê hương và thành lập một trường dạy nghề, nơi đã tạo cơ hội cho nhiều học sinh nghèo ở quê anh thực hiện ước mơ của mình.
Cuộc đời mỗi người đều có dòng thời gian khác biệt. Một số người xung quanh bạn dường như đang đi trước bạn, và cũng có những người khác dường như đang đi sau bạn. Nhưng trên thực tế, mọi người đều có tốc độ riêng, đừng tốn thời gian để ghen tỵ hay cười nhạo nếu họ không đi song song với bạn. Tập trung vào bản thân là cách duy nhất giúp bạn gia tăng tốc độ và chiến thắng chính mình của quá khứ.
Tags