Mới đây, LPL tiết lộ ASIAD sẽ hạn chế những từ ngữ nhạy cảm trong các bộ môn đối kháng của Esports.
ASIAD hạn chế từ ngữ nhạy cảm đối với Esports
Tại Thế vạn hội Hàng Châu năm nay, bộ môn thể thao điện tử (Esports) sẽ được đưa vào nội dung tranh huy chương. Do tính chất cạnh tranh nhau, các nội dung của Esports thường là những game đối kháng, có nhiều mạng hạ gục. Do vậy, sẽ không thể tránh được việc có những từ ngữ nhạy cảm xuất hiện ngay trong ingame. Ví dụ như từ các từ Double kill, Triple kill, Penta kill hay Monster Kill của Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2...
Tuy nhiên, theo một bình luận viên tại LPL, nhiều khả năng các môn Esports sẽ bị áp luật đặc biệt để hạn chế tối đa những từ ngữ nhạy cảm tại ASIAD sắp tới. Những từ ngữ mạnh như "giết, tiêu diệt" hay tựa như thế sẽ không được đưa vào các sự kiện quan trọng tại Trung Quốc. Có thể các từ như "kill" sẽ phải đổi thành thành "Knock down" (hạ gục) hoặc "take point" (chiếm điểm) để phù hợp hơn với thuần phong mỹ tục tại quốc gia này.
Điều này vô tình đặt ra thách thức với các nhà phát hành game khi họ sẽ phải có một bản cập nhật bổ sung dành riêng cho kỳ Thế vận hội tại Hàng Châu sắp tới. Dù đây chỉ là tin đồn đến từ một bình luận viên nhưng khả năng nó trở thành hiện thực là rất cao. Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn có những kiểm duyệt rất khắt khe với game nói chung và Esports nói riêng.
Kiểm duyệt gắt gao đối với Game tại Trung Quốc
Trong quá khứ, Trung Quốc từng đặt ra một bộ luật khắt khe dành cho các game muốn phát triển tại thị trường này. Một trong số đó là hạn chế "bạo lực".
Rất nhiều tựa game nổi tiếng đã phải sửa hoạt ảnh để có thể đặt chân đến Trung Quốc. Nói ngay trong Esports, chúng ta có Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2 hay các game bắn súng v.v...
Ví dụ ở Dota 2, một số tướng hình xương người đã được bọc thêm da thịt vào, kết quả là quái vật trông đô con hơn nhân vật gốc rất nhiều. Ở Liên Minh Huyền thoại, hình ảnh giọt máu từ stack của vị tướng Darius thì được bôi đen. Trong khi đó ở các game bắn súng, máu bắn ra ngoài cũng được đổi sang màu khác, ví dụ như khói xanh.
Không chỉ cấm bạo lực, máu me, các game tại thị trường Trung Quốc cũng đặc biệt phải tuân thủ việc không được xuất hiện yếu tố cờ bạc, rượu chè. Ngoài ra, các nhân vật ăn mặc thiếu vải cũng đừng mong tồn tại được tại đây.
Paladins là một trong những tựa game nổi tiếng nhưng đành ngậm ngùi rời thị trường Trung Quốc vì lý do trên. Game này có tạo hình nhân vật nữ bị cho là khiêu gợi, dung tục và đã nhanh chóng bị cấm khỏi quốc gia này.
Lệnh cấm đối với người chơi
Ngoài các quy định khắt khe đối với kiểm duyệt game, Trung Quốc còn đưa ra những luật khác dành cho người chơi. Đây là nỗ lực trong việc kiềm chế chứng nghiện game trực tuyến đang gia tăng báo động ở nước này.
Cụ thể hồi năm 2019, Trung Quốc từng ra lệnh cấm người dưới 18 tuổi chơi các trò chơi trực tuyến từ 10 giờ tối đến 8 giờ sáng hôm sau, vào các ngày trong tuần. Trẻ vị thành niên chỉ có thể chơi trong 90 phút ngày thường và chơi tối đa 3 giờ mỗi ngày vào cuối tuần và ngày lễ.
Nhìn chung, các quy định mà Trung Quốc đưa ra cũng chỉ vì muốn cải thiện chất lượng cộng đồng. Với việc họ đã xây dựng truyền thống này từ nhiều năm trước, việc các môn Esports bị hạn chế từ ngữ tại ASIAD sắp tới hoàn toàn có thể xảy ra.
Tags