(Thethaovanhoa.vn) - Sau khi cúng mùng 1 (rước ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình) thì đến mùng 2 gia chủ thực hiện cúng thần linh, gia tiên cầu mong 1 năm mới đến được vạn sự hanh thông.
Mâm cúng mùng 2 Tết cũng không kém phần quan trọng, đòi hỏi quý gia chủ phải chú tâm và đặc biệt quan tâm đến.
Sau đây là bài các cách chuẩn bị mâm cơm cúng mùng 2 và bài cúng gia tiên ngày mùng 2 tết theo văn cúng cổ truyền Việt Nam
- Văn khấn Tân niên mùng 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021
- Văn khấn Tân niên mùng 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu
- Cúng giao thừa tết Tân Sửu: Chuẩn bị mâm cúng, văn khấn thế nào cho chuẩn
Mâm cơm cúng mùng 2 Tết của người miền Bắc
Mâm cỗ cúng mùng 2 truyền thống đối với người miền Bắc thường có:
Gà luộc nguyên con
Bánh chưng xanh
Đĩa nộm hoặc đồ xào
Canh rau củ
Nem rán, chả lụa hoặc giò thủ
Đặc biệt theo quan sát có thể nhận ra đồ cúng tại miền Bắc thường có phần thịnh soạn hơn các nơi khác.
Mâm cơm cúng mùng 2 Tết của người miền Trung
Một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… có cách bày cỗ khá giống người miền Bắc, nhưng từ Huế trở đi, hương vị và số lượng các món ăn đã có sự biến chuyển. Người miền Trung không gói bánh chưng mà gói bánh tét.
Ngoài những món miền nào cũng có như gà luộc, giò, xôi, họ thường làm những món đơn giản như thịt kho, rau xào, rau sống, chả ram…
Tất cả thức ăn đều được chia ra thành những đĩa nhỏ thể hiện sự chắt chiu, chia sẻ. Đôi khi, người dân miền Trung sẽ dâng lên những mâm cỗ, các loại thực phẩm, món ăn chay, nhất là vào ngày mùng 1. Những món ăn này đều có vị hơi mặn và khá cay nhưng chan chứa sự chân chất, khó nhọc của người dân miền biển.
Mâm cơm cúng mùng 2 Tết của người miền Nam
Ở miền Nam, mâm cỗ cúng ngày mùng 2 Tết, hay mùng 1 đều không thể thiếu chiếc bánh tét, đĩa bánh tráng và nồi thịt kho tàu. Hương vị và cách làm món thịt kho tàu ngon đúng điệu ở miền Nam hơi khác so với các vùng còn lại. Bánh tét thì bên trong có nhiều nhân hơn khi thì thịt mỡ, đỗ xanh khi lại trứng muối, dừa nạo…
Bên cạnh đó còn có gỏi ngó sen, giò heo nhồi, phá lấu… đặc biệt là những món hải sản bổ dưỡng như tôm, ghẹ. Nếu miền Bắc là canh măng thì ở miền Nam, canh khổ qua lại là món ăn được chọn lựa để dâng cúng lễ với ý nguyện một năm khổ cực đã qua đi, đón năm mới bình an và may mắn. Các món ăn kèm có thể là củ cải hay củ kiệu muối.
Sau đây là văn khấn gia tiên mùng 2 Tết theo văn cúng cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin
“Nam mô A di đà Phật (vái, khấn đọc 3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (vái, khấn đọc 3 lần)
Hôm nay ngày mùng 2 tháng giêng năm Canh Tý - 2020
Tại… (địa chỉ nhà)
Tín con tên là….. cùng toàn gia kính bái.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Con kính lạy các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Nay nhân ngày đầu xuân năm mới, con đọc bài cúng mùng 2 tết tháng Giêng năm Canh Tý - 2020.
Toàn gia chúng con xin được chuẩn bị hương hoa, cơm bạc lòng thành, tạ dâng trước án. Chúng con xin được tạ ân đức trời cao biển rộng của tổ tiên đã phù hộ, che chở chúng con năm qua tai qua nạn khỏi.
Chúng con kính lạy mời vong linh tổ tiên cùng về thụ hưởng lễ vật, nguyện cầu cho chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành xin được kính lễ, cúi xin gia tiên chứng giám.
Nam mô A Di đà Phật!”.
Mâm cúng hoá vàng mùng 3 Tết gồm những gì?
Mâm cỗ hóa vàng thường được gia chủ cúng vào ngày mùng 3 Tết. Đây chính là bữa cỗ mặn cuối cùng có tính nghi lễ thờ cúng Tổ tiên.
Trong mâm cơm, phải có đầy đủ gà, các món luộc, xào, canh, miến, rượu và mâm ngũ quả, bánh kẹo, cau trầu. Đặc biệt, vàng mã, tiền âm phải được chuẩn bị chu đáo để Tổ tiên có đủ lệ phí về trời.
Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng gia tiên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.
Từ xa xưa, tại nơi đốt hóa vàng người ta đặt vài cây mía dài để làm “phương tiện” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.
Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).
Văn khấn mùng 3 Tết
- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm Tân Sửu
Chúng con là: ... tuổi …
Hiện cư ngụ tại …
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần).
Bài cúng hóa vàng mùng 3 Tết
Hôm nay ngày....
Tức năm thứ năm mươi... Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tại: Thôn... xã... huyện... tỉnh....
Tín chủ là:...... cùng toàn gia kính bái.
Nay nhân ngày lễ tạ.
Kính cẩn sắm một lễ gồm....
Gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của:
Hiển:
Hiển:
Hiển:
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng:
Tiệc xuân đã mãn
Lễ tạ kính trình
Rước tiễn tiên linh
Lại về âm giới
Buổi đầu năm mới
Toàn gia mong đợi
Lưu phúc lưu ân
Kính cáo tôn thần
Phù trì phù hộ
Dương cơ âm mộ
Mọi chỗ tốt lành
Con cháu an ninh
Vận hành khang thái.
Cẩn cáo!
Chú ý: Đối với bàn thờ chung cho cả gia thần và gia tiên thì khấn gia thần trước, gia tiên sau. Nếu thờ gia thần ở bàn thờ riêng thì tách riêng ra hoặc thắp hương trước, rồi khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên.
HC (tổng hợp)
Tags