Vậy câu nói này có ý nghĩa gì mà nhiều người không khỏi tán thành?
Một số bạn trẻ cảm thấy khó hiểu những câu nói của cổ nhân để lại. Bởi vì một số lời nói không đơn giản như bề ngoài, mà đằng sau đó là những sự thật sâu sắc. Nếu chỉ nhìn vào mặt chữ, nghĩa đen bề ngoài, họ sẽ chỉ cho rằng đây là lời nói bông đùa.
Chẳng hạn, câu nói "Lão không tiết tàn tinh, thiếu không thực tráng hỏa; Giàu không thể ở lầu lớn, nghèo không thể đi xa" cũng ẩn giấu nhiều ý nghĩa sâu xa đằng sau.
Giàu không thể ở lầu lớn
Khi một người trở nên giàu có và quyền lực, người xưa cho rằng, họ không nên nghĩ ngay đến việc đổi nhà hoặc bán ngôi nhà cũ. Bởi vì tiền không dễ kiếm, nếu bạn phung phí tiền bạc một cách liều lĩnh, bạn sẽ đánh mất lợi ích của mình. Vì vậy tốt hơn hết là bạn nên tiết kiệm tiền hoặc sử dụng nó vào việc kinh doanh.
Hơn nữa, người sống trong nhà lớn, lầu to cũng cần phải chú ý một số việc, chẳng hạn như làm thế nào để tụ tài vượng khí, thu hút tài lộc và may mắn… Nếu không làm được điều này, họ có thể bị tổn thất về tiền bạc.
Đặc biệt hơn cả, trong mắt người ngoài, đột nhiên đổi sang một ngôi nhà lớn chẳng khác nào khoe khoang cho cả thiên hạ biết rằng bạn vừa trở nên giàu có. Điều này sẽ để lại ấn tượng xấu cho người khác, thậm chí khiến người ta cho rằng bạn khoe giàu. Đồng thời, tình trạng an ninh của mọi người cũng bị ảnh hưởng bởi những kẻ trộm, cướp, rắp tâm xấu xa đang dòm ngó khối tài sản của bạn.
Đối với những cân nhắc này, mọi người không nên đổi nhà một cách tùy tiện. Hãy thay đổi môi trường sống sau khi lên kế hoạch kỹ càng, có tính toán về cả ngân sách và chất lượng không gian.
Nghèo không thể đi xa
Khi tất cả mọi người không có đủ của cải, tốt nhất đừng nghĩ đến việc đi xa. Đây thường ám chỉ đến những chuyến đi lâu ngày, cần tiêu tốn một khoản chi phí lớn. Nếu nguồn lực tài chính quá mỏng, rất khó có thể "chống đỡ" ý tưởng này. Nhất là khi trên đường gặp chuyện chẳng may, họ không có năng lực giải quyết, thậm chí còn chuốc họa vào thân.
Cho nên, đừng vội nghĩ đến chuyện tận hưởng hay khám phá thế giới. Hãy chăm lo cho cuộc sống hiện tại, gia tăng sức mạnh tài chính, phát triển sự nghiệp của bản thân.
Cho dù bạn muốn đi du lịch xa, hãy cân nhắc đến mọi tình huống có thể xảy ra, lập kế hoạch và tính toán kỹ lưỡng rồi mới đưa ra quyết định. Đồng thời, mọi người nên cẩn thận túi tiền khi đi xa, kẻo mất tất cả.
Lão không tiết tàn tinh
Nói một cách tổng quát, tinh là chân âm của cơ thể con người (còn được gọi là nguyên âm). Tinh đầy đủ không chỉ có thể duy trì chức năng cơ thể hoạt động bình thường, mà còn có thể cải thiện khả năng chống lại bệnh tật.
Do đó, câu này liên quan đến trạng thái "tinh" của người già. Tuổi trẻ sức sống dồi dào, sung mãn tinh lực, có rất nhiều tinh- khí- thần, nhưng theo thời gian, các "linh kiện" trong cơ thể bắt đầu dần dần thoái hóa. Khi một người bước vào giai đoạn cao tuổi, trạng thái tinh thần nhất định sẽ sa sút. Nếu mọi người không tiết kiệm năng lượng thì cơ thể cũng sẽ bị tổn hại.
Vì sự cân nhắc này, người xưa đã nhắn nhủ, khi có tuổi không nên hao phí quá nhiều thể lực và tinh lực. Đừng "vận hành" cơ thể một cách bừa bãi chỉ kẻo tình trạng thể chất sẽ ngày càng tồi tệ, tất cả năng lượng biến mất, ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ.
Thiếu không thực tráng hỏa
Chữ "thiếu" ở đây có nghĩa là "tuổi trẻ, thanh niên", "tráng hỏa" là lửa mạnh.
Người xưa đang cảnh báo những người trẻ tuổi không ăn đồ bổ quá nhiều, nếu không sẽ chuốc lấy tai họa cho cơ thể, tăng nguy cơ bệnh tật.
Nguyên nhân là do, người trẻ tuổi tinh lực tràn đầy, tố chất thân thể tốt, các hệ thống đang ở trạng thái cân bằng hoàn mỹ nhất. Bản thân họ đã có "hỏa khí" lớn, không cần yếu tố bên ngoài để điều chỉnh. Nếu bổ sung quá nhiều, chỉ có thể làm cho hỏa khí trong cơ thể càng lớn.
Thế nhưng, có một thực tế là, giới trẻ ngày càng quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe. Bởi họ cũng cho rằng giữ gìn sức khỏe là duy trì sự sống, nên họ dồn một phần sức lực vào việc giữ gìn sức khỏe. Ví dụ, ăn một số thực phẩm tốt cho cơ thể, hoặc mua một số nguyên liệu đắt tiền để nuôi dưỡng cơ thể.
Tuy nhiên, người trẻ không nên ăn các loại thực phẩm "đại bổ" như nhân sâm, nhung hươu… vì chúng sẽ phá vỡ trạng thái cân bằng ban đầu, xuất hiện tình trạng dương thịnh hỏa vượng. Nhẹ thì bị chảy máu cam, nặng sẽ làm tổn thương nội tạng.
Các kiểu bổ sung quá mức không chỉ vô ích đối với thân thể, mà còn mang đến "tai họa" cho chính mình. Vì vậy, đối với những người trẻ tuổi, để đặt một nền tảng cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, tốt nhất là ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thích hợp, và duy trì thái độ sống tích cực và lạc quan.
Ngoài cân nhắc này, những người trẻ tuổi có thể muốn dành thời gian cho giấc ngủ. Khi có đủ thời gian nghỉ ngơi, cơ thể con người sẽ dễ dàng phục hồi sau những tổn thương, vất vả.
*Nguồn: Sohu
Tags