Henrikh Mkhitaryan: Cuốn băng của người cha, học việc ở Brazil và hành trình tới Man United

Thứ Hai, 06/02/2017 09:50 GMT+7

Google News
(Thethaovanhoa.vn) - Hãy cùng nhìn lại cuộc hành trình từ một cậu bé còi cọc ở Armenia cho đến khi trở thành một ‘Quỷ Đỏ’ của Henrikh Mkhitaryan qua chính lời kể của anh.
Một trong những kí ức của tuổi thơ là hình ảnh năn nỉ bố (tên của ông là Hamlet) cho tôi được cùng ông đi tập khi ông đang thi đấu tại Pháp. Lúc đó tôi khoảng 5 tuổi thì phải. Trong thập niên 80, trước khi tôi ra đời, bố tôi thi đấu cho một CLB tại giải đấu hàng đầu Xô Viết ở quê hương Armenia. Ông nhỏ con nhưng rất nhanh. Thậm chí tạp chí Soviet Soldier từng bầu chọn ông cho danh hiệu ‘Knight of Attack’ năm 1984.


Hamlet Mkhitaryan

Năm 1989, khi tôi còn là một đứa trẻ sơ sinh, gia đình chúng tôi đến Pháp vì những cuộc xung đột tại Armenia. Bố tôi thi đấu 5 năm tại Valence thuộc giải hạng 2 nước Pháp. Tôi sẽ òa khóc mỗi khi bố rời nhà để đi tập luyện. Mỗi sáng, tôi sẽ nói: ‘Bố có thể đưa con đi cùng được không. Xin bố hãy cho con theo chân bố đi.’

Ở độ tuổi đó, tôi chưa hề quan tâm đến bóng đá. Tôi chỉ muốn được như bố mà thôi. Nhưng ông không muốn bị xao nhãng trong buổi tập nên ông đã nghĩ là một kế hoạch để lừa tôi. 

Một buổi sáng, tôi tiếp tục lại nói: ‘Bố, đưa con theo cùng đi.’ 

Ông trả lời: ‘Không, hôm nay bố không đi đá bóng đâu, Henrikh. Bố đi chợ và sẽ về ngay thôi.’ 

Ông trở về nhà mà không có một túi đồ nào. Tôi hiểu ra và òa khóc: ‘Bố lừa con. Bố không đi chợ mà lại đi đá bóng.’

Quãng thời gian bên cạnh ông đầy ý nghĩa nhưng ngắn ngủi. Khi tôi lên 6, gia đình nói với tôi rằng chúng tôi sẽ chuyển vể Armenia. Tôi không thực sự hiểu chuyện gì đang xảy ra. Bố tôi ngưng chơi bóng và ở nhà cả ngày. Ông có một khối u trong não, tôi không hề biết điều đó. Mọi thứ xảy ra quá nhanh. Và chỉ một năm sau, ông qua đời. Tôi còn quá bé, tôi không thể hiểu được khái niệm cái chết là gì. Tôi chỉ nhớ mẹ và chị gái khóc và tôi đã hỏi: ‘Bố đâu rồi ạ?’ Nhưng không ai có thể giải thích được cho tôi hiểu.

Thời gian trôi qua, họ bắt đầu kể cho tôi lí do vì sao. Tôi còn nhớ mẹ đã nói: ‘Henrikh à, bố sẽ không còn ở bên chúng ta nữa.’ Và tôi đã nghĩ: ‘Không bao giờ ư?’ Khái niệm ‘không bao giờ’ quả là quá dài khi bạn chỉ là đứa trẻ 7 tuổi. 

Chúng tôi có nhiều tấm băng ghi hình khi khi ông còn thi đấu ở Pháp và tôi thường xem nó để nhớ về ông. Tôi xem lại những tấm băng đó hai đến ba lần mỗi tuần và nó đem lại cho tôi sự hạnh phúc, đặc biệt là khi ông ôm những người đồng đội để ăn mừng bàn thắng. Qua những tấm băng đó, bố vẫn sẽ sống mãi trong tôi.

Một năm sau khi ông ra đi, tôi bắt đầu tập luyện bóng đá. Bố chính là động lực và là thần tượng của tôi. Tôi tự nhủ với bản thân: ‘Mình phải chạy giống như bố từng chạy. Sút như bố đã từng sút.’ Khi lên 10 tuổi, toàn bộ cuộc sống của tôi là bóng đá. Tập luyện, đọc và xem về bóng đá, thậm chí là chơi bóng đá trên PlayStation. Tôi dành toàn bộ tâm trí vào nó. Tôi thực sự dành sự ngưỡng mộ cho những cầu thủ sáng tạo – những nhạc trưởng. Tôi muốn được chơi bóng như Zidane, Kaka và Hamlet (những người có thể ngang hàng với ông)

Cuộc sống thật khó khăn khi mẹ vừa phải là một người mẹ, vừa là một người bố với tôi. Rất khó cho phụ nữ có thể làm đươc điều đó trong xã hội này. Vì vậy mẹ đã cứng cỏi vì tôi và đôi lúc bà phải nghiêm khắc như một người bố vậy. Có những ngày, tôi trở về nhà và ca thán: ‘Ah, thật quá khó. Con chỉ muốn từ bỏ.’

Và mẹ đã nói: ‘Con đừng từ bỏ. Nếu con nỗ lực, con sẽ làm tốt hơn vào ngày mai.’ 

Sau khi bố mất, mẹ phải đi làm. Mẹ có công việc tại Liên đoàn bóng đá Armenia. Mọi thứ trở nên khá hài hước khi tôi bắt đầu thi đấu cho tuyển trẻ Armenia. Khi tôi quá khích và gây rối trên sân, mẹ sẽ gặp tôi sau trận và nói: ‘Henrikh, cư xử cho đúng mực không con sẽ khiến mẹ gặp rắc rối ở chỗ làm việc.’

Tôi trả lời: ‘Nhưng mẹ ơi, bọn nó đá vào người con. Chúng…’

‘Không, không được. Con phải cư xử nhã nhặn.’

Sự ra đi qua bố thực sự khó khăn với gia đình chúng tôi nhưng mẹ và chị luôn động viên tôi. Thậm chí họ còn để tôi đến Brazil để tập luyện cùng São Paulo trong 4 tháng khi tôi 13 tuổi. Đó là quãng thời gian thú vị nhất của cuộc đời tôi vì khi đó tôi là một đứa nhóc Armenia ít nói không biết một chút tiếng Bồ Đào Nha nào. Nhưng thực sự tôi chả quan tâm đâu, tôi sẽ được đến thiên đường của bóng đá.


Mkhitaryan ở Dortmund

Tôi luôn mơ ước mình được như Kaka và ở Brazil, nơi sản sinh ra thứ bóng đá đầy sáng tạo, người ta gọi nó là ‘ginga’. Tôi học tiếng Bồ trong 2 tháng trước khi đi nhưng khi tôi đên São Paulo, tôi nhận ra một thứ ngôn ngữ để thi đấu, một thứ khác để giao tiếp. Tôi đến Brazil cùng hai cầu thủ Armenia nữa. Khi nhập phòng, chúng tôi nhận ra còn chung phòng với một cầu thủ Brazil. Anh ấy gầy và có mái tóc đen như tôi. 

Anh ấy chào chúng tôi và nói: ‘Bom dia! Meu nome é Hernanes.’

Lúc đó, cậu bé ấy là một người xa lạ nhưng đó chính là Hernanes, tiền vệ đang thi đấu cho Juventus lúc này đấy. 

Chúng tôi ở tại khu tập luyện. Tập luyện, ăn ngủ và vui chơi cùng nhau tại đó. Chúng tôi không có PlayStation và chỉ có một chiếc tivi và toàn là tiếng Bồ Đào Nha. Vì vậy, trong vài tuần đầu thật khó cho tôi để có thể giao tiếp với những cầu thủ Brazil. Họ chỉ nói gì đó và cười với tôi, vỗ vào vai tôi. Bản chất của những người Brazil rất tuyệt. Không thể miêu tả nó bằng từ ngữ, bạn phải ở bên cạnh họ mới có thể hiểu được sự nồng ấm đó. May mắn thay, tất cả đều nói ngôn ngữ quốc tế của bóng đá. Chúng tôi trở thành những người bạn qua thứ bóng đá đầy sáng tạo trên sân. Tôi ghi vài bàn trên sân tập và nghĩ: ‘Wow, tôi là một cậu bé Armenia ghi bàn tại Brazil.’ Tôi thấy mình như là một ngôi sao vậy.

Tôi cảm thấy hứng thú với văn hóa nơi đây. Nó thực sự khác biệt. Ví dụ nhé, chúng tôi tập 45 phút rồi nghỉ 15 phút. Ăn và uống nước hoa quả và quay lại tập thêm 45 phút nữa. Họ tập luyện như đá thật vậy. Tại Armenia ở độ tuổi đó, chúng tôi tập thiên về thể lực hơn. Ở Brazil thì thiên về kĩ thuật, luôn tập với trái bóng. Nếu những đứa trẻ ở đây không có bóng, chúng buộc một đống tất lại thành một quả bóng. Mọi thứ ở đây đều xoay quanh trái bóng.

Mẹ gọi điện thoại cho tôi mỗi ngày. Và tôi luôn nói với mẹ rằng nếu muốn gọi cho tôi thì phải hẹn trước. Vì chiếc điện thoại duy nhất có thể gọi quốc tế ở trong phòng giám đốc, mỗi sáng thư kí của ông ấy đều phải chạy ra sân tập để gọi tôi: ‘Hey, mẹ cháu gọi điện thoại kìa.’ Tôi phải chạy vào trong và dặn mẹ gọi lại sau.

‘Con yêu thế nào rồi? Thức ăn có ngon không? Con có ăn được không?’

‘Mẹ ơi, con đang tập luyện! Mẹ gọi lại cho con vào chủ nhật nhé!’

Sau vài tháng, tôi có thể nói được tiếng Bồ cơ bản và tôi đã dạy Hernanes bảng chữ cái Amernia. Vì không có PlayStation nên chả có gì để làm lúc rảnh cả. 

Thời gian rất quan trọng với tôi vì nó định hình phong cách chơi bóng của tôi. Sau khi trở về Armenia từ Brazil, tôi vẫn gầy và mỏng cơm nhưng bù lại có được kĩ năng và kĩ thuật. Tôi cảm thấy tự do trên sân bóng. Tôi cảm thấy mình như Ronaldinho của Armeria vậy (haha, tôi chỉ nói đùa thôi). Nó thực sự là một thử thách vì tôi có ba ngôn ngữ trong bộ não của tôi – Armenia, Pháp và Bồ. Và chúng đang xung đột lẫn nhau. Tôi đã nói nửa câu bằng tiếng Armenia, nửa câu bằng tiếng Bồ (Vì vậy, nếu  tôi nói tiếng Anh, hãy thông cảm nếu tôi diễn đạt cái gì mà thấy buồn cười nhé.)

Và rồi, khi tôi bước sang tuổi 20, tôi chuyển đến Metalurh Donetsk và bắt đầu nói lẫn lộn thêm tiếng Ukraina và Nga với nhau. Nó thực sự buồn cười vì chỉ 2 năm sau, tôi chuyển đến sống tại Shakhtar Donetsk và mọi người nói rằng sẽ rất khó khăn với tôi đấy. Họ nói rằng tôi sẽ chẳng thể thành công tại đó vì có tận 12 cầu thủ Brazil trong đội hình. Tôi đáp lại gì chỉ cười trong lòng. Trong đầu tôi đã nghĩ: ‘Mình một nửa là Brazil cơ mà.’ Đúng vậy đấy, tôi rất hòa hợp với những người đồng đội mới và 3 năm tại Donetsk thật thành công. Tôi đạt kỉ lục ghi bàn tại giải Ukraina năm 2013 và khiến những kẻ ở Armenia từng nói rằng tôi không thành công ở đây phải câm lặng. 

Số phận đôi lúc thật thú vị. Sau mùa giải đó, tôi nhận được lời đề nghị tại Borussia Dortmund ở Đức. Đúng lúc, nội chiến nổ ra tại Donetsk và SVĐ của Shakhtar bị bỏ hoang. Vì vậy, tôi đã chuyển đến Đức, không chỉ ngôn ngữ, văn hóa mà cả bầu không khí ở đây khác biệt so với những gì tôi từng trải qua. Đó là một quãng thời gian khó khăn với tôi. Mùa giải đầu tiên khá ổn. Mùa tiếp theo thì thât thảm họa, không chỉ với riêng tôi mà cả với CLB. Chúng thua rất nhiều và tôi cảm thấy mình không may mắn. Không ghi bàn, không kiến tạo, đó không phải là tôi. Tôi giá nhập với bản hợp đồng rất giá trị và tôi đặt nhiều kì vọng vào bản thân. Tôi đã có nhiều đêm mất ngủ tại căn hộ ở Dortmund, cô độc, tràn ngập trong những dòng suy nghĩ. Tôi không muốn ra ngoài, kể cả ăn tối. Nhưng như tôi đã nói, số phận thật thú vị. Một HLV mới xuất hiện, Thomas Tuchel đã đến ở mùa giải thứ 3 của tôi và thay đổi tất cả. Ông đến gặp tôi và nói: ‘Nghe này, tôi muốn giúp cậu bộc lộ hết tiềm năng của mình.’

Tôi vừa mỉm cười vừa cười lớn vì tôi nghĩ rằng ông ấy chỉ động viên tôi thôi. Tôi đã nghi ngờ những lời nói của ông ấy. Nhưng ông ấy nhìn tôi với ánh mắt đầy nghiêm túc: ‘Micki này, cậu sẽ trở nên xuất sắc.’

Điều đó có ý nghĩa rất lớn với tôi. Sau mùa giải thảm họa đó, tôi nghĩ rằng mình chẳng thể trở thành ngôi sao. Nhưng ông ấy đã làm được. Ông ấy giúp tôi bộc lộ hết khả năng của tôi ở mùa giải đó và tôi đã tìm làm được niềm vui. Khi buồn, bạn chả thể thấy may mắn. Đó là điều tôi học được ở văn hóa Brazil. Khi vui, những điều tốt lành sẽ đến. Mùa giải đó, chúng tôi chơi với niềm phấn khích. Chúng tôi thi đấu như điên, tấn công tổng lực và tận hưởng từng phút chơi bóng trên sân. Chúng tôi thi thường thi đấu với 2 trung vệ, 3 tiền vệ và tận 5 tiền đạo. Kể cả khi thất bại, chúng tôi vẫn cảm thấy vui.

Mùa hè năm ngoái, người đại diện đã gọi điện cho tôi và nói rằng Manchester United hứng thú trong việc chiêu mộ tôi. Điều đó khiến tôi ngạc nhiên. ‘Thật ư? Hay đó chỉ là tin đồn?’

Khi giấc mơ thành hiện thực, nó dường như mơ hồ lúc ban đầu. 

Vài ngày sau, Manchester United xác nhận muốn có tôi và Ed Woodward gọi cho tôi. Ông ấy nói CLB rất muốn có tôi. Bạn không thể tượng tưởng tôi đã phấn khích như thế nào đâu. Khi người đại diện đang đàm phán các vấn đề xung quanh vụ chuyển nhượng, tôi đã có thời gian để cân nhắc. Tôi biết sẽ là một thử thách nếu rời Dortmund và thành công tại United. Nhưng tôi không muốn ngồi trên ghế và hối hận khi đã là một ông già, vì vậy tôi quyết định ra đi. Khi thỏa thuận thành công, tôi kí vào bản hợp đồng với United và chợt nhận ra, một bước đi lớn trong đời khi đến Premier League đang xảy ra rồi sao. Tôi sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc đó và lúc tôi khoác lên mình chiếc áo đỏ của Man United trước buổi tập luyện đầu tiên. Nó khiến tôi hạnh phúc và tự hào vì những gì tôi đã đạt được trong sự nghiệp. 



Khởi đầu mùa giải đầu tiên tại United, tôi dính chấn thương và không thể có cơ hội ra sân. Công bằng mà nói khởi đầu cuộc sống mới  tại Manchester không hề hoàn hảo chút nào. Nhưng nó chỉ là một trong nhiều quãng trầm trong cuộc đời tôi mà thôi và tôi sẽ không bao giờ từ bỏ. Tôi sẽ nỗ lực mỗi ngày để giúp đội bóng thành công. Nếu hỏi mẹ và chị gái về tôi, họ sẽ nói rằng tôi khá ‘cứng đầu’. Tôi là một người rất nghiêm túc. Nhưng quả thật mà nói, tôi hài lòng với những gì mình đã có. Đó luôn là một giấc mơ của tôi khi được chơi bóng cho đội bóng lớn nhất thế giới. Khi bạn bước chân vào đường biên Old Trafford, nó không chỉ là sân bóng mà là sân khấu. Nếu bố tôi thấy tôi trên sân khấu này, tôi nghĩ ông sẽ rất tự hào. Tôi luôn muốn được như bố và tôi nghĩ rằng dù ông không có mặt ở đây nhưng ông đã giúp tôi có thể bước chân lên sân khấu này. Nếu ông còn sống, có thể tôi đã là một luật sư hay bác sĩ rồi. Nhưng tôi là một cầu thủ bóng đá. 

Thật buồn cười là tôi không hề xem lại mình thi đấu như thế nào trên tivi. Tôi ghét xem bản thân thi đấu vì tôi chỉ nhận ra những sai lầm của bản thân. Tôi thi đấu rất khác phong cách thi đấu của bố tôi. Ông là một tiền đạo tốc độ với những cú sát mạnh mẽ. Tôi thiên về kĩ thuật hơn. Nhưng nhiều người tại Armenia nói rằng tôi giống hệt ông khi tôi bứt tốc. Họ nói: ‘Henrikh, anh giống hệt ông, chạy cũng giống hệt. Nhìn anh thi đấu khiến tôi gợi nhớ về Hamlet.’

Tôi không hề biết đó vì tôi ghét nhìn bản thân mình thi đấu nhưng cũng đúng thôi. Giấc mơ đầu tiên của tôi được chạy tự do trên sân bóng chính là khi nhìn bố thi đấu qua những cuốn băng sau khi ông ra đi mãi mãi. 

Xem màn trình diễn của Mkhitaryan:



Hà Sơn
(Dịch)

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›