Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn…

Thứ Hai, 06/11/2023 18:00 GMT+7

Google News

Bách thảo được sử dụng trong bài viết này để nói về một không gian quy hoạch của các thành phố lớn, được coi là chuẩn mực về văn minh và chất lượng sống. Đó là không gian có chức năng đầu tiên là trồng cây và nuôi thú (nên còn gọi là bách thú).

1. Khác với thời cổ đại, có những vườn thượng uyển, vườn địa đàng trồng và nuôi các loại cây (kỳ hoa dị thảo), hoặc các loại thú quý hiếm trong các cung vua phủ chúa, hoặc giới quý tộc giàu có; còn bách thảo phải là không gian công cộng dành cho mọi người. Nó không chỉ bảo tồn những hệ sinh thái nguyên thủy (như các khu rừng cấm), mà có còn quy hoạch không gian để thu thập các loại cây cối và chim thú đưa từ các nơi đến nhằm tăng cường tri thức và tạo sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên.

Vì thế, nhiều bách thảo trước hết là một công viên nghỉ dưỡng và nhiều nơi còn trở thành những trung tâm nghiên cứu về thực - động vật học nói chung, hoặc các bảo tàng thiên nhiên và nghệ thuật…

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 1.

Quang cảnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn thời Pháp thuộc

Ngày nay, thế giới có chừng 1.800 ngôi vườn như thế trên 150 quốc gia. Có rất nhiều vườn nổi tiếng, nhưng Singapore Botanic Gardens lại là nơi đầu tiên được UNESCO vinh danh.

Ở nước ta, Sài Gòn là nơi có bách thảo sớm nhất, lại có một tên gọi đã thành thương hiệu là Thảo Cầm Viên (tên chính thức từ 1962) và sang năm sẽ tròn 160 năm tuổi (1864 - 2024). Ngày 2/3/1864, Đô đốc Pierre-Paul de La Grandière ký nghị định khoanh 12ha ở trung tâm thành phố mới bị chiếm đóng và giao cho bác sĩ của đạo quân viễn chinh L.A.Germain chỉ huy công việc quy hoạch và xây dựng hạ tầng cho một bách thảo theo đúng mô hình ở các đô thị châu Âu. Một lời kêu gọi, cũng là ra lệnh, cho binh sĩ và dân chúng đi tìm các loại cây và các loại thú nơi mình có để đưa về đây nuôi trồng. Số lượng và chủng loại cây, cũng như các loại chim muông, thú rừng của vườn ngày một nhiều.

Ngày 23/3/1865, vườn được giao vào tay nhà thực vật học nổi tiếng là J.Louis Pierre (1833 - 1905) đã có kinh nghiệm nhiều năm điều hành vườn bách thảo ở Calcutta (Ấn Độ). Kể từ đó, bách thảo Sài Gòn không chỉ rộng hơn (20ha), mà nhanh chóng vươn tới đẳng cấp cao trong khu vực Đông Nam Á. Vườn chính thức mở cửa cho công chúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 180 năm Cách mạng Pháp 14/7/1869.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 2.

Đô đốc Pierre-Paul de La Grandière - nhà sáng lập

2. Từ 14/4/1926 thì vườn được hưởng quyền tự trị về hành chính và nghiên cứu khoa học do một hội đồng quản trị điều hành sau khi Louis Pierre trở về Pháp. Vị giám đốc đầu tiên này cũng là tác giả bộ bách khoa đồ sộ Thảo mộc địa phương chí (Flore Forestière de la Cochinchine) dày 25 tập. Ông cũng là người thực hiện việc trao đổi với các bách thảo thế giới để đưa về và thuần dưỡng nhiều loài cây trồng mang lại lợi ích cho Đông Dương như cao su, vani, cà phê Ả Rập… Đồng thời tham gia quy hoạch hệ thống cây xanh Sài Gòn và các đô thị thuộc địa.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 3.

Nhà thực vật học J. Louis Pierre - giám đốc đầu tiên

Từ 1871, vườn đã cung cấp được 25.000 gốc cà phê đầu tiên để trồng ở Nam kỳ và trao đổi hạt giống, con giống với nhiều vườn quốc gia trên thế giới. Đến năm 1930, vườn đã có quan hệ trao đổi với 125 cơ sở nghiên cứu khoa học của Pháp, các thuộc địa và nhiều quốc gia khác.

Dinh Toàn quyền Đông Dương (dinh Norodom) ở Sài Gòn về sau cũng được xây hướng vào trục đường lớn tới bách thảo. Còn trong khuôn viên cây xanh rộng lớn này, ngoài vườn ươm cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học về thiên nhiên còn có Tòa Bảo tàng Lịch sử (ban đầu là bảo tàng kinh tế, sau đó mang tên thống đốc Blanchard de la Brosse và nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia TP.HCM). Trong tòa nhà này cũng là nơi đặt trụ sở của Hội Nghiên cứu Đông Dương (SEI), ra đời sớm nhất và nổi tiếng khu vực. Sau Đại chiến I, người Pháp cũng xây tại đây một Đài tưởng niệm chiến tranh dành cho những người bản xứ chết trận ở châu Âu…

Cho đến ngày nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn duy trì, nhưng ngày càng trở nên nhỏ bé so với sự phát triển của một siêu đô thị hơn chục triệu dân. Nhiều chức năng khoa học và chất lượng hệ sinh thái không được như xưa và đứng trước nhiều thách thức trên con đường duy trì và phát triển bền vững, mà sang năm đã bước vào tuổi 160.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 5.

Tem có hình Thống đốc Nam kỳ Pierre-Paul de La Grandière

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 6.

Bia ghi nhận năm thành lập

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 7.

.monica-writing-entry-btn { position: absolute; right: 1px; bottom: 1px; pointer-events: all; cursor: pointer; user-select: none; -webkit-user-drag: none; display: flex; flex-direction: row; justify-content: center; align-items: center; background: transparent; transition: all ease 0.2s; border-radius: 20px; border: 1px solid transparent; } .monica-writing-clickable-item { cursor: pointer; user-select: none; -webkit-user-drag: none; display: flex; flex-direction: row; justify-content: center; align-items: center; padding: 0 4px; height: 26px; color: #a0a0a0; } .monica-writing-clickable-item.monica-writing-first { border-top-left-radius: 20px; border-bottom-left-radius: 20px; } .monica-writing-clickable-item.monica-writing-last { border-top-right-radius: 20px; border-bottom-right-radius: 20px; } .monica-writing-clickable-item:hover { color: #3872e0; } .monica-writing-divider { background-color: #eeeeee; min-width: 1px; height: 12px; } .monica-writing-entry-btn:hover { background: #ffffff; border: 1px solid rgba(115, 114, 120, 0.15); } .monica-writing-caret { width: 1.5px; background-color: #3872e0; pointer-events: none; position: absolute; border-radius: 1px; } .monica-writing-caret-head { background-color: #3872e0; width: 6px; height: 6px; border-radius: 6px; position: absolute; left: -2.25px; } @media print { .monica-writing-entry-btn { display: none; } }

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 8.

Bên trong vườn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 9.

Khu trung tâm

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 10.

Lầu hòa nhạc

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 11.

Hồ nước và cây cối trong vườn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 12.

Các loại cây ngoại nhập

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 13.

Các chuồng thú rợp bóng cây

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 14.

Các loại chim

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 15.

Hổ Đông Dương

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 16.

Khách đến xem voi

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 17.

Đi dạo trong vườn bằng xe kéo

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 18.

Cá sấu vùng Mê Kông

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 19.

Bảo tàng Branchard de la Brosse

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 20.

Chuyên trưng bày nghệ thuật Đông Dương và Đông Nam Á

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 21.

Trụ sở Hội Nghiên cứu Đông Dương

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 22.

Tòa nhà tưởng niệm những người lính An Nam chết trận ở châu Âu 1914 - 1918

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 84): Từ Thảo Cầm Viên Sài Gòn… - Ảnh 23.

Tượng voi do vua Xiêm tặng Đông Dương, đặt trong vườn

QXN

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›