- Đầu năm nhắc sếp tăng lương, người EQ cao khôn khéo dùng cách này: Hữu hiệu hơn mọi lời nói
- Người có EQ cao thường hay nói 7 câu cửa miệng này, bạn "trúng" mấy câu?
- ‘Lời nói dối ngọt ngào’ của 'bố già cho vay trực tuyến Trung Quốc': Lừa 55.000 tỷ đồng từ 120.000 nhà đầu tư bằng một cách dễ không tưởng
Bất luận là công việc hay làm người, kẻ ngốc dùng mồm nói chuyện, người thông minh dùng đầu nói chuyện, kẻ trí tuệ dùng tâm nói chuyện.
Chúng ta phải chấp nhận mọi thứ mà cuộc sống đem đến cho chúng ta, dù tốt hay xấu. Nhưng tin vào định mệnh không có nghĩa là thừa nhận số phận, miễn là làm việc đủ chăm chỉ và suy nghĩ đúng đắn, bạn có thể thay đổi cái gọi là định mệnh.
Còn với những người không chịu nỗ lực thay đổi, lúc nào cũng chỉ biết than vãn, oán trách, nói năng hàm hồ thị phi thì số phận sẽ ngày càng kém, khó có thể thoát khỏi “mệnh khổ”.
Vì cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó. Hãy nhớ rằng, nên tránh xa 4 kiểu câu sau đây:
1. Lời nói phàn nàn, oán trời trách đất
Người xưa có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.”
Khi con người gặp phải chuyện gì không vừa ý thì trước khi oán trách trời đất, số phận hay người bên cạnh, chúng ta nên xem xét lại chính mình. Đầu tiên, hãy tự xem bản thân có làm gì sai không để kịp thời sửa chữa.
Nhiều người vừa mới bắt đầu gặp khó khăn đã bắt đầu oán trách. Họ không thấy những thiếu sót của bản thân mà chỉ mặc nhiên cho rằng số mình khổ, lúc nào cũng muốn tỏ ra mình là người bị hại.
Hãy nhớ rằng khi gặp khó khăn thì nên biết cách nhìn nhận lại bản thân, cố gắng hơn nữa bởi nếu chỉ biết oán trách thì cuộc sống càng nghèo khổ mà thôi.
Như người ta thường nói: "Không ai nghèo ba họ không ai khó ba đời." Cho dù nghèo khổ nhưng nếu làm việc chăm chỉ rồi cũng có ngày công thành danh toại. Ngay cả những người khi giàu rồi cũng phải luôn luôn nỗ lực để giữ được tài sản của mình. Vì thế, không có lý do gì mà chúng ta cứ thản nhiên chấp nhận “cái nghèo”, chỉ than trời trách đất mà không nỗ lực thay đổi bản thân.
2. Lời nói ngông cuồng
Có câu: "Trời cuồng ắt có mưa, người ngông ắt gặp họa".
Dù tài giỏi đến mấy, nếu ngông cuồng, trước giờ chưa bao giờ có được kết cục tốt đẹp. Kẻ trí thực sự là người biết tránh xa hai chữ "kiêu căng".
Bất kể một người dù có thành tựu đến đâu thì cũng đừng quá tự mãn, đừng chỉ coi bản thân mình là đúng, người khác đều sai.
Vốn dĩ núi cao còn có núi cao hơn, người giỏi luôn có người giỏi hơn. Nếu như một người sống không biết khiêm nhường, lúc nào chỉ biết khoe khoang thì sớm muộn cũng sẽ phải gánh hết những hậu quả.
Những người luôn giữ hòa khí với người khác thường là người được người khác tôn trọng, còn người ngông cuồng, dù vinh quang được chốc lát, nhưng sau lưng lại có khối người ghét bỏ.
3. Lời nói thừa thãi, gieo rắc thị phi
Nếu như có thời gian thì bạn nên ngồi tĩnh tâm rồi suy nghĩ về bản thân mình, đừng dành thời gian để “đưa chuyện” về người khác. Những câu chuyện như vậy đều rất vô nghĩa, không đem lại bất cứ giá trị nào cho bạn mà ngược lại, còn vô tình gieo rắc thị phi, ươm mầm tai họa.
Vốn dĩ không có ai là hoàn hảo, nên cái chuyện đi bàn luận đúng sai trong thiện hạ càng khiến bản thân trở nên khó khăn hơn mà thôi.
Có câu: "Ăn uống có thể linh tinh, nhưng tuyệt đối đừng nói bừa". Nếu ăn uống linh tinh, bạn chỉ bị đau bụng. Nhưng lời nói sai lầm, không chính xác lại có thể hủy hoại cả một đời người.
Do đó, kẻ trí luôn nói không với lời đồn, người thông minh chẳng tin điều nhảm nhí, kẻ khôn ngoan luôn biết lựa lời mà nói. Nói có sự xác thực, vừa là bảo vệ người khác vừa là bảo vệ chính bản thân.
4. Lời nói ác độc, gây tổn thương người khác
Lời nói chẳng mất tiền mua, vì nó miễn phí nên nhiều người dùng nó bừa bãi, không màng tới hậu quả. Họ cứ đưa ra lý do “khẩu xà tâm phật” để bao biện cho những câu nói vô ý vô tứ, gây tổn thương cho mọi người xung quanh.
Lời nói không ra đâu với đâu, chi bằng đừng nói; lời nói không có tâm, chi bằng im lặng. Bất luận là công việc hay làm người, kẻ ngốc dùng mồm nói chuyện, người thông minh dùng đầu nói chuyện, kẻ trí tuệ dùng tâm nói chuyện.
Nói lời tử tế giống như ngọn lửa ấm áp, ngược lại lời nói tổn thương lại sắc bén như ngọn giáo. Một câu nói bông đùa, có lẽ trong xã hội ngày nay sẽ không mang họa sát thân, nhưng làm xấu đi một mối quan hệ, gây tổn thương cho người khác là điều không thể tránh khỏi.
Thế nên trước khi nói chuyện thì nhất định phải cẩn thận, tránh làm tổn thương người khác, gieo vào lòng họ những điều bất thiện. Cuối cùng thì người chịu hậu quả lại chính là bản thân mình.
(*Nguồn: Aboluowang)
Tags