Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất?

Thứ Hai, 05/12/2022 17:44 GMT+7

Google News

Nhiếp ảnh theo chân các nhà thực dân Pháp sang Việt Nam trở thành một công cụ rất đắc dụng để ghi lại những hình ảnh về vùng đất mới nhằm tuyên truyền cho công cuộc chinh phục và khai thác thuộc địa. Vậy thì ai là người Việt Nam đầu tiên được chụp ảnh?

1. Nhiếp ảnh một sáng tạo lịch sử về công nghệ và nghệ thuật của nhân loại được khởi động gần giữa thế kỷ XIX. Nước Pháp là quốc gia đi đầu với tên tuổi của các nhà sáng chế kiệt xuất là Daguerre và Anh em nhà Lumière. Thời điểm công nghệ nhiếp ảnh xuất hiện (1839) cũng là lúc nước Pháp đang mở rộng cuộc chinh phục thuộc địa sang vùng Viễn Đông. Vương quốc Đại Nam (tên gọi phổ biến nước ta thời cận đại) cũng từng bước bị chinh phục và trở thành thuộc địa của nước Pháp.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 1.

Ảnh “Đồn Non Nay” (có thể in nhầm địa danh là Đông Hai) do người Pháp Jules Itier chụp

Khi thực dân Pháp (và Tây Ban Nha) tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, ban đầu là Đà Nẵng tiếp đó là Sài Gòn và Nam Kỳ thì những chiếc máy ảnh cùng các nhà báo đã có mặt cùng các đạo quân chinh phục. Lịch sử nhiếp ảnh từng ghi nhận tấm ảnh đầu tiên do một nhà người Pháp tên là Jules Itier chụp ngày 12/6/1845 vào thời điểm ông  đến Trung Hoa tham gia một hoạt động ngoại giao, trên đường về tàu ghé vào cảng Đà Nẵng khi đó được coi như "tiền cảng" của Kinh đô Huế. Nhưng tấm ảnh này chỉ là cảnh một đồn binh trong hệ thống phòng thủ cửa biển quan trọng này của triều đình Đại Nam.

2. Trong suốt hành trình chính thức xâm lược nước ta kể từ khi nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng ngày 1/9/1858 cho đến khi đánh vào Sài Gòn rồi chiếm 3 tỉnh miền Đông buộc triều đình Huế phải ký bản hiệp ước chấp nhận sự chiếm đóng của đạo quân viễn chinh (1862), tình hình chiến sự được đưa lên báo chí nước Pháp và châu Âu rất cập nhật. Chắc chắn có nhiều ảnh được chụp bằng chính những sáng chế của nước Pháp (daguerréotype) nhưng kỹ thuật in trên giấy chưa thực hiện được nên nó thường được chuyển thành các tấm hình khắc đồng rất chi tiết và chính xác (như ảnh)… Chưa tìm ra người Việt Nam nào lọt vào ống kính của các nhà nhiếp ảnh như những nhân vật đương thời.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 2.

Ảnh toàn bộ thành viên chính thức của sứ đoàn

Nhưng điều chắc chắn là những người Việt Nam được hưởng thành tựu của công nghệ nhiếp ảnh sớm nhất và đủ bằng chứng nhất là sứ đoàn của triều đình Đại Nam do Thượng thư Phan Thanh Giản làm chánh sứ, Ngụy Khắc Đản và Phạm Phú Thứ làm phó sứ. Đoàn ngoại giao này sang Pháp với sứ mệnh thuyết phục Hoàng đế Napoléon III sửa đổi lại bản hiệp ước đã ký nhằm "chuộc" lại một phần đất đai đã cam kết "cắt" cho Pháp… Rốt cuộc, sứ mệnh này đã không hoàn thành vì nước Pháp thực dân còn đang cần mở rộng nhiều hơn nữa các vùng đất chiếm đóng…

Hành trình của sứ đoàn đã được thuật lại đầy đủ trong một cuốn tùy bút của một trong những thành viên trong đoàn là Tây hành nhật trình của Phạm Phú Thứ, một vị quan nổi tiếng với những điều trần mang tư tưởng duy tân, mong muốn làm thay đổi đất nước như những điều đã thấy ở trời Âu.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 3.

Chánh sứ Phan Thanh Giản

Trong cuốn hành trình này có đoạn viết về việc chủ nhà là các nhà ngoại giao Pháp thuyết phục các thành viên trong đoàn phải "chụp ảnh" như một thủ tục bắt buộc để dâng lên các cấp thẩm quyền và lưu trữ lâu dài. Chính nhờ vậy hiện nay chúng ta biết được diện mạo và nhiều thông tin quý giá về các nhân vật cũng như trang phục và hoạt động của vị chánh sứ họ Phan cũng như các thành viên trong đoàn, chỉ có điều một trong những người thông ngôn chủ chốt được phía Pháp cử theo đoàn là Pétrus Trương Vĩnh Ký chưa tìm thấy trong lưu trữ ảnh liên quan đến sứ đoàn.

3. Cần nói thêm rằng, trong thời gian sứ đoàn có mặt tại Paris, có một số người Việt đang sinh sống ở Pháp (có thể coi là những "Việt kiều" đầu tiên ở Pháp chăng?) đến thăm. Đó là vợ và con gái của một trong những người Pháp từng "đầu quân" giúp chúa Nguyễn Ánh mà sau này là Hoàng đế Gia Long xây dựng một số lĩnh vực liên quan đến công nghệ quân sự… Đó là bà Nguyễn Thị Sen, vợ của Philippe Vanier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) chỉ huy tàu "Phụng" (Phoénix) của chúa Nguyễn Ánh. Đến thời điểm sứ đoàn đến Pháp thì bà Sen đã theo chồng được 37 năm. Cùng đi còn có cô con gái tên là Marie Vannier, khi đó đã 40 tuổi…Ảnh của mẹ con "Việt kiều" thì do một nhiếp ảnh gia người Pháp (tên là Poteau) chụp và hiện lưu giữ trong Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên Pháp. Cuộc gặp đoàn lần đầu diễn ra ngày 5/10/1863 trong khi cuộc chụp ảnh của sứ đoàn được thực hiện vào ngày 20/9/1863.

Như thế thì, những tấm ảnh của sứ đoàn Phan Thanh Giản là những gương mặt người Việt Nam đầu tiên lọt vào ống kính của nhiếp ảnh. Còn ảnh của gia đình bà Vannier thì chưa rõ nó được chụp trước hay sau các bức ảnh của sứ đoàn?! Chính những bức ảnh này khi được mang về nước đã có tác động không nhỏ đối với Tự Đức, vị hoàng đế đang phải đương đầu với nột nước Pháp văn minh nhưng lại là kẻ xâm lược.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 5.

Phó sứ Ngụy Khắc Đản

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 6.

Phó sứ Phạm Phú Thứ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 7.

Tôn Thọ Tường, một thành viên trong sứ đoàn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 8.

Sứ đoàn chụp ngoài trời

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 9.

Khi đăng báo ảnh phải chuyển thành tranh khắc đồng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 10.

Hình ảnh buổi Hoàng đế Pháp tiếp sứ đoàn đăng trên báo cũng phải khắc đồng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 11.

Bà Nguyễn Thị Sen trong bộ trang phục Hoàng đế Gia Long tặng khi theo chồng về Pháp

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 12.

Con gái bà Sen là bà Marie Vanner trong bộ “quốc phục” Việt Nam

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 13.

Ông Michel Vannier, con trai bà Sen, trong bộ Âu phục

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 14.

Bức ảnh ngờ là Trương Vĩnh Ký

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 54): Ai là người Việt Nam được chụp ảnh sớm nhất? - Ảnh 15.

Những bức ảnh ngờ là Trương Vĩnh Ký

QXN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›