Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Cái nón Việt Nam

Thứ Hai, 31/07/2023 11:54 GMT+7

Google News

"Nón" trong tiếng Việt đương thời được hiểu theo nghĩa rộng là "cái đội trên đầu", vừa giúp bảo vệ một bộ phận quan trọng của cơ thể (che nắng, che mưa và phần nào sự va đập…), vừa biểu tỏ thẩm mỹ của người đội. Đối với dân miền trong thì từ "nón" bao gồm cả cái mà dân miền ngoài chỉ gọi là "mũ".

1. Sự phân biệt này chỉ căn cứ vào một sự khác biệt duy nhất là cái đội trên đầu được làm bằng chất liệu tự nhiên (lá, thân thực vật…) hoặc bằng các chất liệu nhân tạo khác như vải, da, nhựa, sắt…Tất nhiên có ngoại lệ về ngôn từ, như mũ lá, mũ cói...

Có thể những lý do về ngôn ngữ ấy cũng bắt nguồn từ những yếu tố lịch sử liên quan đến cư dân mỗi vùng, miền và sự giao lưu của nó trong quá khứ. Hình như người phía Bắc sử dụng nón nhiều hơn và người phương Nam sử dụng khăn nhiều hơn, trước khi dùng các loại mũ mà người phương Tây mang tới (mũ cát, mũ phớt, mũ panama…). Người ngoài Bắc cũng dùng đồ bằng vải mềm quấn đầu (khăn mỏ quạ với phụ nữ, rồi khăn vấn và khăn đóng… với cả 2 giới), nhưng cái nón vẫn phổ biến hơn hết, kể cả đội ra ngoài khăn.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 1.

Cái áo tơi và cái nón của người Việt xưa

Nói dài dài như vậy để phân loại các thứ nón khác nhau mà may mắn nó được mô tả bằng trực quan qua những tấm ảnh được ghi nhận vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi người và văn hóa phương Tây cùng cái máy ảnh thâm nhập vào xã hội nước ta, ở cả Nam và Bắc.

Có thể phân biệt đầu tiên là các loại nón đội đầu của người Việt thường có cốt (khung) bằng tre, nứa, nhưng được "lợp", phủ ra ngoài bằng các loại lá không thấm nước. Còn người Hoa hoặc một vài dân tộc ở phía Bắc nước ta thì giống Trung Hoa, là nón đan bằng các sợi tự nhiên nhiều hơn. Do vậy nón của người Hoa cứng cáp, còn nón của người Việt thì mượt mà.

Nói đến cái nón đội đầu như cái tên gọi của nó khiến chúng ta bắt buộc phải hình dung nó có hình dạng theothuật ngữ của môn hình học, gọi là "hình nón", với cái đáy có tiết diện hình tròn, thân có tiết diện hình tam giácvà vuốt đều tới đỉnh là một điểm: "chóp nón". Cái nón hình chóp cho đến nay được coi là "kinh điển" và phổ biến trong đời sống. Nhưng cái nón trong lịch sử hình thành và phát triển có phải như vậy không?

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 2.

Nón của người Trung Hoa xưa

Ngày nay có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cái nón có từ thời kỳ dựng nước (?), bởi lẽ trong các hiện vật tiêu biểu nhất của văn hóa Đông Sơn là trống hoặc thạp đồng, họ phát hiện các họa tiết vẽ người mang cái nón quàng sau cổ (?). Nhưng cũng có nhà khảo cổ soi kỹ thì cãi đó chỉ là búi tóc vẽ cách điệu, không rõ ràng! Có người vận đến chuyện Chử Đồng Tử được thần cho cái nón và cây gậy để "khởi nghiệp", khi đặt nón lên gậy thì biến thành…"bất động sản" (nhà cửa, phố phường…). Nhưng chữ "nón" ấy chỉ biểu trưng cho cái đội trên đầu, còn hình thù thế nào chưa có ai mô tả, vì những sách ghi chép lại thần thoại (như Lĩnh Nam chích quái) là của người sau này chép theo lời truyền khẩu trong dân.

Nhưng đến bài thơ Nôm của Hoàng đế Lê Thánh Tông (1442 - 1497) bình về "Cái nón" thì biết chắc rằng đó đã là một thứ vật dụng không chỉ phổ biến, mà gắn bó với đời sống của cả xã hội nước ta thời cổ đại. Thơ rằng:"Mưa nào lệ, nắng nào âu?/Các cứ làm nên nón đội đầu/ Vành vạnh dường bằng vầng nhật nguyệt/ Vần vần mấy tựa tán công hầu/ Trùm mặt ngọc, mùi hương đượm/Dạo đường hoa, bóng ác thâu/ Cả mọn thế gian nhờ phủ rợp/ Nào ai là chẳng đội lên đầu?".

Bài thơ của đấng quân vương khẳng định vị thế cái nón trong trang phục và đời sống của dân chúng nước ta thời Lê và những thời đại xa xưa… Lời lẽ của ngài tuy câu chữ hơi cổ, nhưng mô tả rõ ràng cái nón đương nhiên hình tròn, nhưng nó là hình chóp, hoặc chỉ "ba tầm" - tựa như nón thượng mà biến tấu thành cái nón quai thao nổi tiếng- thì không thấy đề cập. Tóm lại, về hình học, thì cái nón hình chóp hoặc hình trụ, dù rất thấp?

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 3.

Nón của người Nhật xưa

 2. Nếu cứ căn cứ trên hình ảnh chụp những năm cuối thế kỷ 19 đầu 20 thì ta dễ nhận ra:

- Trong đời sống thường ngày, nhất là chợ búa, thì phần lớn phụ nữ ở Bắc kỳ đội nón thượng; còn nón chóp chủ yếu là đàn ông sử dụng, kể cả đi ăn xin.

- Dân miền Trung, đặc biệt là đàn ông, dùng nhiều nón hình chóp được gia cố thêm phần sang trọng, các quanhoặc viên chức trong triều cũng đội nón này.

-Sự kiện tiêu biểu nhất và cũng là đình đám nhất là trang phục của Hoàng đế Khải Định khi qua thăm nước Pháp năm 1922, với chiếc nón là điểm nhấn.

Được thiết kế theo ý của đấng quân vương, phải nói là táo bạo và không phải là không sáng tạo, cho dù bị Phan Châu Trinh "đập" tơi bời trong Thất điều thư, cho là lố lăng và làm nhục quốc thể. Trong bộ phẩm phục đó, Hoàng đế Đại Nam chỉ quấn khăn và đội nón, đi ủng da…, không mặc đại triều theo lối cũ, với mũ mão cân đai…

- Người Pháp đô hộ nước ta có sáng tạo ra một thứ nón mang tính tượng trưng nhiều hơn là công dụng. Đó là cái nón cho lính khố đỏ (tirailleur, tạm coi là lính chính quy) và khố xanh (garde indgène, tạm gọi là bảo an). Nó chỉ là một tấm đan hình tròn nho nhỏ,được phủ sơn ta cho bền, có dây buộc qua hàm để đội trên đầu đàn ông búi tó và quấn khăn theo truyền thống.

3. Có một câu hỏi được đặt ra là, vì sao cái nón thượng mà biến thể sang chảnh của nó là nón quai thao lại mất dần trong đời sống?

Về việc này, Thượng thư Bộ Học Hồ Đắc Hàm (1879 - 1963) có viết bài giải thích. Trước hết, ông cho rằng "nón thượng" là do làng nghề Yên Quyết Thượng ở Hà Tĩnh làm ra nên có tên gọi là "Thượng" (?!), còn dân vũng Bắc Trung kỳ gọi nó là "nón Nghệ" (vì Hà Tĩnh có thời là một phần của Nghệ An). Đã có lúc nón thượng được các mệ ở Huế đón nhận, nhưng bị chê giống cái "bánh đa", nên bỏ. Đúng là cái nón thượng hợp với bộ cánh mớ 3 mớ 7 của Bắc bộ hơn là bộ ngũ thân và lối sống cung đình khép nép…

Thêm câu hỏi nữa, vì sao cái nón hình chóp vẫn thông dụng của đàn ông lại dần chuyển sang…đàn bà? Trong khi đàn ông ngày càng ít dùng nón, thì cái nón hình chóp có dáng vóc ngày càng cân đối và "nữ tính" hơn…được phụ nữ rất đồng điệu? Nhất là khi đi kèm với bộ áo dài ngày một cách tân và ngày nay trở thành 1 trong những biểu tượng gắn với người phụ nữ Việt Nam. Nhưng điều đó diễn ra vào thời điểm nào, có cái mốc lịch sử nào ghi nhận, thì chưa được nghiên cứu kỹ.

Giờ đây, dù đã mai một ít nhiều, nhưng cái nón vẫn được coi là vẻ đẹp gắn với khuôn mặt và trang phục của cô gái Việt Nam. Ngay đến các cô gái "quần ngắn, áo số" của đội tuyển nữ Việt Nam, khi đi thi đấu World Cup 2023 ở nước ngoài, cũng đội cái nón làm duyên và làm vật nhận diện cho xứ sở của mình. 

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 5.

Cái nón của người Hoa ở Móng Cái

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 6.

Cái nón của người Hoa ở Sài Gòn, rất dễ phân biệt với người Việt

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 7.

Cái nón của người thiểu số ở thượng du Bắc kỳ, nếu nhìn trực diện rất giống nón thượng của người Kinh

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 8.

Nhưng nhìn nghiêng thấy có cái chóp là sự khác biệt

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 9.

Mô tả nón quai thao

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 10.

Nón thượng được coi là biểu tượng Việt trong con mắt người nước ngoài

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 11.

Nón quai thao trong bản vẽ của Henri Oger đầu thế kỷ 20

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 12.

Nón thượng với người mẫu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 13.

Chiếc nón thượng có quai thao từng là niềm tự hào

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 14.

Luôn coi nón là một vật sang trọng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 15.

Nón thượng trong một buổi chợ ở Hà Nội

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 16.

Nón thượng loại không phẳng ở một vùng nào đó

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 17.

Thợ làm nón trong khảo cứu của Henri Oger

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 18.

Vào những năm 1940, có vùng chợ đội toàn nón chóp

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 19.

Một loại nón khác biệt

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 20.

Nón thúng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 21.

Một loại nón ở Sài Gòn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 22.

Một loại nón khá đặc biệt

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 23.

Nón do chính vua Khải Định thiết kế cho chuyến Tây du

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 24.

Nón chóp đồng của đàn ông trong triều

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 25.

Nón chóp của các quan chức triều đình

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 26.

Một sĩ tử và nón chóp đồng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 27.

Chiếc nón trên đầu một binh lính bản xứ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 28.

Nón trang bị cho lính bản xứ, có thêm vải phủ để tránh nắng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 79): Đôi điều về cái nón Việt Nam - Ảnh 29.

Sưu tập các loại nón cho binh lính bản xứ

QXN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›