- Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng rỗng hay đặc: Chuyên gia quyết định khoan hơn 40.000 lỗ bên trên mới tìm ra manh mối quan trọng
- Phi tần bị chê xấu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc: Được hoàng đế tôn sùng nhờ khả năng đặc biệt này
- Mỹ nhân mệnh khổ: Là con tốt thí của Hoa phi và Ung Chính, bị Chân Hoàn đưa vào lãnh cung đến cái chết cũng là một ẩn số
- Mỹ nữ thê thảm nhất trong lịch sử: Được gả cho vị 2 hoàng đế, bị 6 nam nhân luân phiên phế rồi lập làm hoàng hậu
Chu Nguyên Chương đã nghĩ ra loại hình phạt tàn khốc tới mức các tù nhân vừa nghe nhắc tới tên đã một mực đòi chết thay vì chịu đựng nó.
Chu Nguyên Chương được biết đến là một trong những hoàng đế vĩ đại của Trung Quốc nhưng ông cũng nổi tiếng với sự độc đoán, tàn bạo của mình. Sau khi nhà Minh được thành lập, Chu Nguyên Chương đã thực hiện chiến dịch "bàn tay sắt" để chống nạn tham ô. Vị hoàng đế này đã đưa những quy định khắt khe như:
Thứ nhất, hoàng đế có quy định, ai cứ tham ô 10 lượng bạc thì phải chịu thụ hình phạt. Tham ô từ 60 lượng bạc trở lên thì người đó đã mắc đại tội. 60 lượng bạc trước đây tương đương với 12.000 NDT (khoảng 40 triệu VNĐ).
Thứ hai, Chu Nguyên Chương áp dụng nhiều hình phạt rất tàn khốc. Kẻ tham ô nhẹ thì bị lưu đày, sung quân, nặng hơn thì tử hình, nặng hơn nữa thì bị rút gân lột da, biến thành bù nhìn đặt ở cổng thành. Bao nhiêu người phạm tội thì có bấy nhiêu người chịu hình phạt.
Thứ ba, Chu Nguyên Chương cho phép dân chúng tố cáo quan tham. Luật pháp triều Minh quy định, người nào bị phát hiện tham ô sẽ lập tức bị đưa đến nha phủ hoặc áp giải trực tiếp lên kinh thành để chém đầu thị chúng. Hình phạt quả thực rất nghiêm. Trong suốt 276 năm của triều nhà Minh, số tham quan bị giết do tham ô đã lên đến 150.000 người.
Ngoài các hình phạt trên, Chu Nguyên Chương đã phát minh ra rất nhiều kiểu tra tấn tàn khốc khác để răn đe các công thần, lão tướng và quan lại trong triều.
Trong đó, có một loại tra tấn khiến ai nấy khi nghe nhắc tới tên đều sợ chết khiếp. Vậy đó là kiểu hình phạt nào?
Sự tàn khốc của hình phạt "thiếp gia quan"
Loại hình phạt này có tên là "thiếp gia quan". Cái tên này thực chất xuất phát từ hình thức biểu diễn hí kịch. Ở mỗi trường hí khúc sẽ có phần biểu diễn mở màn, 3 diễn viên đóng vai các vị thần "Thiên địa thủy" hướng tới người xem mà bày ra những lời cầu nguyện, chúc mừng mang ý nghĩa tốt lành. Những diễn viên này đều có đeo mặt nạ, chúng được gọi là "thiếp diện cụ". Sau này, Chu Nguyên Chương đã nghĩ ra cách thay mặt nạ thành giấy để hình phạt tù nhân.
Một số ý kiến cho rằng chỉ 1 tờ giấy sao có thể giết người? Để hình dung rõ hơn về sự dã man của hình phạt này, trước hết, hãy cùng tìm hiểu về quá trình thực hiện "thiếp gia quan" như sau:
Các tù nhân sẽ bị trói chặt tay và chân và phần đầu bị kéo ngược ra đằng sau. Sau đó, người ta sẽ dùng một tờ giấy đặt lên mặt và trán người bị tra tấn rồi đổ nước trực tiếp lên mũi và miệng. Ban đầu, người ta chỉ đặt một tờ giấy lên mặt tù nhân, nếu người đó không khai nhận, họ sẽ tiếp tục thêm giấy, càng nhiều giấy nạn nhân sẽ càng khó thở.
"Thiếp gia quan" sẽ khiến cho nạn nhân không có oxy để thở và gây cảm giác giống như chết đuối vậy. Còn tờ giấy để che mặt sẽ hoạt động như chiếc van một chiều chỉ cho phép thở ra chứ không hít vào được. Khi dùng biện pháp này, người tra tấn sẽ giám sát để khỏi gây tử vong ngoài ý muốn. Loại hình tra tấn này thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực chất là một kiểu giết người vô hình. Sự tàn ác của nó được đánh giá là không kém gì lăng trì.
Theo ghi chép trong nhiều tài liệu lịch sử, nhiều tù nhân đã bị tra tấn bằng hình thức "thiếp gia quan". Hầu hết họ đều bị chết ngạt khi tờ giấy thứ 5 được đặt lên mặt. Sau khi tù nhân chết, nước bốc hơi hết, những tờ giấy chỉ còn lại những dấu vết lồi lõm trên mặt nạn nhân, thoạt nhìn, trên mặt của họ rất giống như đang đeo một chiếc mặt nạ.
Loại hình phạt này rất tàn nhẫn nên nó đã phát huy tác dụng rất tốt. Nhiều quan lại tham nhũng đã bị vạch tội, họ đều sợ hãi mà không dám làm càn. Tuy nhiên, sau này, kiểu hình phạt "thiếp gia quan" này đã dần phát triển thành "công cụ" để hậu cung tranh quyền đoạt lợi. Cách làm này trái ngược hoàn toàn với mục đích ban đầu của Chu Nguyên Chương khi phát minh nó. Đây đúng là điều mà Chu Nguyên Chương chưa bao giờ từng ngờ tới.
*Bài viết được tổng hợp thông tin từ QQ, Sohu, 163.