- Nhà tuyển dụng: ‘Một cái bàn hình vuông có 4 góc, nếu cắt bỏ 1 góc, vậy còn bao nhiêu góc?’ - Những người trả lời 5 góc đều bị loại thẳng!
- Đi xin việc gặp bạn trai cũ là người phỏng vấn tuyển dụng, cô gái nhận triệu view khi kể lại trải nghiệm “quả báo” éo le của mình
- Nhà tuyển dụng: "Cho bạn 3,5 tỷ, bạn có bán bí mật của công ty không?" Người thông minh không bao giờ trả lời như thế này
- Nhà tuyển dụng hỏi: ‘Cho bạn 7 tỷ, đổi lại bạn phải đi tù 2 năm, bạn có chịu không?’ - Cô gái trả lời ‘bá đạo’ khiến nhà tuyển dụng ‘bội phục’
- "Săn" nhà tuyển dụng, Gen Z phát hiện bí mật việc tốt lương cao thường không đăng tuyển công khai
Suy nghĩ đằng sau mỗi câu trả lời quyết định con đường tương lai của mọi người nơi công sở.
Gần đây, một câu hỏi tuyển dụng đã trở nên rất phổ biến: "Nếu có 5 ly nước, mà có 6 lãnh đạo đến, bạn nên làm gì?"
Đây vốn là một câu hỏi phỏng vấn, nhưng khi được hỏi, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các trường danh tiếng đều không nói nên lời.
Thời đại Internet, mọi người đều có thể tự do nêu lên ý kiến, chủ đề này đã thu hút 670 triệu lượt đọc và 71.000 lượt thảo luận chỉ trong một ngày.
Có rất nhiều câu trả lời thú vị cho câu hỏi này:
- "Xin lỗi lãnh đạo, tôi đến muộn, tự phạt năm cốc"
- "Tôi chọn để bố tôi sa thải một lãnh đạo"
- "Trước đó có đọc được một câu trả lời, đổ năm cốc nước lên đầu tôi, mua vui cho các lãnh đạo"
- "Cố ý làm đổ nước"
Tuy nhiên, bên cạnh những câu trả lời mang tính giải trí như này, cũng có rất nhiều câu trả lời cho thấy tư duy tỉnh táo nơi công sở.
Covey, tác giả cuốn "Bảy thói quen của người làm việc hiệu quả", từng nói: "Thành tích cá nhân thường là sản phẩm của thói quen suy nghĩ".
Có thể nói, suy nghĩ đằng sau mỗi câu trả lời quyết định con đường tương lai của mọi người nơi công sở.
1. "Hãy đặt một cốc giữa hai nhà lãnh đạo, biến vấn đề của bạn thành vấn đề của họ"
Đây là câu trả lời nhận được nhiều like nhất nhưng phần lớn cư dân mạng lại thích nó chỉ vì nó khiến mọi người bật cười.
Rõ ràng, trong mắt của những người chín chắn, cách tiếp cận này là cực kỳ không nên.
Chỉ cần tôi không xấu hổ, thì người xấu hổ là người khác.
Trông thì có vẻ rất thông minh, nhưng bản chất là vứt lại vấn đề cho lãnh đạo, đây là điều đại kỵ ở nơi làm việc.
Có những vấn đề, dù bạn có cảm thấy khó khăn tới mấy, nhưng chỉ cần bạn thử đi giải quyết, vậy là bạn đã ghi điểm trong mắt lãnh đạo rồi.
Ray Dalio, người sáng lập quỹ Bridgewater, đã từng tổng kết năm bước cơ bản mà các nhà quản lý phải tuân theo nếu một công ty muốn đạt được bất kỳ mục tiêu nào:
1. Có mục tiêu rõ ràng.
2. Tìm ra những vấn đề ngăn cản bạn đạt được những mục tiêu này và không cho phép chúng tồn tại.
3. Chẩn đoán chính xác các vấn đề và tìm ra gốc rễ của chúng.
4. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
5. Làm bất cứ điều gì cần thiết để thực hiện các kế hoạch này và đạt được kết quả.
Ba trong số năm bước cơ bản này đều xoay quanh vấn đề, điều này đủ cho thấy người quản lý coi trọng vấn đề đến mức nào.
Vì vậy, khi gặp vấn đề trong công việc, việc dám đặt vấn đề lên bàn thảo luận là điều vô cùng quan trọng, ngoài việc không giấu giếm vấn đề, càng đừng nghĩ tới việc đẩy nó sang cho người khác.
Một thành viên của một đội biện luận từng nói: "Khi chúng ta chuyển giao trách nhiệm cho đối phương, chúng ta đồng thời cũng đang nhường quyền lực lại cho họ".
Việc đặt 5 ly nước trước mặt 6 nhà lãnh đạo tưởng chừng như chuyện nhỏ nhưng lại phản ánh sự trốn tránh vấn đề và trách nhiệm của một người.
Giá trị của một con người nơi công sở thực chất thể hiện ở khả năng giải quyết vấn đề của họ.
Khi bạn có thể chịu trách nhiệm giải quyết một vấn đề, ngay cả theo cách vụng về nhất, vấn đề hoàn toàn có thể trở thành cơ hội để bạn trở nên xuất sắc.
2. "Mau chóng đi lấy thêm một cốc nữa"
Không ít người bình luận: đây mới là đáp án tiêu chuẩn nhất.
Trông thì có vẻ không có gì đặc biệt, nhưng nghĩ kỹ lại, trên bàn có 5 cốc nước, 6 lãnh đạo tới, vậy thì phương án giải quyết trực tiếp nhất chẳng phải là đi rót thêm một cốc nữa ư?
Đây có lẽ là đáp án mà ai cũng có thể nghĩ tới.
Nhưng có một điều khó giải thích đó là vì sao khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này, những sinh viên tốt nghiệp lại im lặng tập thể?
Nguyên nhân sâu sa là mỗi người đều có những lo lắng: nếu bây giờ chạy đi rót nước, lãnh đạo sẽ biết tôi rót thiếu một cốc, sẽ nghĩ tôi làm việc không chu đáo.
Nhưng lãnh đạo có thực sự suy nghĩ nhiều như vậy không?
Dự án nhiều như vậy, nhiệm vụ cũng không ít, lãnh đạo chỉ quan tâm công việc có phát triển đúng tiến độ hay không, làm gì có thời gian đi phân tích nhiều hơn hay ít hơn một ly nước.
Tôi từng đọc qua cuốn tiểu thuyết của Anton Pavlovich Chekhov có tên "Cái chết của một viên chức".
Trong câu chuyện, viên chức Tchervviakov lúc đang xem kịch đã không cẩn thận hắt xì vào đầu của một tướng quân ngồi hàng ghế phía trước.
Đủ loại suy nghĩ khủng khiếp bắt đầu xâm chiếm tâm trí Tchervviakov.
"Có khi nào ông ấy sẽ vì chuyện này mà thù mình không?"
"Ông ấy liệu có biết sếp của mình hay không?"
"Có khi nào mình sẽ bị mất việc hay không?"
Anh lập tức xin lỗi vị tướng quân, vị tướng quân nói "Không sao", nhưng anh vẫn cảm thấy không yên tâm bởi giọng điệu của vị tướng quân rất bình thản, có khi nào vẫn giận, có khi nào có ẩn ý gì đó.
Anh vẫn cố xin lỗi thêm rất nhiều lần, vị tướng quân bắt đầu thấy phiền phức, quát lớn: "Ngồi xuống, ta muốn xem kịch."
"Thấy chưa, ông ấy quả thực vẫn đang giận mình", Tchervviakov càng hoang mang hơn.
Ngày thứ hai, anh đặc biệt cạo râu, ăn mặc lịch sự, tới phòng làm việc của tướng quân để xin lỗi. Kết quả vừa đến đã bị đuổi ra ngoài.
Thấy tướng quân tức giận như vậy, cảm giác như bị tuyên bố tử hình, Tchervviakor thất thần trở về nhà, hai chân mềm nhũn quỳ xuống đất, chết vì sợ.
Câu chuyện tuy cực đoan, nhưng cũng đủ để chứng minh, rất nhiều khi, là bạn nghĩ như vậy, chứ không phải lãnh đạo nghĩ như vậy.
Ở nơi làm việc, thay vì tốn thời gian đi đoán ý lãnh đạo, chi bằng dành thời gian đi nghiên cứu, làm tốt nhiệm vụ của mình.
3. "Dịch bệnh, tốt nhất nên uống nước chai, sau đó lựa thời cơ bỏ 5 cốc nước đi"
Đây là cách làm được khen ngợi là nhanh trí nhất.
Không chỉ thành công giải quyết vấn đề, còn tránh được sự gượng gạo.
Có người sẽ hỏi, đây lẽ nào không phải là đang trốn tránh vấn đề ư?
Hoàn toàn ngược lại, phương án giải quyết vấn đề không nhất thiết phải rơi vào tư duy cố hữu của khung vấn đề.
Khi Zhao Ming vừa được thăng chức làm chủ tịch của Honor, vừa hay gặp dịp quảng bá của các nền tảng thương mại điện tử khác nhau dịp 618.
Vấn đề mà Zhao Ming gặp phải là khá lớn, anh ấy chưa có thời gian để tối ưu hóa giá thành sản phẩm, điều đó có nghĩa là so với các đối thủ cạnh tranh, họ không thể quảng cáo nhiều hơn trong dịp này.
Đối mặt với vấn đề khó giải quyết bằng tư duy thông thường này, Zhao Ming đã rất nhanh nhạy quan sát tâm lý người tiêu dùng:
Thì ra 618 và 11/11 đã diễn ra nhiều năm, cái gọi là giảm giá chỉ là một mánh khóe, phần lớn các nhà sản xuất chỉ là lợi dụng giá thấp để xả hàng tồn kho, điều này không thực sự khiến người tiêu dùng cảm thấy "có lợi".
Vì vậy, Zhao Ming đã đưa ra một quyết định khiến mọi người bất ngờ, thay vì giảm giá chiếc điện thoại di động Honor vào dịp 618 thì anh lại "tăng" giá thêm 1 nhân dân tệ, 1 nhân dân tệ này có thể đổi được nhiều phiếu giảm giá tiêu dùng hữu ích hoặc vé xem phim.
Hiệu quả của kế hoạch quảng cáo này ngay lập tức được nhìn thấy, Honor lập tức tạo ra kỷ lục bán hàng mới dịp 618, một khởi đầu tốt tới với Zhao Ming.
Steve Jobs từng nói: "Đừng hỏi người khác họ cần gì, việc của bạn là cung cấp những thứ người khác cần nhưng lại không hề biết điều đó".
Bạn có thể lo rằng nhà lãnh đạo sẽ phàn nàn về việc thiếu một cốc nước, nhưng điều mà nhà lãnh đạo thực sự quan tâm là nước uống đã tiếp xúc với không khí trong cốc giấy, không an toàn cho lắm.
Và khi bạn có cái nhìn sâu sắc về nhu cầu này, thay thế ngay bằng nước đóng chai, vậy thì "6 lãnh đạo nhưng chỉ có 5 ly nước" sẽ không còn là vấn đề nữa.
Điều này đòi hỏi chúng ta phải học cách bước ra khỏi tình huống trước mắt và suy nghĩ về các giải pháp cho vấn đề từ những quan điểm khác nhau.
Khi bạn cảm thấy rằng bạn đang ở cuối con đường, bạn cũng có thể thay đổi một con đường khác, và biết đâu một tương lai tươi sáng khác sẽ được mở ra.
Lời kết
Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này, bởi mỗi người đều có cách tư duy riêng, và mỗi cách tư duy tương ứng với một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau.
Carl Jung từng nói: "Đối với tất cả mọi người, có hai con đường dẫn đến thành công, một là bản thân sở hữu những yếu tố cần thiết để thành công, hai là nhận được những yếu tố cần thiết để thành công từ người khác".
Một mặt, làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu trong cách suy nghĩ của chính bạn, mặt khác, hãy giữ cho tâm trí của bạn cực kỳ cởi mở và có thể lấy cảm hứng từ quan điểm của người khác khi gặp vấn đề.
Cuối cùng, nếu người phỏng vấn hỏi bạn: Có 5 ly nước mà 6 lãnh đạo đến, bạn sẽ làm gì?
Tags