Có một vùng "cấm" trên cơ thể không nên tùy tiện đụng chạm hay xoa bóp, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Massage giúp giải tỏa mệt mỏi, thúc đẩy tuần hoàn, giữ gìn vóc dáng, vì vậy đây là liệu pháp được rất nhiều người lựa chọn nhằm giúp cơ thể thoải mái hơn. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp an toàn tuyệt đối.
Tiến sĩ, bác sĩ Shi Yizhong, Giám đốc Khoa tim mạch của Tổ chức Y tế Dự phòng Liên An, Trung Quốc nhắc nhở rằng có một bộ phận trên cơ thể là vùng "cấm kỵ", nếu massage hoặc ấn sai vị trí có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí nguy hại đến tính mạng.
Hạn chế chạm vào “vùng tam giác chết” trên cơ thể
Theo bác sĩ Shi Yizhong, ở cổ có một "tam giác chết" đi qua 2 "động mạch cảnh" rất quan trọng gồm động mạch cảnh chung và động mạch đốt sống. Vì vậy, có 6 mạch máu chính ở trái và phải cung cấp oxy cho đầu. Nếu ấn không đúng cách có thể gây ra nguy cơ tim mạch cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
"Các động mạch quan trọng khác của cơ thể con người hầu như đều nằm ở dưới xương hoặc nằm sâu trong cơ thể, tuy nhiên, động mạch cảnh chỉ được bảo vệ bởi lớp da mỏng", Tiến sĩ Shi Yizhong nhắc nhở.
Theo đó, từ sau tai đến ngực rồi đến cằm tạo thành một vùng hình tam giác, vùng này rất nguy hiểm khi xoa bóp, nếu không phải bác sĩ thì không nên đụng vào vị trí này vì sẽ gây nguy hiểm khôn lường.
1. Chèn ép vào xoang động mạch cảnh, nhịp tim và huyết áp giảm
Nếu có tác động chèn ép vào xoang động mạch cảnh nằm ở tam giác chết, cơ quan cảm biến áp suất của cơ thể này sẽ khiến dây thần kinh phó giao cảm kích thích dây thần kinh phế vị phóng điện, khiến nhịp tim chậm lại và huyết áp giảm. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bị tác động tại vùng "tam giác chết" thậm chí có thể ngất xỉu ngay lập tức.
2. Chèn ép mạch máu, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là đột quỵ do lượng máu lưu thông không đủ. Trong quá trình xoa bóp vùng cổ, lưu lượng máu bị giảm do chèn ép lên mạch máu, nguy cơ mắc các bệnh đột ngột sẽ tăng cao.
Thông thường loại đột quỵ này sẽ khởi phát ngay khi xoa bóp. Trường hợp những người bị hẹp mạch máu bẩm sinh hoặc do bị chèn ép mạnh vào mạch máu chính sẽ rất dễ xảy ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
3. Xoa bóp gây chấn thương nội mô, hình thành huyết khối, dẫn đến đột quỵ
Khi có mảng xơ vữa trong mạch máu, lớp nội mô của mạch máu có thể bị tổn thương trong quá trình xoa bóp. Ngoài các mảnh vụn, mảng bám nổi lên theo dòng máu, đôi khi các tiểu cầu trong máu sẽ tụ lại và đông lại tại đây để chữa lành vết thương.
Tuy nhiên, dòng máu chảy trong động mạch cảnh nhanh, cục máu đông ở đây có thể rơi ra một số mảnh nhỏ, sau đó kẹt lại trong mạch máu tạo thành huyết khối. Loại đột quỵ này sẽ xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi được xoa bóp.
2 bộ phận khác cũng không thể tùy tiện chạm vào
1. Rốn
Rốn cũng là một bộ phận không thể tùy tiện chạm vào vì đây là vùng da mỏng manh và dễ tổn thương. Nhiều người thường vệ sinh rốn khi rốn có vết bẩn. Tuy nhiên nếu vệ sinh không đúng cách có thể khiến vi khuẩn ở tay theo đó có thể xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan nội tạng. Cách tốt nhất để loại bỏ chất bẩn quanh vùng rốn là làm ẩm vùng rốn bằng nước ấm, rồi lau sạch bằng tăm bông.
Tuy nhiên, hạn chế việc làm sạch rốn quá thường xuyên vì sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc đau bụng, không tốt cho sức khỏe.
2. Mắt
Mắt là cửa sổ tâm hồn, chỉ khi mắt hoạt động bình thường thì chúng ta mới có thể nhìn rõ mọi vật. Tuy nhiên, một số người khi làm việc quá nhiều trên máy tính khiến mắt mệt mỏi rồi vô thức lấy tay dụi mắt. Tuy nhiên, hành vi này sẽ gây ra những tổn thương đến mắt.
Thường xuyên chạm vào mắt có thể sẽ dẫn đến xung huyết kết mạc, mắt đỏ và khó chịu. Đồng thời sự xâm nhập của vi khuẩn trên tay dễ gây nhiễm trùng mắt và viêm nhiễm sau đó . Nếu mắt thực sự khó chịu, bạn có thể nhắm mắt lại để nghỉ ngơi, lau bằng khăn ướt hoặc nhỏ thuốc nhỏ mắt để có thể làm dịu cảm giác khó chịu.
Vì lợi ích của sức khỏe, không chạm vào các khu vực hạn chế của cơ thể và sửa chữa bất kỳ thói quen sai lầm nào càng sớm càng tốt.
Phẫu thuật thành công cho cụ bà 109 tuổi bị gãy xương đùiTags