(Thethaovanhoa.vn) - Cá là một loại thức ăn tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên cá có nhiều xương, đặc biệt đối với trẻ em khả năng phát hiện xương và loại bỏ xương sót lại trong thức ăn còn kém, nhất là trẻ nhũ nhi vì thế trẻ rất dễ bị hóc xương khi ăn cá nếu khi chế biến thức ăn còn sót lại mảnh xương. Để tránh rủi ro hóc xương khi ăn phụ huynh cần lưu ý:
- Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức tầm soát tim mạch miễn phí cho trẻ em
- Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long: Tổ chức tầm soát tim mạch miễn phí cho trẻ em
- Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức lớp học sản nhi tháng 7/2018
Nhặt xương thật kỹ trước khi cho bé ăn.
Khi phát hiện nghi ngờ bé bị hóc xương nói chung cần đưa bé đến ngay cở sở y tế.
Tránh cố gắng lấy xương ra bằng cách đưa tay vào miệng bé mốc xương ra vì như thế có thể vô tình đẩy mảnh xương bị hóc vô sâu hơn và thậm chí có thể nguy cơ rơi vào đường thở gây tắc nghẽn đường thở cấp tính, nếu không được xử trí kịp thời đúng cách có thể gây tử vong cho trẻ.
Vừa qua, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi nam12 tháng, nhập viện ngày 14/8 sau khi bỏ ăn và bú kém ngày 3. Gia đình cho biết, Sau khi ăn cơm nghiền với cá bống tượng đến muỗng thứ 3 bé quấy khóc không chịu ăn, bé không tím, không ho sặc, không khò khè kèm theo. Mẹ bé nghi ngờ bé bị hóc xương nên đã đưa tay vào miệng bé móc thức ăn và xốc bé theo hướng đầu dốc xuống đất, bé nôn 1 lần ra thức ăn không lẫn xương. Bé được đưa đến một số bệnh viện để khám họng và chụp xquang tim phổi thẳng nhưng kết quả chưa phát hiện bất thường và không xử trí gì thêm.
Về nhà bé vẫn bú kém, không chịu ăn, còn buồn nôn, không nôn thêm và không tím, không ho, không khò khè. Mẹ bé vuốt cổ thấy bé dễ chịu hơn và uống được ít sữa lạnh. Bé được đưa đến bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long với tình trạng bé quấy khóc, biếng chơi, đừ, bú kém, không ăn, buồn nôn, sốt nhẹ, không ho, không khò khè, không khó thở, tiêu tiểu bình thường. Qua thăm khám ghi nhận họng đỏ, phổi có ít ran ẩm, xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao, phản ứng viêm tăng, bé được nhập viện để theo dõi. Sau nhập viện vài tiếng mẹ thấy bé tăng tiết đàm nhớt nhiều và lúc vệ sinh miệng cho bé mẹ phát hiện mảnh xương trôi ra cùng với đàm nhớt.
Mảnh xương kích thước # 2cm x 2cm có góc cạnh nhọn. Rất may nếu mảnh xương này rơi vào thực quản sẽ gây trầy xước chảy máu thực quản và viêm thực quản, bệnh sẽ có thể trở nên rất nặng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và tổng trạng của bé. Sau khi mảnh xương được loại bỏ bé dần khỏe hơn, bú giỏi và không quấy khóc nữa.
Bác sĩ CKII Phạm Nguyễn Yến Trang- phó trưởng khoa Nhi
BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long