Theo Bác sỹ Thomas Perls, giáo sư y khoa tại Trường Y Chobanian & Avedisian thuộc Đại học Boston và là giám đốc Nghiên cứu về người sống tới trăm tuổi ở New England, hiện tại, cứ 5.000 người ở Hoa Kỳ thì có một người là những người trăm tuổi hoặc những người từ 100 tuổi trở lên.
Nghiên cứu lớn nhất và chuyên sâu nhất thuộc loại này, đã theo sát hơn 2.000 người từ 100 tuổi trở lên, kể từ năm 1995, để xác định xem một số yếu tố có góp phần giúp sống lâu hơn hay không.
Bác sỹ Perls cũng đã tạo ra một công cụ tính toán tuổi thọ ước tính độ tuổi mà bạn có thể sống, dựa trên câu trả lời cho các câu hỏi về tần suất bạn làm việc, tần suất khám bác sĩ, thói quen ngủ của bạn…
"Nếu bạn sắp 95 tuổi, vậy thì bạn làm được điều đó nhờ thói quen sức khỏe thực sự tốt", tất nhiên, sự may mắn và gen tốt, cũng là những yếu tố góp phần, bác sỹ Perls chia sẻ.
5 điều bạn nên làm hàng ngày để tăng cơ hội sống đến 90 tuổi
Quản lý mức độ căng thẳng của bạn.
Ngủ sớm và ngủ đàng hoàng.
Ăn uống lành mạnh: Tuân thủ chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải (Chế độ ăn Địa Trung Hải được bắt nguồn hay nói cách khác là lấy cảm hứng từ các loại đồ ăn truyền thống của các nước giáp biển Địa Trung Hải như Ý, Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha. Với chế độ ăn Địa Trung Hải thì trong khẩu phần ăn sẽ tăng các thành phần có lợi cho sức khỏe như cá, rau, củ, trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt, giảm các thành phần như thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt) hoặc Keto (là từ viết tắt của cụm "Keep Eating The fat Off", là chế độ ăn cắt giảm lượng carb nạp vào cơ thể ở mức tối thiểu nhất), ưu tiên thực phẩm toàn phần, chất béo lành mạnh, nhiều trái cây và rau quả. Ngoài ra, tránh ăn quá nhiều thịt đỏ
Tập thể dục thường xuyên: Tập những bài tập mạnh, rèn luyện sức bền hai lần một tuần và tập thể dục nhịp điệu ba lần một tuần, dù chỉ 10 phút mỗi ngày.
Không hút thuốc.
"Càng lớn tuổi, bạn càng khỏe mạnh"
Trong quá trình nghiên cứu, bác sỹ Perls nhận thấy rằng một số người e dè còn về việc sống lâu, điều này khiến họ không thấy được giá trị của việc duy trì các thói quen lành mạnh. "Có người cho rằng càng già bệnh càng nặng và họ không muốn sống đến tuổi đó. Đó thực sự là lý luận rất thiếu sót", bác sỹ Perls nói.
Trên thực tế, theo bác sỹ Perls, "bạn càng lớn tuổi, bạn càng khỏe mạnh."
Perls đã có cơ hội gặp gỡ nhiều người trăm tuổi, và một số người trong số họ thậm chí còn sống rất tích cực, anh nói với BU Today, một ấn phẩm của Đại học Boston.
"Tôi nhớ có một người phụ nữ, Celia, bà đã 102 tuổi và bà ấy hầu như không bao giờ có mặt ở nhà chung mỗi khi tôi đến thăm," bác sỹ Perls nói trong podcast của BU Today. "Tôi nghĩ có lẽ bà ấy ra ngoài gặp bác sĩ hay gì đó. Nhưng không, những lúc như vậy, bà ấy đang biểu diễn piano và chơi những bản nhạc thực sự phức tạp của Chopin."
"Phụ nữ giành chiến thắng trong cuộc đua marathon tuổi thọ"
Di truyền học cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Bác sỹ Perls nói: "Chỉ có khoảng 75% số người sống đến khoảng 90 tuổi là là nhờ những thói quen sống lành mạnh.
Ở tuổi 110, nó đảo ngược và tuổi thọ phụ thuộc nhiều hơn vào di truyền. Khi các nhà nghiên cứu phân tích 200 người từ 110 tuổi trở lên, họ phát hiện ra rằng khoảng 75% khả năng sống lâu như vậy là dựa trên sự kết hợp đúng đắn của các biến thể di truyền hiếm gặp."
Giới tính cũng là một nhân tố đáng để xem xét, vì khoảng 9 trong số 10 người trăm tuổi là phụ nữ.
"Phụ nữ giành chiến thắng áp đảo trong cuộc đua marathon tuổi thọ so với nam giới. Tôi cũng không rõ tại sao phụ nữ lại làm tốt hơn nhiều như vậy khi đến những độ tuổi khắc nghiệt nhất này", bác sỹ Perls cho biết.
Tags