6 “giai thoại” phổ biến nhất về sức khỏe mà hơn 90% mọi người đều lầm tưởng, từ bữa sáng là quan trọng nhất đến nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày

Thứ Hai, 16/01/2023 22:09 GMT+7

Google News

Nhiều quan niệm lâu năm về bảo vệ sức khỏe đã bị các nhà nghiên cứu phản bác, nhưng ít người biết đến.

Chúng ta có thực sự nên đặt mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày hay uống đủ 2 lít nước, ngủ 8 tiếng? Đây là những quan niệm mà nhiều người mặc định là tốt cho sức khỏe, nhưng sự thật thì chưa chắc là như thế.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày

6 “giai thoại” phổ biến nhất về sức khỏe mà hơn 90% mọi người đều lầm tưởng, từ bữa sáng là quan trọng nhất đến nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày - Ảnh 1.

Mặc dù bữa ăn đầu tiên trong ngày không có gì đặc biệt kỳ diệu, nhưng thời điểm chúng ta ăn ngày càng được công nhận là một yếu tố quan trọng quyết định việc giảm cân, trao đổi chất và sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu trên các tình nguyện viên nữ thừa cân cho thấy những người ăn bữa sáng thịnh soạn đã giảm cân và giảm vòng eo nhiều hơn so với nhóm ăn bữa sáng ít calo và bữa tối nhiều hơn, ngay cả khi lượng calo tổng thể được kiểm soát.

Nhà nghiên cứu Brady Holmer cho biết: “Bỏ bữa sáng khiến chúng ta đói vào cuối ngày, dẫn đến việc mọi người ăn quá nhiều. Những người ăn bữa sáng thịnh soạn thay vì bữa tối thịnh soạn cũng có xu hướng giảm cân nhiều hơn, ít cảm thấy đói hơn và có thể điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn”. Nhưng điều cần lưu ý là lợi ích này chỉ đúng với người đang muốn kiểm soát cân nặng. Nếu bạn có thể vượt qua buổi sáng với một quả táo và cà phê thì cứ tiếp tục.

Chúng ta nên đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

6 “giai thoại” phổ biến nhất về sức khỏe mà hơn 90% mọi người đều lầm tưởng, từ bữa sáng là quan trọng nhất đến nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày - Ảnh 2.

Con số 10.000 bước chân này không dựa trên bất kỳ cơ sở khoa học nào khi nó lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960. Tất nhiên, dù thế nào đi bộ cũng là một lời khuyên tốt. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 cho thấy đi bộ có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim mạch và ung thư, nhưng lợi ích sẽ giảm dần sau khi đạt mốc 10.000 bước.  

Bạn cần ngủ 8 tiếng mỗi ngày

6 “giai thoại” phổ biến nhất về sức khỏe mà hơn 90% mọi người đều lầm tưởng, từ bữa sáng là quan trọng nhất đến nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày - Ảnh 3.

Mỗi người, thậm chí vào mỗi thời điểm, tình trạng sức khỏe khác nhau có thời lượng giấc ngủ thích hợp khác nhau. Một số người cần 8 giờ, trong khi những người khác có thể ngủ 7 giờ là đã hoàn hảo. Trong một trong những nghiên cứu về giấc ngủ lớn nhất từ trước đến nay được thực hiện vào năm 2017, những người tham gia báo cáo rằng giấc ngủ được bác sĩ chứng thực từ 7 đến 8 tiếng có nhận thức tốt hơn những người ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn thế, bất kể tuổi tác. 

Thịt đỏ có hại cho sức khỏe hơn 

6 “giai thoại” phổ biến nhất về sức khỏe mà hơn 90% mọi người đều lầm tưởng, từ bữa sáng là quan trọng nhất đến nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày - Ảnh 4.

Thông thường, thịt đỏ thường bị khuyên không nên ăn nhiều vì nó chứa nhiều chất béo bão hòa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc ăn nhiều thịt đỏ với tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và bệnh tim. Hiện tại những quan niệm này đã bị phản bác liên tục bởi nghiên cứu mới, vì nhiều nghiên cứu trước đó không phân biệt được giữa thịt chế biến (thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội,...) và thịt đỏ chưa qua chế biến. Nhiều tổ chức y tế lớn đã khuyến nghị mọi người có thể tiếp tục ăn thịt đỏ chưa qua chế biến.

Bạn cần uống 2 lít nước mỗi ngày

6 “giai thoại” phổ biến nhất về sức khỏe mà hơn 90% mọi người đều lầm tưởng, từ bữa sáng là quan trọng nhất đến nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày - Ảnh 5.

Tin tốt cho những ai đã phát ngán với việc đi vệ sinh hàng chục lần mỗi ngày: giữ đủ nước là điều quan trọng, nhưng khuyến nghị uống hai 2 lít nước mỗi ngày không hề dựa trên cơ sở khoa học đáng tin cậy. Vậy chúng ta cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Tương tự như giấc ngủ, câu trả lời cũng là tùy từng người sẽ có cơ chế sinh học và nhu cầu khác nhau. Nước cũng có trong đồ ăn nên hãy tính cả phần đó vào lượng nước hấp thụ của mình.   

Mỗi ngày một ly rượu còn hơn kiêng rượu

6 “giai thoại” phổ biến nhất về sức khỏe mà hơn 90% mọi người đều lầm tưởng, từ bữa sáng là quan trọng nhất đến nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày - Ảnh 6.

Từng có nghiên cứu khẳng định rằng những người uống rượu ở mức ít (khoảng 1-2 ly mỗi ngày) thường xuyên dường như có nguy cơ mắc một số bệnh thấp hơn. Thế nhưng nó đã bị phản bác lại vì một lý do khác liên quan đến xã hội học: những người uống rượu vừa phải có xu hướng giàu có hơn, có học thức hơn, có chất lượng cuộc sống tốt hơn và được hưởng lợi từ các yếu tố khác mà những người nghiện rượu nặng và không uống rượu không có. Vậy nên sức khỏe của họ được chăm sóc tốt hơn không phải là chuyện khó hiểu. 

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng uống rượu thường xuyên ở tần suất thấp không phải là lý tưởng. Khảo sát trên 36.000 người trưởng thành cho thấy uống một hoặc hai ly rượu mỗi ngày có thể đẩy nhanh lão hóa và giảm kích thước não của bạn.

 

Chi Chi (Nguồn: The Guardian)

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›