- 3 thói quen sai lầm buổi sáng có thể tàn phá sức khỏe tinh thần và năng suất làm việc: Thay đổi càng sớm càng có lợi trăm bề
- Một thói quen được Gia Cát Lượng, Tào Tháo tôn thờ, ngày nay nhiều tỷ phú hàng đầu thế giới vẫn cần mẫn nuôi dưỡng: Học theo chắc chắn cả đời đắc lợi
- 5 thói quen tưởng vô lý nhưng đã được khoa học chứng minh giúp kéo dài tuổi thọ: Từ ăn nhiều đậu tới thường xuyên đi mua sắm...
Những thói quen này có thể khiến chúng ta dễ chịu nhất thời, nhưng sẽ không hề dễ chịu trong tương lai. Nếu không muốn thành công ngày càng xa ngoài tầm với thì cần nỗ lực thay đổi sớm.
Với sự phát triển của thời đại, ai cũng thích xem video, tranh ảnh, thích nghe người ta kể chuyện, thích làm tất cả những việc nhẹ nhàng, dễ chịu cho thân tâm. Nhưng những thói quen “dễ chịu” này đã giới hạn quan niệm của mỗi người, và một khi đã ăn sâu vào tâm trí thì có thể dẫn tới những tác động tiêu cực.
Kênh Youtube tâm lý học "Better Leaf " đã tổng hợp một nghiên cứu từ Đại học Harvard và quay một clip YouTube có tên "Reasons Why You Are Poor ", chỉ ra những thói quen xấu trở thành nguyên nhân khiến bạn khó có thể thoát nghèo.
Video này đã có hơn một triệu lượt truy cập và rất nhiều cư dân mạng đã chỉ ra: "Càng xem càng thấy bản thân mình ở trong đó...".
Những thói quen có thể kể đến chính là:
1. Do dự, sợ thất bại
Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng, những người hay do dự như "cỏ mọc đầu tường", gió chiều nào theo chiều ấy, thì có xu hướng dễ thất bại hơn.
Nhà triết học nổi tiếng Alfred North Whitehead từng nói: “Sợ sai lầm sẽ hủy hoại sự tiến bộ”.
Những người thất bại luôn có nhiều nỗi sợ hãi khác nhau trong công việc, chẳng hạn như: sợ bị chỉ trích, sợ bị biết về điểm yếu của mình, sợ không nhận được phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của mình, v.v.
Điều đó khiến họ do dự và chùn bước, đồng thời khiến họ ngày càng cách xa thành công hơn. Vì vậy, Carnegie, tác giả cuốn "Điểm yếu của bản chất con người", đã từng nói: "Chỉ cần bạn quyết tâm vượt qua nỗi sợ hãi, thì bạn có thể vượt qua hầu hết mọi nỗi sợ hãi. Bởi vì nỗi sợ hãi không có nơi nào để ẩn náu ngoại trừ thâm tâm của chính bạn."
Thay vì mãi do dự, chần chừ, hãy mạnh dạn đưa ra quyết định chắc chắn. Và khi bạn đã chắc chắn tin tưởng vào quyết định của mình, hãy làm việc chăm chỉ hơn để tiến về phía trước, biến quyết định đó thành hành động.
2. Thích trì hoãn
Nhiều người gặp phải triệu chứng trì hoãn khi thực hiện mọi việc, nhưng phần lớn thời gian trì hoãn đó, họ chỉ dùng để trốn tránh vấn đề hoặc lười biếng. Điều này sẽ khiến vấn đề càng trở nên khó khăn hơn và khiến họ nản lòng.
Nhiều người cũng sẽ viện cớ cho sự trì hoãn của mình như: công việc quá nhàm chán, hôm sau làm cũng chẳng sao, yêu cầu của sếp quá khắt khe,… Những lý do vô tình khiến họ rơi vào tình trạng ngày càng không muốn làm việc, tâm lý cũng trở nên tiêu cực hơn.
Giống như nhà tư tưởng nổi tiếng Romain Rolland từng nói: "Sự lười biếng là một điều rất kỳ lạ. Nó khiến bạn nghĩ rằng đó là sự thoải mái, nghỉ ngơi và may mắn; nhưng thực tế, điều nó mang lại cho bạn là sự buồn chán, uể oải và chán nản".
3. Hăng say làm việc nhưng chỉ trong… vài phút
80% thất bại trên cuộc đời là do bỏ cuộc giữa chừng. Điều này đặc biệt phổ biến với tuýp người chỉ hăng say, nhiệt huyết và đam mê trong… vài phút, rồi nhanh chóng nguội lạnh. Chính vì thế, họ chưa bao giờ nếm được niềm vui thành công bằng việc kiên trì đến cùng.
Trên thực tế, mọi người đều thấy nhàm chán, vất vả trong quá trình kiên trì, không ai khác biệt. Nhưng số ít người có đủ khả năng vượt qua quá trình đó mới là người có thể chạm tay tới thành công.
James Clear, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất năm 2019 "Atomic Habits", đã đề cập rằng trên thực tế, khái niệm lãi kép được áp dụng cho việc hình thành thói quen tốt, với những tiến bộ nhỏ mỗi ngày, dần dần tích lũy những thay đổi lớn. Vì vậy đây là sự khác biệt giữa những người thành công và không thành công.
4. Sợ bị từ chối
Trong hầu hết các mối quan hệ, điều khó chịu nhất liên quan đến việc bị từ chối. Ví dụ: bị bạn bè phản bội, tỏ lòng ưu ái với ai đó nhưng không được đáp lại thân thiện, v.v.
Những người sợ bị từ chối thường có xu hướng đặt nặng lòng tự trọng, quá chú ý đến thái độ của người khác đối với mình hơn là kết quả của sự việc. Do đó, họ ít có khả năng thành công.
5. Tự giới hạn bản thân
La Rochefoucauld đã từng nói: “Những người tầm thường luôn phàn nàn về những gì họ không hiểu”.
Trước khi nỗ lực hoàn thành mọi việc, kẻ thất bại sẽ nghĩ ra rất nhiều lý do để từ chối bản thân, thậm chí tìm ra hàng đống lý do để không nỗ lực. Họ sẽ đặt ra một "mức độ vô hình" cho thành tích của mình. Nếu họ cảm thấy mục tiêu nào đó đang nằm ngoài mức độ đó, họ sẽ tự cho rằng mình không thể làm được. Thay vì cố gắng, họ lập tức từ chối mục tiêu đó.
Điều này có thể khiến họ không phải đối mặt với nỗi đau thất bại, nhưng gần như cũng ngăn cản hoàn toàn cơ hội thành công của chính họ. Thậm chí, họ cũng không có cơ hội để ngày càng cải thiện bản thân mình.
6. Chủ nghĩa trốn chạy
Kẻ thất bại thường không muốn đối mặt với thực tế mà chỉ hay mơ mộng. Bởi họ chỉ muốn trốn trong thế giới của riêng mình và chỉ thích làm điều mình thích.
Họ đều sợ phải đối mặt với những điều không chắc chắn, lo lắng khi có thể gặp phải những tình huống khác biệt, dẫn tới thất bại trong thực tế.
Ngược lại, những người theo đuổi thành công thì luôn tự nhận thức được rằng, trốn chạy không giải quyết bất cứ vấn đề gì mà chỉ lãng phí thời gian. Thay vào đó, họ thà dùng thời gian đó để vấp ngã, sau đó đứng dậy và học hỏi, tiến bộ hơn.
Thomas Corley, tác giả cuốn sách “Rich Habits: The Daily Success Habits of Wealthy Individuals” từng chỉ ra rằng: “Người giàu biết cách sử dụng thời gian hiệu quả để làm những việc hiệu quả. Chẳng hạn, họ không xem TV vì họ sử dụng thời gian của họ để phát triển những thói quen khác, tựa như đọc sách”.
7. Luôn bào chữa
Khi một người phạm sai lầm, phản ứng đầu tiên là tự vệ, thậm chí đẩy lỗi lầm sang sự vật, sự việc hoặc con người khác. Và nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng, những người này có một đặc điểm chung là họ không có ý thức chuyên nghiệp cao.
Nếu bạn không có niềm tin vững chắc vào cuộc sống, bạn sẽ không sẵn sàng đảm nhận bất cứ điều gì khi gặp áp lực và bạn sẽ luôn tìm lý do để thoái thác cho bản thân. Vì vậy bạn không nghĩ đến việc chịu trách nhiệm.
Không may thay, kiểu người như vậy có thể sẽ được làm những công việc nhàn hạ, nhưng khuyết thiếu hoàn toàn các cơ hội để học hỏi và tiến bộ. Trong khi đây là yếu tố then chốt để có thể làm nên thành công của một người.
*Nguồn: Business Times HK
Tỷ phú 66 tuổi từng giàu có nhất Nhật Bản: Đầu tư suốt hàng chục năm cuộc đời, mọi thành công của tôi đều dựa trên 7 nguyên tắc nàyTags