- Người Nhật chỉ ngủ 6,25 tiếng/ngày nhưng vẫn sống thọ nhất thế giới: Bí quyết nằm ở 4 điểm đặc biệt này
- Nữ văn sĩ sống thọ 105 tuổi, bí quyết gói gọn ở 3 điều: Đọc sách dưỡng não, điềm tĩnh dưỡng tâm, vận động dưỡng thân
- Bác sĩ 103 tuổi tiết lộ chìa khóa sống thọ nhờ 'một loại quả, một loại rau, một loại trà', rất dễ tìm ở các chợ Việt
- Cụ bà Nhật Bản tiếp tục tiếp tục nối dài kỷ lục sống thọ nhất thế giới
Có một số thói quen hàng ngày có thể giúp tăng cơ hội sống đến 90 tuổi và hơn thế nữa – và chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong danh sách.
Theo Valter Longo, bác sĩ, có 30 năm kinh nghiệm về tuổi thọ và ăn uống lành mạnh, giám đốc Viện Tuổi thọ tại Trường Lão khoa Leonard Davis thuộc Đại học Nam California, Los Angeles: "Hàm lượng thức ăn của bạn sẽ điều chỉnh quá trình trao đổi chất của bạn", ngoài ra, việc thực hiện những thay đổi nhỏ hoặc thói quen cũng giúp bạn thấy được kết quả tích cực.
Đó là những thói quen nào?
1. Đừng bỏ bữa sáng
Bác sĩ Longo nói rằng ăn sáng cho phép chúng ta lấy năng lượng. Việc cơ thể chúng ta lấy năng lượng này từ thức ăn thay vì từ chính cơ thể sẽ ít gây hại cho cơ thể chúng ta hơn.
"Hầu hết những người thực hành lối sống nhịn ăn 16/8 đều bỏ bữa sáng. Nhìn chung, những người bỏ bữa sáng có xu hướng tuổi thọ ít hơn và mắc nhiều bệnh tim mạch hơn", theo bác sĩ Valter Longo.
Bác sĩ Longo giải thích rằng làm như vậy ảnh hưởng đến cách chúng ta đốt cháy chất béo và hoạt động của insulin, nó đồng nghĩa với việc chúng ta có thể dễ bị kháng insulin, tiểu đường và bệnh tim mạch hơn. Đó là bởi vì các sản phẩm phụ của chất béo được gọi là keton tăng lên trong máu, điều này có thể làm thay đổi trái tim và bộ não của bạn theo những cách tiêu cực.
2. Tránh lạm dụng thuốc khi bị bệnh
Mặc dù có thể có những trường hợp cần dùng thuốc để chữa bệnh, nhưng bác sĩ Longo khuyên chúng ta nên tránh xa thuốc càng nhiều càng tốt.
"Tôi nghĩ rằng cơ thể ở trạng thái cân bằng và hài hòa hoàn hảo. Mọi thứ đều hoàn hảo. Vì vậy, ví dụ, cholesterol. Bạn có thể muốn dùng thuốc ngăn chặn sự tổng hợp của nó. Mặc dù các loại thuốc được cho là có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu của bạn, nhưng điều trước tiên bạn nên hỏi mình là, tại sao bạn lại tạo ra lượng cholesterol đó?", bác sĩ Valter Longo nói.
Đặt những câu hỏi như vậy có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và giải quyết nó thay vì sử dụng thuốc để hạn chế tác dụng của nó. Một khi bạn đã giải quyết được vấn đề, những hậu quả tương tự sẽ ít có khả năng xảy ra hơn.
3. Tập thể dục hàng ngày
Bác sĩ Longo cho rằng 150 phút tập thể dục mỗi tuần cùng với một giờ đi bộ mỗi ngày là lý tưởng để kéo dài tuổi thọ, không chỉ vì lý do thể chất mà còn vì lý do tâm lý.
"Tôi tin rằng phần lớn những người sống trăm tuổi đều có sự lao động chân tay. Nó có lợi cho sức khỏe thể chất, nhưng nó cũng rất quan trọng về mặt tâm lý khi ở ngoài và chỉ cần đi bộ", bác sĩ Valter Longo nói.
4. Nhận trợ giúp nếu cần
Mặc dù mọi người cần quan tâm đến suy nghĩ và hành động của chính mình, những bác sĩ Longo cũng khuyên bạn nên nói chuyện với nhà tâm lý học nếu cần. Điều này là do tất cả chúng ta đều có những cách suy nghĩ khác nhau và đôi khi chúng ta cần trợ giúp để hiểu chính xác cách chúng ta nhìn thế giới.
Một chuyên gia khác, Dan Buettner, trong cuốn sách mới của mình, "The Blue Zones American Kitchen: 100 Recipes to Live to 100," "đã xác định các khu vực có dân số sống lâu nhất thế giới (các vùng màu xanh lam) và nghiên cứu các mô hình và lối sống dường như giải thích tuổi thọ của dân số ở những khu vực đó."
Các vùng màu xanh được Buettner định nghĩa là những quần thể có tỷ lệ người sống đến 100 tuổi cao nhất – hoặc trở thành những người trăm tuổi – và có tuổi thọ trung niên cao nhất.
Trên khắp thế giới, những nhóm này bao gồm các cộng đồng ở Nhật Bản, Ý, Hy Lạp, Costa Rica…
Buettner viết: "Những người ở vùng màu xanh sống lâu hơn người Mỹ trung bình tới một thập kỷ và chi tiêu chỉ bằng một phần nhỏ so với hầu hết những người còn lại trong chúng ta chi cho việc chăm sóc sức khỏe.
Tất nhiên, có nhiều yếu tố để xem xét. Nhiều cộng đồng trong số này có nhiều cơ hội đi bộ và có xu hướng ít căng thẳng hơn nhiều so với hầu hết người Mỹ.
Tuy nhiên, sau khi phân tích hơn 150 cuộc khảo sát về chế độ ăn uống: "Thói quen ăn uống hàng ngày của người dân ở vùng xanh trong 80 năm qua", Buettner phát hiện ra rằng 65% khẩu phần ăn trong các vùng xanh đến từ carbohydrate phức hợp và những thực phẩm này là "năm trụ cột của chế độ ăn uống trường thọ ở bốn châu lục":
Ngũ cốc nguyên hạt như ngô, gạo và yến mạch (carb phức hợp)
Rau xanh
Củ, bao gồm khoai tây và khoai từ (carb phức tạp)
Quả hạt cứng
Đậu (đỗ) (carb phức hợp)
Các nguyên lý chính của chế độ ăn trường thọ - ăn nhiều thực vật, ít chất đạm và nhịn ăn - dựa trên nghiên cứu của Tiến sĩ Longo về những nhóm người sống lâu trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Hy Lạp, Ý và Nhật Bản, cũng như các nghiên cứu mà ông đã tham gia ở Hoa Kỳ.
Tags