Sai lầm của nhiều người già là dốc hết tiền tiết kiệm cho con cái.
Khi chúng ta bước vào tuổi già, người có thể nương tựa ngày càng ít đi. Người thân, bạn bè sẽ lần lượt rời ta đi. Người duy nhất không rời xa mỗi chúng ta chính là vợ/chồng và các con. Nhưng cuối cùng, người bạn đời cũng sẽ sớm ra đi, người bên cạnh lúc này chỉ còn con cái. Vậy mới có câu "Nuôi con để nhờ tuổi già".
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, đặt kỳ vọng vào người khác là rất mạo hiểm, cho dù đó là con ruột cũng không đáng tin cậy 100%. Như câu chuyện của bà Zhao dưới đây khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Hết lòng vì con, cuối cùng nhận lại đắng cay
Bà Zhao, 70 tuổi (Trung Quốc) goá phụ từ sớm. Bà chỉ có một người con trai nhưng đi làm ăn xa, không có ở nhà. Con trai bà cũng ít liên lạc, thường lấy lý do bận công việc. Nếu nói chuyện, con trai bà chỉ vòi vĩnh bà gửi sinh hoạt phí, chẳng hỏi thăm sức khoẻ mẹ lấy một lời.
Hiện bà Zhao đang có 3000 NDT/tháng (khoảng 10 triệu đồng) cùng quỹ tiết kiện 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng). Số tiền này đủ để bà an hưởng tuổi già. Tuy nhiên, sống một mình khiến bà thấy rất cô đơn. Bà mong muốn có con cháu bên cạnh, được trò chuyện mỗi ngày.
Bà Zhao lo lắng thời gian tới sức khoẻ giảm sút, nếu chẳng may mất trí nhớ hay bại liệt sẽ không thể chăm sóc bản thân. Cũng có lúc bà nghĩ mình sẽ vào viện dưỡng lão nhưng suy đi tính lại, bà vẫn muốn ở cùng vợ chồng người con trai.
Vì thế nên trong dịp Tết vừa qua, bà Zhao đã chia sẻ với con về tiền hưu trí và quỹ tiết kiệm của mình. Ngay sau đó, thái độ của con trai bà thay đổi rõ rệt. Cậu con trai vốn kiệm lời, khô khan, ít khi bày tỏ cảm xúc vội vàng đi siêu thị mua một chiếc chăn điện tặng bà. Cậu ta còn nói rằng thời tiết ở quê rất lạnh, mẹ cần chú ý giữ gìn sức khoẻ.
Đây là món quà đầu tiên bà Zhao được con trai tặng nên bà vui mừng, cảm động vô cùng. Bà nghĩ con bà đã thật sự thay đổi.
Nhưng chỉ sau vài ngày, con trai ngỏ ý xin bà 2000 NDT/tháng (khoảng 6,7 triệu đồng) để trả các khoản nợ. Con trai bà than phiền đang phải chịu nhiều áp lực, cơ thể mệt mỏi, nếu được giúp đỡ sẽ có thể thở phào nhẹ nhõm. Con bà Zhao cũng hứa sẽ đón mẹ lên thành phố sống cùng.
Nghe con nói vậy, bà Zhao rất xúc động, chẳng mảy mảy may nghi ngờ bản thân đang dùng tiền để mua chữ hiếu. Vì thế, bà đồng ý cho con 2000 NDT/tháng. Kể từ đó, thái độ của con tốt hơn rất nhiều. Cậu ta không chỉ thường xuyên liên lạc hỏi thăm sức khoẻ của mẹ mà còn tranh thủ về thăm bà vào cuối tuần.
Càng ngày con trai bà Zhao càng hỏi nhiều về khoản tiết kiệm. Cậu ta muốn hỏi vay bà để trả tiền nhà, tiền xe hơi, có lúc lại nói phải đóng học cho con. Nghe vậy, bà Zhao mủi lòng, mỗi lần rút bớt một ít tiền trong khoản tiết kiệm để cho con.
Nhiều người bạn của bà Zhao biết chuyện khuyên bà không nên cho con tiền, dù gì đó cũng là số tiền mà bà vất vả cả đời tích cóp. Nếu đưa hết tiền cho con, lỡ có chuyện gì xảy ra thì bà Zhao biết lấy tiền ở đâu? Liệu lúc đó con có tận tâm chăm sóc, hỗ trợ người mẹ già không?
Bà Zhao ngẫm thấy đúng nên giữ lại 100.000 NDT phòng thân, nhất định không cho con vay nữa. Ngay lập tức, con trai thờ ơ, không còn nhiệt tình gọi điện hỏi thăm bà nữa. Lúc này, bà Zhao nhận ra, con bà không hiếu thuận như bà nghĩ, chỉ muốn lấy hết số tiền tiết kiệm của bà.
Bà cũng quyết định không chu cấp 2000 NDT cho con nữa, chuyển tiền hưu trí vào khoản tiết kiệm. Bà cũng suy tính một vài năm nữa sẽ vào viện dưỡng lão sống, không dựa dẫm vào con trai. Sau khi thấy mẹ không gửi tiền đều đặn hàng tháng, cậu con trai liên tục gọi điện vòi vĩnh. Nhưng lần này, bà Zhao quyết định không gửi, dù chỉ là 1 đồng.