Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): Vị ngọt phố Hàng Đường

Thứ Hai, 16/01/2023 19:00 GMT+7

Google News

"Rủ nhau đi khắp Long Thành/ Hàng Bạc, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh…". Tên gọi Hàng Đường dường như góp mặt trên phố phường kinh thành Thăng Long từ rất sớm, cho đến lúc Tây sang vẫn giữ nguyên nghĩa là "Rue du Sucre"…

Tấm ảnh xưa nhất, chụp năm 1896, từ ngã tư Hàng Buồm và cuối phố Hàng Đường, hướng ống kính về phía chợ Đồng Xuân, nơi cuối con đường lô xô những mái tôn một vật liệu mới mẻ ở đầu thế kỷ XX.

Ngoài ra, trong tấm ảnh xưa nhất còn thấy một cột ống khói của nhà máy sợi dựng bên cạnh chợ Đồng Xuân, khi nhà máy này bị dẹp bỏ thì trở thành mặt bằng họp chợ Bắc Qua (phần mở rộng của chợ Đồng Xuân), mở về phía bến tàu sông Hồng và đầu cầu Doumer (Long Biên).

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): 'Vị ngọt' phố Hàng Đường - Ảnh 1.

Tranh vẽ theo ảnh, ngôi nhà nay mang số 23 Hàng Đường của Hoa kiều mang tên hiệu Công Thái

Hàng Đường là cái tên có từ trong ca dao xưa và không bị thay đổi, có chăng thêm cái tên phố Cầu Đông khi có một chiếc cầu đá bắc ngang con sông Tô Lịch, chảy dài từ Hàng Lược qua Hàng Cá, dọc Ngõ Gạch ra Hàng Buồm, rồi Mã Mây, để đổ ra sông Hồng ở nơi nay là đầu cầu Chương Dương...

Đến khi sông lấp rồi, cầu không còn, để khai thông con đường từ Bờ Hồ ra Hàng Đậu, nên chợ Cầu Đông xưa mới dịch chuyển sang một bên đường, để lập ra cái chợ mới to hơn. Rồi nó trở thành chợ đầu mối, lúc đầu cầu Doumer phía Nam nằm ngay sát chợ và lấy tên hàng tổng là Đồng Xuân.

Cũng vì thế, mà tuyến tàu điện chạy từ Thụy Khê qua Quán Thánh, hoặc tuyến từ Yên Phụ xuống qua dốc Hàng Than, đều chạy xuyên vào trung tâm thành phố qua Hàng Giấy, chợ Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào để hội tuyến bên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): 'Vị ngọt' phố Hàng Đường - Ảnh 2.

Phố Hàng Đường năm 1896, trước khi có xe điện, phía xa có cột ống khói nhà máy sợi

Xưa, bên Cầu Đông, có một ngôi chùa cổ, ngoài thờ Phật, còn thờ Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung - khai mở Triều Trần - trở thành mặt tiền của dãy phố bên số nhà chẵn…

Về sau này, Hàng Đường có nhiều cửa hàng bánh mứt kẹo có tiếng và đặc biệt sầm uất vào những ngày giáp Tết Trung Thu với bánh nướng, bánh dẻo, hoặc Tết Nguyên Đán với các loại mứt, kẹo.

Ít ai biết rằng trong trận chiến 60 ngày đêm chiến đấu của các chiến sĩ quyết tử bảo vệ Thủ đô, chính dự trữ vật liệu cho mùa mứt Tết năm Đinh Hợi (gạo, bột mì, đậu, đường, mỡ, thịt làm nhân bánh…) đã là nguồn cũng cấp hậu cần quan trọng nhất để quân dân Hà Nội cầm cự được 2 tháng trong vòng vây của quân xâm lược.

Ngoài đồ ngọt, Hàng Đường còn nhiều cửa hàng vải vóc, có cả của Ấn kiều, cùng nhiều cửa hàng tạp hóa của người Hoa.

Ngày nay, Hàng Đường thay đổi rất nhiều, nhưng vẫn sầm uất - như phần nối dài của chợ Đồng Xuân - vẫn giữ được vị ngọt ngào truyền thống.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): 'Vị ngọt' phố Hàng Đường - Ảnh 4.

Hà Nội đầu thế kỷ XX. Phố Hàng Đường thời đã có xe điện, phía xa là chợ Đồng Xuân, với vỉa hè đã được quy hoạch

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): 'Vị ngọt' phố Hàng Đường - Ảnh 5.

Phố Hàng Đường (Rue du Sucre). Ảnh của Edgard Imbert, chụp khoảng 1905-1908

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): 'Vị ngọt' phố Hàng Đường - Ảnh 6.

Phố Hàng Đường năm 1930

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): 'Vị ngọt' phố Hàng Đường - Ảnh 7.

Xe điện trên phố Hàng Đường

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): 'Vị ngọt' phố Hàng Đường - Ảnh 8.

Tiệm bánh Trung Thu trên phố Hàng Đường

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): 'Vị ngọt' phố Hàng Đường - Ảnh 9.

Cổng chào dựng cuối phố Hàng Đường, giáp Hàng Ngang, khi Toàn quyền Varenne tới Hà Nội

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): 'Vị ngọt' phố Hàng Đường - Ảnh 10.

Quang cảnh cửa hàng bánh Tùng Hiên phố Hàng Đường, mùa Trung Thu 1928

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): 'Vị ngọt' phố Hàng Đường - Ảnh 11.

Cửa hàng Tùng Hiên nổi tiếng với biểu tượng truyền thống là cô tiên gẩy đàn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): 'Vị ngọt' phố Hàng Đường - Ảnh 12.

Các chiến sĩ quyết tử chiến đấu trong các căn nhà phố Hàng Đường

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 58): 'Vị ngọt' phố Hàng Đường - Ảnh 13.

Các chiến sĩ tự vệ thành Hà Nội chụp ảnh lưu niệm Tết Đinh Hợi (1947) tại một ngôi nhà ở phố Hàng Đường

QXN

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›