- Mẹ bỉm sữa Trung Quốc vung tiền hưởng 'Khách sạn ở cữ' sang trọng: Giải tỏa mệt mỏi sau sinh bằng dịch vụ tốt nhất và... tránh xa gia đình vài tuần
- Vợ chồng 9x chi 10 tỷ đồng cải tạo khách sạn cũ 700m2 thành ngôi nhà cực phong cách: Vừa là tổ ấm, vừa kinh doanh giúp "tận dụng hiệu quả tối đa"
- Hơn 10 năm Super Junior mới về Việt Nam làm concert mà bất ổn quá: Từ 'thảm họa tổ chức' đến bị đầu bếp khách sạn xưng hô khó nghe
Sau khi ở hàng loạt khách sạn 5 sao, người này đã vô tình phát hiện vấn đề và tìm mọi cách để điều tra ra sự thật.
Một video dài 11 phút 49 giây với tiêu đề "Bí mật của khách sạn 5 sao mà bạn không hề biết" từng lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Đoạn video đã phơi bày khâu vệ sinh của các khách sạn 5 sao, trong đó, có rất nhiều “bê bối” bị phanh phui, khiến người xem phải rùng mình ớn lạnh.
Cụ thể, người đăng tải cho biết, ông Hứa (Trung Quốc) đã ở thuê tại các khách sạn trong suốt 6 năm qua. Ông thuê phòng dài hạn trong một thời gian và ở tại đây như ở nhà. Số khách sạn ông từng ở đã lên tới con số 147, trong đó có không ít khách sạn 5 sao nổi tiếng hàng đầu.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Hứa cho biết, mình nảy sinh việc đặt camera quay lại quá trình dọn dẹp phòng của khách sạn một cách rất tình cờ. Khi đó, ông từng vô tình về phòng vào đúng lúc người phục vụ đang dọn dẹp, và bất ngờ phát hiện ra rằng, họ đang lau chiếc cốc đựng nước ở bồn rửa mặt bằng chiếc khăn tắm mà ông đã sử dụng.
Chứng kiến cảnh tượng ấy xong, ông muốn biết đây chỉ là trường hợp cá biệt hay là hiện tượng phổ biến trong ngành nên đã mua một số camera giấu kín. Từ đó về sau, trước khi rời khỏi phòng, ông đều đặt camera ở một góc để quan sát các nhân viên dọn phòng sẽ làm việc như thế nào. Và kết quả nhận được thật bất ngờ.
Đoạn video phơi bày rất nhiều cảnh tượng “rùng mình”, bao gồm việc nhân viên dùng khăn tắm bẩn để lau cốc, bồn rửa mặt và gương; dùng dầu gội đầu chưa sử dụng để rửa bình đựng nước, cốc thủy tinh, tách trà, tách cà phê và cả bồn rửa. Tệ hơn nữa, có người trực tiếp dùng quần áo trên người, hoặc quần áo mà khách để lại trong phòng để lau cốc, lau bàn…
Dùng đồ của khách để lau cốc.
Tại một khách sạn nổi tiếng ở Thượng Hải, với giá khoảng 4.500 NDT/đêm (khoảng 15 triệu đồng), ông từng quay được hình ảnh người ta nhặt chiếc nắp cốc chỉ sử dụng một lần từ thùng rác, tráng bằng nước, rồi lau bằng quần áo trên người, sau đó đặt lên cốc cho khách hàng tiếp theo sử dụng.
Nhặt lại nắp nhựa dùng một lần từ thùng rác.
Sau khi video được đăng tải trên Weibo (mạng xã hội Trung Quốc), nó ngay lập tức bùng nổ. Mọi người bắt đầu chú ý nhiều hơn tới lực lượng “lao động vô hình” trong chuỗi sản xuất của ngành công nghiệp khách sạn.
Sử dụng 1 chiếc khăn tắm bẩn để lau mọi thứ.
Lý do cho cách gọi "lao động vô hình" này được giải thích trong cuốn sách “Housekeeping by Design: Hotels and Labour” của học giả David Brody. Ông lập luận rằng: Các khách sạn muốn người dùng sống trong môi trường mới mẻ, tiện nghi nhưng vẫn được tận hưởng cảm giác như ở nhà. Do đó, thông qua nhân viên dọn phòng, họ cung cấp môi trường nghỉ ngơi tuyệt vời cho mỗi vị khách, nhưng đồng thời che giấu sự xuất hiện của những nhân viên này. Như vậy, khách hàng vẫn sẽ cảm thấy căn phòng là không gian riêng của mình.
Chính vì thế, lực lượng lao động này trong khách sạn cũng có tính chất kép: Một mặt, họ là một phần không thể thiếu trong các dịch vụ của khách sạn, sự chăm chỉ của họ tạo ra và duy trì cảm giác “về nhà”; Mặt khác, người tiêu dùng không được nhìn thấy họ và họ trở nên vô hình. Họ gần như chỉ xuất hiện khi xác nhận khách đã vắng mặt.
Brody cũng chỉ ra rằng, dọn phòng thực sự là một công việc lao động chân tay rất nặng nhọc. Theo thống kê từ hiệp hội khách sạn ở Chicago, nhân viên phục vụ phòng có tỷ lệ chấn thương khá cao.
Công việc của nhân viên dọn phòng được xem là nặng nhọc.
Những người này nằm ở vị trí cuối cùng trong toàn bộ dây chuyền sản xuất. Họ vừa phải lao động chân tay nặng nhọc ở những nơi mà khách hàng không thể nhìn thấy, đồng thời cũng phải chịu rủi ro bị phàn nàn hoặc thậm chí mất việc do khách phàn nàn.
Có lẽ đó cũng là nguyên nhân mà ông Hứa, người đăng tải video, đã khẳng định trước truyền thông rằng: Ông không muốn những nhân viên phục vụ này phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ ngành. Chính các khách sạn mới phải làm điều đó.
Tuy vậy, sau khi đoạn video gây nhiều tranh cãi được đăng tải trên mạng, một bộ phận dư luận cũng chỉ trích ngược lại ông Hứa. Điều này bắt nguồn từ vấn đề: Người đàn ông này có được quyền đặt camera quay lén trong phòng khách sạn hay không?
“Dù mục đích của ông ta là gì, hành vi này thực chất vẫn là quay lén. Điều đó không thể chấp nhận được!”, một bình luận bức xúc đăng tải.
Rất nhiều vụ việc lắp đặt camera quay lén trong phòng khách sạn, phòng cho thuê để theo dõi hành vi của khách hàng đã từng được phanh phui, đăng tải rộng rãi trên truyền thông. Các thiết bị này có thể ghi hình liên tục, kết nối với wifi và điều khiển đăng nhập từ xa để tải xuống.
Việc sử dụng phương pháp này dù dưới bất cứ góc độ nào đều khiến người khác cảm thấy sợ hãi, lo lắng không biết quyền riêng tư cá nhân của mình có bị ảnh hưởng không. Họ nghi ngờ về một tình thế mà bản thân bị ai đó theo dõi, quay hình và nhìn chằm chằm mà không hề hay biết.
Chính vì nguyên nhân đó, đoạn video của ông Hứa vẫn đón nhận rất nhiều chỉ trích.
*Nguồn: JM News
Vào phòng khách sạn phải rút ngay phích cắm điện đồ vật này: Đây chính là nơi giấu camera quay lén!
Tags