Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng

Thứ Hai, 18/12/2023 18:00 GMT+7

Google News

Trong thư tịch và trên các bản đồ cổ, hai chữ "hải phòng" ban đầu chỉ là một danh từ chung định danh những cứ điểm quân sự trong hệ thống phòng thủ bờ biển của triều đình. Nhưng rồi cho đến một ngày, có một nơi, hai chữ đó được viết bằng chữ hoa như một tên riêng…

Ban đầu, đó là một địa danh của một đơn vị hành chính được viết bằng tiếng Pháp, có ý nghĩa tương đương như một "thành phố" hiện đại… Để cho đến nay, sau hơn 13 thập niên, địa danh đó là "thành phố trực thuộc trung ương" có quy mô và vị thế đứng thứ 3 của đất nước, chỉ sau Thủ đô Hà Nội và TP.HCM. Đó là thành phố cảng Hải Phòng.

Từ cửa Ninh Hải năm 1875…

Vậy thì cái mốc đó được xác định vào thời điểm nào? Về sự kiện thì người ta lập luận rằng cần phải nói đến khái niệm "thành phố" chỉ có khi người Pháp cai trị nước ta, còn trước đó, ngoài các làng xã là nơi phần lớn dân cư sinh sống thì chỉ có các "đô" và "thị", hoặc "thành" và "thị". Đó thường là lỵ sở hành chính của các "tỉnh" được lập từ thời hoàng đế Minh Mạng triều Nguyễn (1831 - 1832), nơi có cả cơ quan hành chính (đô, thành) và cũng nơi dân chúng sinh sống, buôn bán giao thương như một cái chợ (thị).

Do vậy mà có người viện ra bản hiệp ước triều đình Đại Nam ký kết với Pháp ngày 15/3/1874 (hiệp ước Giáp Tuất) trong đó có điều khoản triều đình Đại Nam sẽ "mở cửa" Hà Nội và các cảng Ninh Hải (Hải Dương) và Thị Nại (Bình Định) cho người Pháp đặt trụ sở và giao thương. Điều khoản này được nhắc lại trong hiệp ước thương mại được ký ngay sau đó (31/8/1874). "Ninh Hải" chính là địa bàn Hải Phòng ngày nay, nên có người coi đây là cái mốc cho sự ra đời thành phố Hải Phòng, cho dù vào thời điểm ấy vẫn chỉ có đơn vị hành chính là "tỉnh Hải Dương", mà chưa hề có "tỉnh Hải Phòng".

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 1.

Bản đồ TP Hải Phòng 1874 và 1926

Quan điểm này dễ dàng bị phản bác khi xem một tấm ảnh được xác định là chụp sớm nhất quang cảnh của cửa Ninh Hải khi đó (1875). Bức ảnh có chất lượng khá cao, phản ảnh đúng cảnh quan, kèm lời nhận xét được thuyết minh cho ảnh: "Nằm cách biển khoảng 40km, từ năm 1874 triều đình An Nam cắt nhượng một khu đất cho người Pháp… Hải Phòng đã được tạo lập ra trên một vùng đầm lầy, nó chưa tồn tại vào năm 1874… Sự thay đổi của Hải Phòng chỉ bắt đầu từ năm 1885, viên công sứ Bonnal đã cho đào con kênh mang tên mình vào thời điểm này và sử dụng số đất đào lên này để san lấp các hồ ao, đầm lầy vốn là ổ dịch bệnh tồn tại ở khắp mọi nơi và để hình thành các đường phố chính…".

Đến tên gọi Hải Phòng

Khái niệm về một đơn vị hành chính "tỉnh" mang tên Hải Phòng gắn với bản nghị định của Tổng trú sứ Trung và Bắc kỳ ký ngày 11/9/1887, lấy các huyện An Dương, An Lão, Nghi Dương của phủ Kiến Thụy và 4 xã của huyện Thủy Dương chuyển đặt dưới quyền công sứ Hải Phòng.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 2.

Các xóm chài trên sông và cửa biển Hải Phòng

Sự kiện này khởi động cho sự hình thành tỉnh Hải Phòng, vốn nằm trong địa bàn của tỉnh Hải Dương, là một trong 13 tỉnh thuộc Bắc kỳ được thành lập từ năm Minh Mệnh thứ 12 (1831). Nó tạo ra một đơn vị hành chính thích hợp để một cảng biển quan trọng nhất Bắc kỳ được thiết lập, không những kết nối thị trường nội địa của vùng đất bảo hộ, mà còn mở đường thông thương với một trong những thị trường mà nhiều nước phương Tây đang thèm khát, chính là vùng Tây Nam của Trung Quốc đang thiếu đường thông ra biển. Con đường sắt Vân Nam - Hải Phòng sẽ tạo nên sự kết nối ấy.

Chỉ có những tấm ảnh ghi lại hình hài một thành phố hiện đại và chưa từng có trong quá khứ dần hình thành mới đủ sức thuyết phục cho thời điểm được coi là ra đời một thành phố khi chính quyền thuộc địa, bằng nghị định số 398 do quyền Toàn quyền Đông Dương Guillaume Richaud  ký ngày 19/7/1888 xác lập thiết chế thành phố tại Hà Nội và Hải Phòng cơ cấu theo mô hình quản lý thành phố (municipalité) với 1 đốc lý (maire) và các ủy viên (với Hà Nội là 16 và Hải Phòng là 14)…

Như vậy thì, dù cho Hà Nội là thủ đô có bề dày "nghìn năm văn hiến", thì về cơ chế quản lý đô thị, như một thành phố hiện đại, cũng chỉ có cùng độ tuổi với Hải Phòng (?!). Hơn thế nữa, trước khi Toàn quyền Paul Doumer triển khai "Chương trình khai thác thuộc địa 1897 - 1902" trong nhiệm kỳ của mình, xây xong cây cầu bắc ngang sông Hồng và xác định Hà Nội là thủ phủ của toàn Liên bang Đông Dương, thì Hải Phòng còn là một thành phố có chất lượng đô thị vượt trội so với Hà Nội.

Hải Phòng là đô thị có điện thắp sáng công cộng sớm nhất, không chỉ ở Đông Dương, mà trong cả khu vực; là nơi có những cơ sở công nghiệp cơ khí và sửa chữa và đóng tàu sớm nhất ở Bắc kỳ; có nhà hát thành phố trước Hà Nội cả thập niên… Sách báo còn ghi chép rằng Tây ở Hà Nội và các địa phương khác muốn xài… nước đá thì phải "xuống" Hải Phòng mua…

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 4.

Xóm chài và tàu trên sông nước Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 5.

Trạm thu thế đầu tiên Pháp đặt trên nhượng địa ở Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 6.

Dùng sức người xây kè làm cảng biển

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 7.

Xây dựng hạ tầng đường xá ở Hải Phòng bằng sức lao động của phụ nữ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 8.

Ngọn đèn thắp dầu ở Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 9.

Dinh công sứ ở Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 10.

Tòa Thị chính Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 11.

Kênh Bonnal xưa ở Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 12.

Đường Bonal xưa ở Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 13.

Bến thuyền trên sông Tam Bạc, Hải Phòng, 1937

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 14.

Ga xe lửa Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 15.

Cầu quay và thuyền bè ở Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 16.

Cầu Đồ Sơn và Nhà hát Thành phố Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 17.

Cầu thép Doumer dẫn tới Nhà hát Thành phố Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 18.

Cầu Lạch Tray

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 19.

Khánh thành cầu Hạ Lý 1937

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 20.

Cảng Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 21.

Nhà máy điện Cửa Cấm

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 22.

Khởi công xây Nhà máy Xi măng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 23.

Nhà máy Xi măng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 24.

Khu công nghiệp nhìn từ trên cao

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 25.

Toàn cảnh thành phố và cảng Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 26.

Bưu điện Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 27.

Bến xe ô tô tuyến Hải Phòng - Đồ Sơn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 28.

Công viên ở Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 29.

Tượng đài thời Pháp ở Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 30.

Sân đua ngựa ở Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 31.

Đường Paul Bert và Phòng Thương mại

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 32.

Trụ sở Công ty vận tải đường sông

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 33.

Học trò trên quảng trường Nhà hát Thành phố Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 34.

Đường phố trung tâm Thành phố Hải Phòng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 90): Về sự ra đời của một thành phố cảng - Ảnh 35.

Tấm ảnh được xác định là chụp sớm nhất quang cảnh của cửa Ninh Hải (1875)

QXN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›