(Thethaovanhoa.vn) - Giá vàng hôm nay, Thethaovanhoa.vn cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường về giá vàng trong nước và quốc tế.
Giá vàng tuột mốc 56 triệu đồng/lượng
Sau khi vượt mốc 56 triệu đồng vào cuối giờ sáng nay, giá vàng trong nước đã quay đầu rời khỏi mốc này. Tuy nhiên, kim loại quý vẫn ghi nhận mức tăng giá so với đầu giờ sáng.
Lúc 16 giờ 20 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 53,7 - 55,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này tăng khoảng 200 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với đầu giờ sáng.
Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 54,02 - 54,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 300 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và bán so với đầu giờ sáng.
Như vậy, trong phiên giao dịch hôm nay (24/7), chênh lệch giữa mua và bán đã được các doanh nghiệp nới rộng tới 1,6 triệu đồng/lượng. Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank hôm nay, giá vàng trong nước hiện đắt hơn giá thế giới hơn 2 triệu đồng/lượng.
Từ chiều qua, thời điểm giá vàng vượt 54 triệu đồng/lượng, người dân Hà Nội bắt đầu đổ xô đi mua, bán vàng. Theo ghi nhận tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng, lượng khách giao dịch tăng mạnh so với những ngày trước đó.
Theo quan sát của phóng viên tại "phố vàng" Trần Nhân Tông, Hà Nội, khách hàng chủ yếu giao dịch tại các cửa hàng lớn còn các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn thưa khách. Tại hai điểm chính của Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu trên phố Trần Nhân Tông hôm nay, luôn trong tình trạng khách xếp hàng chờ giao dịch.
Giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 24/7, cho dù biên độ tăng đã thu hẹp phần nào. Tuy vậy, vàng vẫn đang hướng tới tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng ba tháng qua, khi giá kim loại quý này đang ổn định ở mức cao nhất trong gần chín năm qua nhờ đồng USD yếu và những dự báo về tình hình lạm phát do các gói kích thích kinh tế nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19.
Chiến lược gia tiền tệ của DailyFx Ilya Spivak cho biết, xét theo logic cơ bản, giá vàng sẽ hưởng lợi khi các nước đồng loạt tung ra các gói kích thích kinh tế. Trong khi tỷ lệ lãi suất cũng được dự báo sẽ không tăng cao hơn và hệ quả của việc này có thể là lạm phát.
Chỉ số đồng USD, thước đo sự biến động của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ chủ chốt cũng đang neo ở mức thấp nhất trong gần 2 năm, khi các nhà đầu tư đang chờ đợi phản ứng của Bắc Kinh trước yêu cầu đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston (Mỹ) trong tuần này, khiến quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế càng trở nên căng thẳng hơn.
Giá vàng trong nước sáng 24/7 tiếp tục tăng tốc và vượt 55 triệu đồng/lượng, ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay.
Lúc 9 giờ 10 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 53,9 - 55,09 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với cuối ngày hôm qua, mức giá này tăng 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 270 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC cũng được điều chỉnh tăng 400 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua và bán so với giá đóng cửa hôm qua, niêm yết ở mức 53,8 - 54,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 53,75 - 54,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 450 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 400 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua.
Như vậy, giá vàng trong nước sáng nay tiếp tục ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay. Các doanh nghiệp trong nước cũng nới rộng chênh lệch giữa mua và bán tới hơn 1 triệu đồng/lượng. Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank hôm nay, giá vàng trong nước hiện đắt hơn giá thế giới gần 2 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và các khoản phí)
Giá vàng thế giới tăng hơn 1% trong phiên giao dịch đêm 23/7 nhờ lực đẩy từ đồng USD yếu và kỳ vọng về các gói kích thích bổ sung nhằm vực dậy các nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ gia tăng cũng làm gia tăng lo ngại về đà phục hồi yếu hơn của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bình luận về diễn biến của giá vàng, nhà phân tích Suki Cooper tại Standard Chartered cho rằng môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục tạo thuận lợi cho giá vàng, với chỉ số đồng USD giảm xuống các mức thấp nhất trong hai năm qua.
Chuyên gia Cooper nói thêm nhu cầu đối với vàng – với vai trò là tài sản đảm bảo – tiếp tục nhận được lực đẩy từ kỳ vọng rằng các chính phủ sẽ tung ra thêm các gói kích thích kinh tế cũng như căng thẳng địa chính trị leo thang.
- Giá vàng hôm nay 24/7 cập nhật mới nhất
- Giá vàng hôm nay cập nhật liên tục
- Giá vàng hôm nay 22/7 cập nhật diễn biến thị trường
- Giá vàng hôm nay 21/7 lập đỉnh mới
- Giá vàng hôm nay 20/7 cập nhật diễn biến thị trường mới nhất
Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 24% nhờ lãi suất thấp và việc các ngân hàng trung ương lớn tung ra các biện pháp kích thích kinh tế.
Số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần trước đã lần đầu tiên trong gần bốn tháng qua đột ngột tăng, cho thấy thị trường lao động Mỹ đang chững lại giữa bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 mới tăng mạnh trở lại. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng thế giới đảo chiều đi xuống.
Giá vàng giao ngay ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong ba tháng qua
Giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 24/7, cho dù biên độ tăng đã thu hẹp phần nào. Tuy vậy, vàng vẫn đang hướng tới tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng ba tháng qua, khi giá kim loại quý này đang ổn định ở mức cao nhất trong gần chín năm qua nhờ đồng USD yếu và những dự báo về tình hình lạm phát do các gói kích thích kinh tế nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19.
Chiều phiên này, tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay tăng không đáng kể, lên 1.885,32 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ tháng 9/2011 là 1.897,16 USD/ounce. Giá mặt hàng này tăng hơn 4% trong tuần này, giúp vàng chứng kiến chuỗi tuần tăng giá dài nhất kể từ cuối năm 2011.
Tuy nhiên, giá vàng giao kỳ hạn trong phiên này lại giảm nhẹ 0,3%, xuống 1.884 USD/ounce.
Chiến lược gia tiền tệ của DailyFx Ilya Spivak cho biết, xét theo logic cơ bản, giá vàng sẽ hưởng lợi khi các nước đồng loạt tung ra các gói kích thích kinh tế. Trong khi tỷ lệ lãi suất cũng được dự báo sẽ không tăng cao hơn và hệ quả của việc này có thể là lạm phát.
Chỉ số đồng USD, thước đo sự biến động của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ chủ chốt cũng đang neo ở mức thấp nhất trong gần 2 năm, khi các nhà đầu tư đang chờ đợi phản ứng cửa Bắc Kinh trước yêu cầu đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston (Mỹ) trong tuần này, khiến quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế càng trở nên căng thẳng hơn.
Trong khi đó, giá bạc cũng đang “nhắm” tới tuần giao dịch tốt nhất kể từ năm 1987, nhờ những dự báo về sự hồi sinh của lĩnh vực công nghiệp. Phiên này, giá bạc giảm 1%, xuống 22,51 USD/ounce. Tuy nhiên, giá kim loại này tăng tới 17% trong tuần này.
Cũng trong phiên 24/7, giá bạch kim hạ 0,5%, xuống 901,14 USD/ounce, còn giá palladium tăng 0,5%, lên 2.136,67 USD/ounce.
Tại Việt Nam, vào lúc 15 giờ 30 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 53,900 - 55,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng trong nước có thể biến động tăng, giảm theo giá vàng thế giới, song các chuyên gia cho rằng giá vàng trong thời gian này còn nhiều yếu tố rủi ro. Các chuyên gia cũng lưu ý, đầu tư vào vàng thời điểm này cần hết sức cẩn trọng, vì mọi thứ đảo chiều rất nhanh. Nhà đầu tư vàng cần thận trọng quan sát, quan tâm đến sự thay đổi chính trường Mỹ cũng như trên thế giới và sức mạnh đồng USD; đồng thời cần phân chia rủi ro sang các kênh đầu tư khác nhau thay vì chỉ tập trung vào vàng.
Hà Nội tấp nập kẻ bán, người mua
Cuối giờ sáng nay (24/7), giá vàng trong nước đã chính thức vượt mốc 56 triệu đồng/lượng. Thị trường tấp nập trở lại với kẻ bán người mua xếp hàng dài tại các cửa hàng lớn.
Từ chiều qua, thời điểm giá vàng vượt 54 triệu đồng/lượng, người dân Hà Nội bắt đầu đổ xô đi mua, bán vàng. Theo ghi nhận tại các doanh nghiệp kinh doanh vàng, lượng khách giao dịch tăng mạnh so với những ngày trước đó.
Theo quan sát của phóng viên tại "phố vàng" Trần Nhân Tông, Hà Nội, khách hàng chủ yếu giao dịch tại các cửa hàng lớn còn các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn thưa khách. Tại hai điểm chính của Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu trên phố Trần Nhân Tông sáng nay, luôn trong tình trạng khách xếp hàng chờ giao dịch.
Đại diện Bảo Tín minh Châu cho biết, tại các chi nhánh kinh doanh của Bảo Tín Minh Châu sáng nay khách giao dịch đến đông hơn nhiều lần so với ngày thường, lượng khách mua vào chiếm 50% và bán ra chiếm 50%.
Trong số những vị khách xếp hàng tại cửa hàng Bảo Tín Minh Châu, số 19 Trần Nhân Tông có rất nhiều khách hàng cao tuổi. Phần lớn đều đến bán vàng chốt lời hoặc mang tiền tiết kiệm đi mua vàng.
Bà Nguyễn Phương Liên ở phố Bạch Mai, Hà Nội cho biết, bà có 8 cây vàng mua từ thời điểm 37 triệu đồng/lượng, đúng vào thời điểm này con trai mua nhà cần tiền nên bác mang đi bán. "Nếu con tôi chưa cần tiền thì chưa chắc tôi đã đi bán, tôi nghe nói vàng còn lên cao nữa nên cũng chưa muốn bán. Tuy nhiên, đúng lúc cần tiền mặt mà bán được giá như này cũng là may mắn rồi", bà Liên nói.
Cụ bà giấu tên 85 tuổi ở phố Lò Đúc cho biết, thấy sáng nay giá vàng vượt 55 triệu đồng/lượng nên cụ mang khoản tiền lương tiết kiệm được hàng tháng đi mua vàng. Cụ cho biết, khoản tiền này cụ dự định để đi chơi nhưng thấy giá vàng dự báo sẽ còn tăng nên cụ đi mua vàng. Khi được hỏi tại sao cụ mua vào lúc giá cao, như vậy sẽ rất rủi ro, cụ bà cho biết: "Khoản tiền này của tôi để đi du lịch, mà như thế thì cũng là lỗ rồi nên mua vàng dù có lỗ cũng chấp nhận."
Các doanh nghiệp vàng trong nước liên tục điều chỉnh giá theo chiều hướng tăng thẳng đứng từ đầu giờ sáng. Lúc 11 giờ sáng nay, giá vàng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu được giao dịch ở mức 54,4 - 55,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này tăng khoảng 700 nghìn đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, mỗi lượng vàng SJC cũng đã đắt lên tới 800 nghìn đồng/lượng so với đầu giờ sáng và đã vượt qua mốc 56 triệu đồng/lượng, giao dịch ở mức 54,4 - 56,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Như vậy, chênh lệch giữa mua và bán lúc này lại tiếp tục được nới rộng lên tới 1,5 triệu đồng/lượng. Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank hôm nay, giá vàng trong nước đang đắt hơn giá thế giới khoảng 3 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và các khoản phí).
TP HCM không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng
Trong sáng 24/7, đà tăng của vàng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, chính thức chạm ngưỡng 55,35 triệu đồng/lượng. Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, diễn biến của giá vàng trong nước phù hợp với mức tăng của giá vàng quốc tế trên thị trường.
Cập nhật lúc 9 giờ 30 ngày 24/7, giá vàng SJC niêm yết tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) ở mức 54,17 - 55,35 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng hơn 1 triệu đồng/lượng so với mức giá trong chiều 23/7.
Đây là mức giá được ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay. Các doanh nghiệp trong nước cũng nới rộng chênh lệch giữa mua và bán tới hơn 1 triệu đồng/lượng. Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank hôm nay, giá vàng trong nước hiện đắt hơn giá thế giới gần 2 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và các khoản phí).
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, diễn biến của giá vàng trong nước phù hợp với mức tăng của giá vàng quốc tế.
Trong những ngày gần đây, giá vàng quốc tế biến động tăng mạnh, từ mức 1.807 USD/ounce vào ngày 20/7/2020 lên mức cao nhất 1.888 USD/ounce trong phiên giao dịch chiều ngày 23/7/2020. Đây là mức giá cao kỷ lục trong vòng 9 năm qua. Chỉ riêng trong ngày 23/7, giá vàng quốc tế đã tăng 39 USD/ ounce, tương đương mức tăng 2,1% trong ngày.
Lý giải nguyên nhân chủ yếu khiến giá vàng quốc tế tăng cao ông Minh cho biết, đó là do số ca nhiễm COVID-19 không ngừng gia tăng ở nhiều nước, giới đầu tư kỳ vọng các nước đang chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 có thể áp dụng thêm các gói kích thích kinh tế, đặc biệt sau khi EU thông qua gói cứu trợ “lịch sử” trị giá 750 tỷ euro. Đồng đô la Mỹ đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. Ngoài ra, trong ngày 23/7, những diễn biến căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến giá vàng tiếp tục đà tăng mạnh.
“Giá vàng trong nước diễn biến tăng phù hợp với mức tăng của giá vàng quốc tế. Các giao dịch mua, bán trên thị trường ở mức bình thường, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng mà còn có hiện tượng một số người dân có xu hướng bán vàng ra khi giá vàng cao”, ông Nguyễn Hoàng Minh nói.
Thực tế ghi nhận tại địa bàn Tp.Hồ Chí Minh cũng cho thấy, thị trường mua bán vàng vẫn khá trầm lắng, không có cảnh đổ xô mua bán vàng. Lượng khách ra vào giao dịch tại các tiệm kinh doanh vàng trong sáng 24/7 không nhiều. Phần lớn các giao dịch là bán ra, còn lại là các khách lẻ mua trang sức phục vụ cho nhu cầu cá nhân.
Theo các chuyên gia, trong thời gian tới giá vàng thế giới còn diễn biến phức tạp, chủ yếu phụ thuộc vào tình hình dịch COVID-19 trên thế giới cũng như diễn biến căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Do vậy, giá vàng trong nước có thể biến động tăng, giảm theo giá vàng thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng giá vàng trong thời gian này còn nhiều yếu tố rủi ro.
Các chuyên gia cũng lưu ý, đầu tư vào vàng thời điểm này cần hết sức cẩn trọng, vì mọi thứ đảo chiều rất nhanh. Nhà đầu tư vàng cần thận trọng quan sát, quan tâm đến sự thay đổi chính trường Mỹ cũng như trên thế giới và sức mạnh đồng USD; đồng thời cần phân chia rủi ro sang các kênh đầu tư khác nhau thay vì chỉ tập trung vào vàng.
Tỷ giá trung tâm giảm 1 đồng, Nhân dân tệ giảm mạnh
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 23/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.220 VND/USD, giảm 1 đồng so với hôm qua.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.917 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.523 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD ổn định và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm mạnh.
Lúc 8 giờ 30 phút, giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 23.060 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua.
Tại BIDV, giá USD cũng được niêm yết ở mức 23.090 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua.
Giá đồng NDT tại BIDV cũng được niêm yết ở mức 3.265 - 3.358 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng ở chiều mua vào và 9 đồng ở chiều bán ra so với cùng thời điểm sáng qua.
Tại Techcombank, giá đồng bạc xanh cũng vẫn được giữ nguyên so với hôm qua, niêm yết ở mức 23.075 - 23.275 VND/USD (mua vào - bán ra).
Còn giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.251 - 3.383 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng ở chiều mua và 9 đồng ở chiều bán so với cùng thời điểm sáng qua.
Dịch COVID-19 diễn biến khó lường khiến thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc
Dịch COVID-19 đang diễn biến khó lường cùng với căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng là những thông tin tác động tiêu cực khiến thị trường chứng khoán trong nước lao dốc trong phiên giao dịch ngày 24/7.
Kết thúc phiên giao dịch, VN - Index giảm tới 27,59 điểm (3,22%) xuống 829,16 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 505 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 7.540,2 tỷ đồng. Toàn sàn chỉ có 32 mã tăng giá, nhưng có đến 368 mã giảm giá và 26 mã đứng giá.
HNX - Index giảm 4,54 điểm (3,99%) lên 109,33 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 66,77 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị hơn 650,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 39 mã tăng giá, 136 mã giảm giá và 38 mã giảm đứng giá.
Tất cả 30 cổ phiếu trong rổ cổ phiếu VN30 đều ở chiều giảm giá. Cụ thể, CTD giảm tới 7%, xuống mức giá sàn 73.600 đồng/cổ phiếu. Các mã còn lại cũng có mức giảm rất mạnh, giảm nhẹ nhất trong nhóm này là VRE cũng đã hơn 1,2%.
Nhóm ngân hàng cũng không còn mã nào giữ được sắc xanh. Mức giảm giá của nhóm cổ phiếu này là rất lớn. Cụ thể, SHB giảm tới 7,4%, VPB giảm 5,8%, VIB và HDB giảm 4,9%, CTG giảm 4,7%, LPB giảm 4,4%, BID và ACB giảm 4,1%...
Sắc đỏ cũng bao trùm nhóm cổ phiếu dầu khí. Cụ thể, PVB giảm tới 8,9%, PVD giảm 6,7%, PVS giảm 5,6%, PVC giảm 3,6%, GAS giảm 3,9%, POW giảm 3,5%, PLX giảm 1,3%...
Khối ngoại “tranh thủ” mua vào cổ phiếu khi thị trường giảm sâu. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng tới hơn 275 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 257,8 tỷ đồng và mua ròng mạnh nhất mã VRE (66,3 tỷ đồng), NLG (56 tỷ đồng), VHM (hơn 57,5 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 4,28 tỷ đồng. DHT là mã được mua ròng mạnh nhất sàn này, đạt hơn 1,2 tỷ đồng.
Trên thị trường UPCOM, khối ngoại mua ròng 12,93 tỷ đồng. Các mã được mua ròng mạnh nhất sàn này là ACV (hơn 8,3 tỷ đồng), VTP (hơn 3,2 tỷ đồng) và NTC (hơn 2,3 tỷ đồng).
Những phiên giao dịch gần đây, thị trường chứng khoán diễn biến “lình xình” chưa rõ xu hướng. Nhưng đến hôm nay, thị trường đón nhận thông tin tiêu cực khi Việt Nam ghi nhận một bệnh nhân nam tại Đà Nẵng nghi mắc dịch COVID-19 sau gần 100 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng.
Trên thế giới, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, Mỹ, công bố ngày 23/7 (theo giờ địa phương), trong 24 giờ qua Mỹ ghi nhận thêm 76.570 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 4.032.430 ca.
Số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ trong 24 giờ tăng thêm 1.225 ca, lên 144.167 ca. Số ca nhiễm tiếp tục có xu hướng tăng, đặc biệt tại các bang miền Nam và miền Tây.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á phiên 24/7 giữa bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, trong khi báo cáo việc làm của Mỹ xấu hơn dự báo và cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế tiếp theo bị đình trệ ở Washington đã làm dấy lên những lo ngại về sự phục hồi kinh tế. Thị trường chứng khoán Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 2,2% xuống 24.705,33 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải hạ 3,9% xuống 3.196,77 điểm.
Chứng khoán Sydney, Singapore, Jakarta và Bangkok đều giảm hơn 1%. Chứng khoán Mumbai hạ 0,6% và chứng khoán Seoul để mất 0,7%, chứng khoán Đài Bắc, Manila và Wellington cũng hòa chung xu hướng giảm này.
Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ phiên 24/7
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á phiên 24/7, giữa lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, trong khi báo cáo việc làm của Mỹ xấu hơn dự kiến và cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế tiếp theo bị đình trệ ở Washington đã làm dấy lên những lo ngại về sự phục hồi kinh tế.
Chứng khoán Thượng Hải và Hong Kong dẫn đầu xu hướng bán tháo cổ phiếu trong phiên này trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên xấu hơn khi Trung Quốc yêu cầu đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc nhằm đáp trả động thái tương tự của Mỹ đối với Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston trong tuần này. Đây là động thái mới nhất trong một loạt vấn đề gây căng thẳng giữa hai nước.
Các thị trường vốn đã ở trong vùng đỏ theo sau đà giảm mạnh trên Phố Wall, sau thông tin cho thấy 1,4 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần trước, tăng lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bùng phát hồi tháng Ba.
Một số bang của Mỹ đã buộc phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế nhằm khống chế dịch bệnh, theo đó nhiều quán bar, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh quan trọng khác phải đóng cửa trở lại.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng số liệu yếu kém trên có thể thúc đẩy các nhà lập pháp Mỹ nhanh chóng “đưa ra lời giải” cho chương trình kích thích kinh tế mới trong bối cảnh gói kích thích trị giá hàng nghìn tỷ USD trước đó sắp hết hạn.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 2,2% xuống 24.705,33 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải hạ 3,9% xuống 3.196,77 điểm. Thị trường chứng khoán Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Chứng khoán Sydney, Singapore, Jakarta và Bangkok đều giảm hơn 1%. Chứng khoán Mumbai hạ 0,6% và chứng khoán Seoul để mất 0,7%, chứng khoán Đài Bắc, Manila và Wellington cũng hòa chúng xu hướng giảm này.
Tại thị trường trong nước, những thông tin tiêu cực liên tục xuất hiện, đặc biệt là thông tin về diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và trong nước đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam chìm trong sắc đỏ trong suốt phiên giao dịch 24/7.
Kết thúc phiên giao dịch 24/7, VN - Index giảm tới 27,59 điểm (3,22%) xuống 829,16 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 505 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 7.540,2 tỷ đồng. Toàn sàn chỉ có 32 mã tăng giá, nhưng có đến 368 mã giảm giá và 26 mã đứng giá.
HNX - Index giảm 4,54 điểm (3,99%) lên 109,33 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 66,77 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị hơn 650,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 39 mã tăng giá, 136 mã giảm giá và 38 mã giảm đứng giá.
Giá dầu châu Á đi ngang trong phiên cuối tuần
Giá dầu đi ngang trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 24/7, giữa bối cảnh sự suy yếu của đồng USD được bù đắp bởi căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ-Trung.
Chiều phiên này, tại thị trường châu Á, giá dầu ngọt nhẹ WTI tăng 1 xu Mỹ, lên 41,08 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc lại hạ 1 xu, xuống 43,30 USSD/thùng.
Các chuyên gia phân tích của PVM cho rằng, giá dầu đã mất đi động lực tăng khi nhu cầu tiêu thụ năng lượng đang có xu hướng giảm trở lại. Trong thời gian tới, thị trường dầu mỏ có thể ở trong trạng thái bình ổn để “chờ đợi và quan sát’ những biến động bên ngoài, giữa lúc môi trường bất ổn về kinh tế-xã hội trên toàn cầu có xu hướng gia tăng.
Trung Quốc vừa ra lệnh đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Thành Đô. Đây là động thái ăn miếng trả miếng mới nhất trong quan hệ giữa hai nước. Bắc Kinh tuyên bố động thái này là "phản ứng cần thiết" đối với Mỹ sau khi nước này yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Tổng Lãnh sự quán tại Houston hồi đầu tuần.
Trong khi đó, đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong 22 tháng so với rổ tiền tệ chủ chốt. Đồng USD yếu thường thúc đẩy hoạt động mua vào các mặt hàng vốn được định giá bằng đồng tiền này như dầu mỏ.
Triển vọng kinh tế Mỹ đã trở nền u ám hơn trong tháng qua, khi một số bang của nước này đã áp đặt trở lại các lệnh phong tỏa do số ca nhiễm mới tăng mạnh. Trong khi đó, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp cũng đạt 1,416 triệu người trong tuần trước, cao hơn dự kiến lần đầu tiên trong gần bốn tháng qua, cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bế tắc trước cuộc khủng hoảng COVID-19.
Tại Trung Quốc, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng nhập dầu ở bờ biển phía Đông nước này đang làm tăng thêm chi phí cho các chủ hàng và nhà nhập khẩu, ngay cả khi nhu cầu nhiên liệu chững lại.
Barclays Commodities Research cho biết, giá dầu có thể chứng kiến sự điều chỉnh trong ngắn hạn nếu sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu tiếp tục trì trệ, đặc biệt là tại Mỹ. Tuy nhiên, ngân hàng này hạ dự báo mức dư thừa dầu mỏ năm 2020 xuống mức trung bình 2,5 triệu thùng mỗi ngày, từ mức dự báo trước đó là 3,5 triệu thùng/ngày.
Nhóm P.V
Tags