Bài phát biểu mới nhất của ‘Công chúa Huawei’ hé lộ sự thật: ‘Tiền kiếm được không tỷ lệ thuận với công sức bạn bỏ ra, mà tỷ lệ thuận với khả năng KHÔNG THỂ THAY THẾ’ của bạn

Thứ Tư, 26/10/2022 11:30 GMT+7

Google News

Bạn càng có nhiều kỹ năng đặc biệt, bạn càng có khả năng trở thành “người trụ hạng” lâu nhất tại đường đua danh vọng.

Canada sắp nối lại phiên xét xử CFO của Huawei

Canada sắp nối lại phiên xét xử CFO của Huawei

Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, các luật sư bảo vệ bà Mạnh Vãn Châu - Giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei - dự kiến sang tháng 6 tới sẽ nộp đơn để đưa ra bằng chứng mới nhằm giúp thân chủ của mình chống lại lệnh dẫn độ của Mỹ.

Cách đây ít lâu, một bài phát biểu của Mạnh Vãn Châu, con gái lớn của Nhậm Chính Phi, người sáng lập ra tập đoàn Huawei, đã được đăng tải trên mạng.

Khi đề cập đến chiến lược tuyển dụng của Huawei, Mạnh Vãn Châu cho biết:

“Gió có thể dễ dàng thổi bay những bông bồ công anh đang lơ lửng xung quanh, nhưng nó không thể kéo ngọn cỏ đã bén rễ lên.

Khi bạn không ngừng tự mình chăm bón và chôn những gốc rễ tươi tốt trong lòng đất, mưa gió của thời cuộc sẽ chẳng thể nào ảnh hưởng được tới bạn.

Tại Huawei, chúng tôi không yêu cầu nhân viên phải thông thạo và giỏi mọi thứ, nhưng chúng tôi khuyến khích nhân viên nỗ lực bền bỉ trong những lĩnh vực mà họ thực sự yêu thích và xuất sắc".

Trong thời đại ngày nay, cơ hội dường như có ở khắp mọi nơi. Nhưng một người luôn chạy theo mọi xu hướng, sau cùng sẽ bị thế giới bỏ rơi, trong khi những người vùi đầu vào một lĩnh vực nào đó một cách âm thầm và sâu sắc sẽ nhận được những món quà xứng đáng.

Triết gia La Mã, Marcus Tullius Cicero, có một câu nói nổi tiếng: "Một người có yếu đuối đến đâu, chỉ cần anh ta dành hết tâm sức cho một mục đích duy nhất, anh ta sẽ thành công".

Những người thực sự tài giỏi đều sở hữu cho mình có "tư duy đào sâu". Học cách tĩnh lại, đào sâu vào lĩnh vực mà mình hứng thú, đó là khả năng hiếm có nhất của một người".

Chú thích ảnh
Mạnh Vãn Châu - Ảnh: SCMP

Có hai câu chuyện mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.

Câu chuyện đầu tiên xuất phát từ trải nghiệm của thí sinh You Sibin trong một chương trình truyền hình thực tế nước ngoài có tên I Am a Speaker.

Vì thích toán học, anh đã được nhận vào Đại học Warwick ở Vương quốc Anh vào năm 2011, chuyên ngành toán học.

Khi ra trường, nhận thấy thị trường việc làm trong ngành tài chính rất tốt nên anh đã từ bỏ hết những tích lũy trong ngành toán học và học về tài chính từ con số 0.

Chỉ một năm sau, thị trường chứng khoán sụp đổ bất ngờ khiến vô số người mất trắng, đồng thời, dữ liệu lớn và điện toán đám mây lặng lẽ xuất hiện và trở thành những ngành hot nhất.

Và những ngành này lại có nền tảng là lĩnh vực toán học mà anh rất giỏi.

Đến lúc này, You Sibin mới thấy hối hận, vốn nghĩ rằng mình đã đi đường tắt tới thành công, rằng chạy theo xu hướng là điều đúng đắn, nhưng thực tế lại bỏ lỡ cơ hội.

Câu chuyện thứ hai là của một người bạn P. của tôi.

P. là một người khá năng nổ, tràn đầy năng lượng. Nhiều năm qua, P. tham gia vào khá nhiều ngành nghề, khi thị trường ăn uống hot, P. mở nhà hàng; khi các trạm chuyển phát nhanh phổ biến, P. mở các trạm chuyển phát nhanh; thấy người khác đầu tư kiếm được nhiều tiền, P. cũng mang tiền đi đầu tư… Kết quả là?

Vì đầu bếp nghỉ việc, công việc kinh doanh của nhà hàng của P. dần sa sút, cuối cùng phải đóng nhà hàng.

Trạm chuyển phát nhanh cũng đang đứng trước nguy cơ đóng cửa vì không biết cách quản lý.

Và vì không có kiến thức tài chính nào, số tiền gửi ít ỏi của P. cũng bị giữ trên thị trường chứng khoán.

Hơn 10 năm trôi qua, người bạn này của tôi chẳng được gì ngoài cái bụng ngày càng lớn.

Có người từng nói: "Khi mọi người theo sau sự thay đổi, 10% những người thông minh đang xem xét những gì không đổi.

Giữa ngày càng nhiều những sự thay đổi xảy ra, thứ tương đối ổn định ngược lại chính là bạn.

Gió có thể dễ dàng thổi bay những bông bồ công anh đang lơ lửng xung quanh nhưng nó không thể kéo ngọn cỏ đã bén rễ lên.

Khi bạn không ngừng tự mình chăm bón và chôn những gốc rễ tươi tốt trong lòng đất, mưa gió của thời cuộc sẽ chẳng thể nào ảnh hưởng được tới bạn.

Hai đồng tác giả, Jason Fried (đồng sáng lập Basecamp, một công ty phần mềm web của Mỹ) và David Heinemeier Hansson trong cuốn sách Rework của mình có viết: "Có N cách để chia 60 phút, chẳng hạn: 1x60, 2x30, 3x20…

Một giờ khi được chia thành các khoảng thời gian nhỏ, nó sẽ không còn lại quá nhiều ý nghĩa vì quá rời rạc và vụn vặt.

Chỉ bằng cách tập trung tinh thần và thời gian cho một lĩnh vực nào đó, chúng ta mới có thể vượt ra khỏi sự tầm thường và đạt đến một trình độ ngoài tầm với của người thường".

Trong bài phát biểu của mình, Mạnh Vãn Châu đặc biệt đề cập đến một thanh niên đang tham gia nghiên cứu thuật toán tại Viện Toán học Nga của Huawei.

Anh là một trong số ít những "thiếu niên thiên tài" được Huawei thuê với mức lương cao ngay từ những ngày đầu, sau khi gia nhập Huawei, thay vì dành thời gian đi mở rộng quan hệ, anh dành hết tâm trí cho nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật số.

10 năm sau, cuối cùng anh cũng đã giải được bài toán thuật toán từ 2G lên 3G. Sau đó, dựa trên thành tích này, Huawei đã tiến xa hơn trên thị trường.

Có một câu nói như này: "Phần thưởng của bạn không tỷ lệ thuận với công sức bạn bỏ ra, mà tỷ lệ thuận với khả năng không thể thay thế của bạn".

Cũng giống như Feng Sanfeng, một thanh niên đến từ Hà Nam (Trung Quốc), anh được khách sạn Berci ở Dubai tuyển dụng với mức lương cao, đồng thời còn được đích thân người giàu nhất nước Nga, ông trùm dầu mỏ Roman Abramovich, tiếp đón và nói chuyện.

Sanfeng chỉ có trình độ trung học phổ thông, nhưng vì tài khéo léo có thể kéo sợi mì mỏng đến mức có thể xuyên 15, thậm chí 20 sợi qua lỗ của một cây kim, từ một chàng trai nông thôn mờ nhạt, anh trở thành một triệu phú.

Người xưa có câu rằng, chăm chỉ cũng giống như đào một cái giếng, thay vì đào vài cái giếng mà không cái nào tới được suối, tại sao không chỉ đào một cái giếng, cố gắng đào nó tới suối rồi sử dụng nó mà không lo bị giới hạn?

Một người có thể đạt được bao nhiêu phụ thuộc vào việc anh ta đạt được bao nhiêu phần trăm trong từ "tập trung".

Hướng tới một mục tiêu đã xác lập, kiên trì bền bỉ, và bạn nhất định sẽ tạo nên được thành tựu.

Chú thích ảnh
Chăm chỉ giống như đào giếng, thay vì đào nhiều chúng ta hãy đào đến tận cuối cùng - Ảnh: pinterest

Tôi có một người bạn tên H., anh mở nhà hàng đã được hơn 10 năm, công việc kinh doanh luôn rất tốt.

Có lần, tôi từng hỏi H. rằng làm sao có thể kinh doanh tốt như vậy trong nhiều năm mà không cần tiếp thị và quảng bá.

Anh cười nói với tôi: "Hàng ngày 6 giờ ra chợ rau, chọn rau tới 12 giờ mới về, cứ kiên trì như vậy hơn chục năm là được".

Nhiều người không biết cách làm thế nào để "tự đào cái giếng" của mình, câu trả lời thực ra rất đơn giản: Chăm chỉ và kiên trì!

Từ năm 2010, nhà văn Liang Xiaosheng (tiểu thuyết gia và nhà biên kịch người Trung Quốc, giáo sư tại Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh. Tiểu thuyết của ông đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Nhật, Nga và Ý) đã bắt đầu "cuộc đua marathon viết" của mình.

Mỗi sáng, ông mài một thùng bút chì, trải bản thảo trên chiếc bàn hình chữ nhật, và bắt đầu ngồi vào bàn làm việc trong 10 tiếng đồng hồ.

Ông bị thoái hóa đốt sống cổ do ngồi lâu, ngoài ra còn bị bệnh dạ dày nặng do ăn uống không khoa học.

Cảm xúc chán nản và lo lắng khiến móng tay của ông bị hỏng, thường xuyên ở trạng thái lật nửa móng. Dù vậy, ông vẫn kiên định với cường độ làm việc kiểu này trong suốt 5 năm.

Sau cùng, ông viết ra cuốn Nhân thế gian dài 1,15 triệu chữ, cuốn sách được xem là "thiên anh hùng ca về hình tượng đương đại của Trung Quốc".

Ngay cả trong những năm tháng gần đất xa trời, Liang Xiaosheng vẫn viết khoảng 10 trang và 2.000 từ mỗi ngày. Ông đã kiên trì giữ thói quen này trong nửa thế kỷ.

Nhà tâm lý học người Mỹ, Angela Lee Duckworth, đã dành nhiều năm để nghiên cứu những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một người.

Cô đã khảo sát nhiều người thành công từ mọi tầng lớp xã hội và nhận thấy rằng: "Yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên thành công của một người không phải là chỉ số IQ, trí tuệ cảm xúc, quan hệ xã hội hay sở thích, mà chính là "Grit" (sự kiên trì).

Cuộc sống là như vậy, càng khó khăn càng phải ép mình, đào sâu vào cái giếng của chính mình. Với sự kiên trì và bền bỉ, ốc sên cũng có thể lên đến đỉnh của kim tự tháp.

Trong bất kỳ ngành nào, chỉ cần bạn sẵn sàng sử dụng tất cả các nguồn lực và năng lượng để mài dũa bản thân, tương lai tươi sáng ắt sẽ ở không xa đợi bạn.

Cuộc sống cũng giống như đào giếng, bạn cần phải kiên trì và chờ đợi.

Bạn có thể không nhìn thấy nguồn nước trong một thời gian dài (khá dài), nhưng một ngày khi nhìn lên, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy dòng sông rộng lớn ở trước mắt.

Alexx
Theo Vision Times

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›