- Đi làm đã mệt mỏi, nam thanh niên còn bị công ty sa thải vì không tham gia tiệc tùng cùng sếp và đồng nghiệp
- Thất nghiệp 10 tháng, HLV bị sa thải 2 lần ở Việt Nam được Thái Lan bổ nhiệm khiến fan sốc nặng
- 3 dấu hiệu báo việc công ty sắp sa thải bạn: Người khôn ngoan ắt làm 3 điều để ra đi trong tư thế ngẩng cao đầu!
- Cùng làm một việc, người được tăng chức, người bị sa thải: Sếp chỉ ra 10 loại người không bao giờ có lương cao, càng không có cửa thăng tiến!
"Khoảng cách giữa các bạn học với nhau không chỉ là số tiền lương, mà còn là khoảng cách toàn diện giữa con người về tư duy, tầm nhìn tri thức, giá trị tư duy và địa vị xã hội.
Gần đây, chủ đề "Khoảng cách giữa các bạn cùng lớp sau khi tốt nghiệp lớn như thế nào" đã trở nên rất phổ biến và được nhiều người tích cực bàn luận.
Có một câu trả lời nhận được rất nhiều lượt tán đồng như này:
"Khoảng cách giữa các bạn học với nhau không chỉ là số tiền lương, mà còn là khoảng cách toàn diện giữa con người về tư duy, tầm nhìn tri thức, giá trị tư duy và địa vị xã hội."
Đúng vậy.
Nơi làm việc khác với khuôn viên trường học, không có "điểm số" để đo lường mọi thứ chứ đừng nói đến phần thưởng cho sự chăm chỉ.
Rất nhiều người không cam lòng: "Rõ ràng tôi đã nỗ lực như vậy..."
Đáng tiếc, thành công ở nơi làm việc không chỉ giới hạn ở "sự chăm chỉ", nếu bạn không có ý thức không ngừng hoàn thiện bản thân, khoảng cách sẽ chỉ ngày càng rộng ra.
Đừng vội mừng khi tìm được "ngành phù hợp", bởi có thể sau đó, bạn sẽ còn phải đối mặt với một cuộc "đổi nghề" khó nhằn, HR thường đặt câu hỏi:
"Có phải bạn bị sa thải vì làm không tốt không?"
"Tại sao bạn thay đổi nghề nghiệp khi bạn đang làm tốt?"
"Có khi nào chỉ làm vài ngày rồi sẽ nghỉ?"
Thay đổi nghề nghiệp là để khám phá ra những tài năng độc đáo, bị ẩn giấu và đó là một vấn đề lớn của chúng ta.
Thay vì phàn nàn về bản thân, tốt hơn là bạn nên nỗ lực mỗi ngày.
Nếu bạn được như John Washam, tôi tin rằng không nhà tuyển dụng nào muốn từ chối bạn.
John Washam là một lập trình viên ngoài 40 tuổi, hai kinh nghiệm "phản công" của anh rất nổi tiếng trong giới "dân code".
Vào cuối những năm 1990, John cảm thấy mệt mỏi với công việc dạy tiếng Anh ở Hàn Quốc và quyết định trở thành một "kỹ sư phát triển web", quyết định của anh khiến bạn bè ngạc nhiên.
"Nghe này, thứ cậu có là bằng kinh tế," mọi người khéo léo khuyên nhủ, nhưng John không hề lay chuyển. Trong một năm, anh đã tự học ba ngôn ngữ lập trình web và kiến thức về cơ sở dữ liệu, đồng thời thực hiện thành công ước mơ của mình ở Seattle.
Trong 15 năm tiếp theo, John đã tham gia sâu vào lĩnh vực lập trình web và cũng đã thành lập 3 công ty, 2 trong số đó đều có lãi và trở thành một người thành công trong cuộc sống.
Tuy nhiên sau đó, John đã đưa ra một quyết định gây bất ngờ vào năm 2016: anh muốn trở thành kỹ sư phát triển phần mềm của Google.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các cuộc phỏng vấn tại Google rất khó khăn.
Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, John đã xem lại các tài liệu thuật toán dày cộp.
Anh lại một lần nữa bắt đầu quá trình tự học của mình. Anh tìm kiếm các khóa học trực tuyến khác nhau và kiên trì tự học 8-12 giờ mỗi ngày, sau 8 tháng, anh đã giành được vị trí "Chuyên gia kỹ thuật AWS" của Amazon với mức lương hàng triệu đô la mỗi năm.
Mặc dù đáng tiếc khi bỏ lỡ Google, nhưng Amazon cũng là một "đại công xưởng" ngang tầm và kinh nghiệm của John đã khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, "tri thức" ở khắp mọi nơi, cái khó đối với chúng ta không còn là "đi sai đường" mà là "phiên bản nhận thức" của bản thân.
Dùng việc học để nâng cấp "tri thức", không ngừng thử thách bản thân, đó là chìa khóa để ngày một trở nên tốt hơn.
Miễn là dụng tâm, ai ai cũng đều có thể trở thành "John Washam", và khi đó, câu chuyện khoảng cách giữa bạn bè đồng trang lứa với nhau cũng không còn là điều đáng để bạn lưu tâm.
"Họ không ngừng nỗ lực trưởng thành, trở nên ưu tú, bạn dậm chân tại chỗ suốt mấy năm, nhiều năm sau, họ có cuộc sống tốt đẹp hơn bạn, còn bạn lại đổ lỗi cho xuất thân, đúng là biết an ủi bản thân."
Tôi đã bị thuyết phục bởi nhận xét này.
Một câu chuyện về đôi bạn thân cùng ở kí túc xá năm xưa được lưu truyền trên MXH Trung Quốc như sau:
Vỹ và Quân là đôi bạn thân, cùng chung kí túc xá suốt những năm tháng đại học. Sau tốt nghiệp, mỗi người một chí hướng, làm cho các công ty khác nhau. Vỹ vốn là người chăm chỉ, cậu không ngừng học hỏi thêm các kỹ năng mới, tham gia các khoá huấn luyện đào tạo lập trình nâng hạng... Còn Quân, tố chất vốn là chàng trai thông minh, nên vì ỷ vào sự thông minh này mà buông thả bản thân. Sau khi làm việc ở một công ty nước ngoài về công nghệ, thay vì chăm chỉ, nỗ lực hơn, Quân lại ham vui, sa đà vào những buổi nhậu để bù đắp lại những năm tháng sinh viên cực khổ trên giảng đường.
Đợt sóng sa thải đầu năm 2023 diễn ra, Quân mất việc, gặp lại Vỹ, cậu bạn năm xưa giờ đã có vị trí tốt ở công ty và hứa hẹn một tương lai rộng mở đang chào đón.
Dù không nói ra, nhưng Quân hiểu rằng chính sự buông thả, ngừng cố gắng của mình đã hại chết chính cậu. Chính cuộc gặp gỡ với Vỹ, khiến Quân tỉnh ngộ, bản thân loay hoay chưa tìm được việc thì Vỹ đã có mức lương hàng trăm triệu đồng/tháng. Nhưng "thà muộn còn hơn không", ít nhất cũng biết bản thân đang "rơi tự do" như thế nào để tìm đường phấn đấu. Cuộc đời này thiếu hai chữ NỖ LỰC - khoảng cách xã hội, địa vị sẽ ngày càng mênh mông!
Khoảng cách nơi làm việc chỉ đại diện cho quá khứ, khát nước mới lo làm giếng cũng chưa muộn, quan trọng là bắt kịp như thế nào.
Mỗi người đều có "tài năng" của riêng mình, hãy tìm ra nó và làm cả thế giới ngạc nhiên.
Mỗi người đều có thể chắp "đôi cánh" cho tri thức, bay hết mình và vượt lên chính mình.
Mỗi người đều có thể tìm cho mình một "sân khấu" để thể hiện, dũng cảm lên và một tương lai tươi đẹp đang chờ đợi phía trước.
Tags