- Trung niên vừa về hưu đã vội tìm việc mới x2 thu nhập, người trẻ kêu trời: 'Làm việc 50 năm còn chưa đủ?'
- Lãnh đạo về hưu tiết lộ: Người hiểu 3 nguyên tắc này chẳng cần khoa trương, đi đâu cũng dễ thành công, nổi bật hơn người
- Lãnh đạo về hưu tiết lộ: Người thích làm 3 việc này đi đến đâu cũng không được coi trọng
1. CÁCH ĐẦU TƯ KHOẢN HƯU TRÍ
Một vấn đề nan giải phổ biến ở những người cao tuổi là đầu tư tiền tiết kiệm cả đời của họ vào đâu để họ không bị cạn tiền, ngay cả khi lạm phát xảy ra.
Dinesh Rohira, Người sáng lập & Giám đốc điều hành của 5nance.com, cho biết: “Ở độ tuổi 60, ít nhất 30% các khoản tiền là tài sản giúp đánh bại lạm phát và gia tăng sự giàu có.” Một số gợi ý đưa ra là đầu tư vào các blue chip - cổ phiếu của một công ty cổ phần có danh tiếng quốc gia về chất lượng, độ tin cậy và khả năng hoạt động có lãi trong những thời điểm tốt và xấu.
Khi bước vào độ tuổi 70, họ có thể giảm phần này xuống 10-20% tùy thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro mà họ có thể đối mặt, còn các khoản tiền mặt nên tăng lên 70-75% để đảm bảo tính thanh khoản cao, kịp thời chi trả cho các chi phí phát sinh.
Ở độ tuổi 80, họ có thể chuyển đổi toàn bộ các khoản đầu tư trở thành tiền gửi cố định tại ngân hàng, hoặc vàng, với mức độ an toàn cao.
2. CHI PHÍ Y TẾ CAO
Một trong những thách thức lớn nhất đối với người cao tuổi không chỉ là sức khỏe suy giảm, mà còn bao gồm cả các khoản chi phí liên quan tới y tế, trong bối cảnh lạm phát có thể khiến các chi phí đều tăng cao.
Các gói bảo hiểm y tế thường có thể giúp họ đỡ đần phần nào gánh nặng này, nhưng không bao gồm tất cả. Một vài đơn vị bảo hiểm tư nhân có thể đưa ra các điều kiện hấp dẫn, mang tính bảo vệ cao hơn, nhưng đi kèm với chi phí đắt đỏ hơn gấp nhiều lần.
Đồng thời, chất lượng hệ thống y tế tại nơi cư trú cũng là một vấn đề cần lo ngại. Nếu không được tiếp cận với một mạng lưới bệnh viện rộng khắp, cung cấp các phương pháp điều trị chăm sóc thích hợp, có đội ngũ y bác sĩ giỏi về chuyên môn, thì cuộc sống trung niên của mỗi người đều có thể rơi vào rắc rối.
3. MỐI NGUY VỀ GIAN LẬN, LỪA ĐẢO
Thời đại thay đổi mỗi ngày, đôi khi người trẻ còn không thể tránh việc bị lừa đảo, mất tiền oan nên rất khó để người lớn tuổi, không tiếp xúc nhiều với công nghệ, có thể tỉnh táo “né đòn”.
Theo một cuộc khảo sát toàn Ấn Độ của Tsaaro, một nhà cung cấp dịch vụ bảo mật dữ liệu và an ninh mạng, 53% người tham gia khảo sát từng gặp trường hợp người lớn tuổi mà họ quen trở thành nạn nhân của lừa đảo qua mạng.
Hầu hết người cao tuổi là mục tiêu dễ dàng cho các vụ lừa đảo tài chính không chỉ vì họ có khoản tiền hưu trí, mà còn vì họ không hiểu biết đủ về công nghệ, cũng như nhận thức thấp về các vấn đề quyền riêng tư.
“Những người trẻ tuổi đáng lẽ phải dành thời gian để liệt kê cẩn thận những điều nên làm và không nên làm đối với thanh toán kỹ thuật số, ứng dụng ngân hàng và giao dịch trực tuyến cho cha mẹ của mình. Người lớn tuổi cũng nên sử dụng điện thoại có màn hình hoặc phông chữ lớn, đọc rõ ràng các ký tự để tránh mất tiền do nhập sai số,” chuyên gia tư vấn tài chính Bhagavat, làm việc tại Hexagon Capital cho biết.
Họ nên được biết về những rủi ro khi chia sẻ mật khẩu, mã PIN và thông tin cá nhân cho người khác, cũng như việc tải xuống tệp đính kèm và gửi tiền đến các nguồn không xác định.
Một hành vi lừa đảo khác mà người cao tuổi dễ bị mắc phải là bán nhầm các sản phẩm tài chính. Họ mua những sản phẩm không phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh của mình, bị dụ dỗ bởi những lời hứa hẹn về lợi nhuận cao do nhân viên rao bán.
Rohira nói: “Con cái hoặc người thân nên trực tiếp tham dự vào quá trình đưa ra các quyết định tài chính và đầu tư, kể cả khi họ không giữ quyền sở hữu và quyền lựa chọn”.
4. CÁCH BIỆT VỀ THẾ HỆ
Mặc dù công nghệ là một yếu tố hỗ trợ cho những người cao tuổi đang ở một mình, nhưng nó cũng là một trở ngại đối với những người không thân thiện với công nghệ. Nhiều người cao tuổi bị thách thức nghiêm trọng bởi điện thoại thông minh, giao thức đăng nhập và lựa chọn menu trong giao diện người dùng.
Nếu không học cách tiếp cận, họ lại không thể hòa hợp với con cháu, các thế hệ đời sau, cũng như bị trói chân trong chính ngôi nhà của mình.
Tuy nhiên, do tuổi tác đã lớn, họ không phản ứng nhanh và ghi nhớ tốt. Điều này khiến con cháu hay mất bình tĩnh khi phải nhắc đi nhắc lại một vấn đề cho cha mẹ, ông bà của mình.
Điều này không chỉ xảy ra trong lĩnh vực công nghệ, mà còn hiển hiện trong nhiều khía cạnh khác của đời sống, từ quan điểm, góc nhìn, cho tới sở thích, hướng đi…
Tags