- Doanh nhân gốc Việt trở thành tỷ phú tương ớt đầu tiên ở Mỹ: Từ người học hết tiểu học đến "cha đẻ" thương hiệu đình đám
- Cậu ấm nhà nữ tỷ phú Mimi Morris: Sinh ra từ vạch đích khi bố mẹ sở hữu khối tài sản đến 1 tỷ USD, cuộc sống xa hoa miễn bàn
- Giấu bằng ĐH danh giá, người đàn ông đi bán thịt lợn trở thành tỷ phú: Từng bị mỉa mai là vết nhơ của trường cũ, 20 năm sau khiến người đời nhìn bằng con mắt khác
Jeff Bezos không bao giờ phát biểu trước trong các cuộc họp với cấp dưới. Đó là một trong những cách giúp ông tổ chức được các cuộc họp hiệu quả.
Nếu bạn có cơ hội tham dự một cuộc họp với Jeff Bezos, đừng bao giờ mong đợi tỷ phú sáng lập Amazon sẽ nói trước.
Trước khi Bezos thôi giữ chức CEO Amazon vào năm 2021, ông luôn giữ thói quen để nhân viên của mình lên tiếng trước trong các buổi họp. Và giờ đây, bạn gái của ông, Lauren Sanchez - nhà sáng lập công ty quay phim trên không Black Ops Aviation có trụ sở tại Santa Monica, California - cho biết đó là một trong những bài học kinh doanh quan trọng nhất mà bà học được từ vị tỉ phú, kể từ khi hai người bắt đầu hẹn hò cách đây vài năm.
Trong chương trình "The View" của ABC được phát sóng gần đây, Sanchez tham dự với tư cách khách mời và đã có những chia sẻ về cuộc sống bên cạnh tỉ phú: "Được sống với anh Jeff giống như được tham gia một lớp học cao cấp mỗi ngày. Anh ấy thực sự đã dạy tôi rất nhiều điều về công tác quản lý, lãnh đạo"
Có một lý do khiến cho Bezos nghĩ rằng các sếp lớn nên nói cuối cùng trong các cuộc họp kinh doanh.
"Tôi đã tổ chức rất nhiều cuộc họp, và tôi sẽ thường nói trước trong các cuộc họp đó, nhưng Bezos thì sẽ không đồng tình. Anh ấy sẽ bảo rằng không, không, không. Em là ông chủ. Em sẽ nói cuối cùng. Em phải để những người khác nói, để họ không bị ảnh hưởng bởi ý kiến của em," Sanchez kể lại.
Trong một bài phát biểu năm 2018, Bezos cho biết việc định hình lại cách tiếp cận các cuộc họp của Amazon "có lẽ là điều thông minh nhất chúng tôi từng làm".
Đầu tiên, Bezos không cần đến các bài thuyết trình PowerPoint. Thay vào đó, ông dành 30 phút đầu mỗi cuộc họp trong im lặng để những người tham dự có thể đọc bản ghi nhớ chi tiết về các chủ đề thảo luận đã được lên kế hoạch từ trước. Sau đó, cấp dưới sẽ đưa ra suy nghĩ của riêng họ về bản ghi nhớ, trước khi đến lượt Bezos. Điều này nhằm đề phòng cấp dưới bắt chước quan điểm của Bezos để ghi điểm với chính ông.
30 phút nghiên cứu trong im lặng đó đã tạo ra "bối cảnh, tiền đề cho một cuộc thảo luận tốt", Bezos nói vậy.
Ông nói thêm, đó cũng là một cách để đảm bảo những người tham dự thực sự đọc bản ghi nhớ: "Cấp dưới của tôi có thể sẽ thông qua cuộc họp một cách vô tội vạ như thể họ đã đọc bản ghi nhớ, bởi vì chúng ta đều bận, nên họ muốn làm sao cho nhanh chóng. Nhưng điều đó hoàn toàn không tốt, bản ghi nhớ phải được đọc và nghiên cứu rõ ràng", ông nói.
Bản ghi nhớ cũng giúp giữ cho cuộc họp không bị lạc đề, đặc biệt nếu nó ngắn gọn và bảo đảm được các chi tiết quan trọng.
"Một điều khác mà anh ấy dạy tôi là: Nếu em sắp có một cuộc họp, hãy yêu cầu người điều hành cuộc họp viết một tài liệu về những gì em sẽ thảo luận và lý do tại sao. Chỉ từ 6 trang trở xuống.” Sanchez chia sẻ thêm.
Tương tự, Bezos cũng khuyên bạn gái nên tổ chức các cuộc họp càng ngắn càng tốt sau khi thời gian đọc tài liệu kết thúc: "Hãy tổ chức các cuộc họp dưới một giờ, nếu em có thể."
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc dành quá nhiều thời gian cho các cuộc họp — cho dù là họp trong thời gian dài cả tiếng đồng hồ hay họp ngắn chỉ vài chục phút— cũng có thể làm tăng mức độ căng thẳng và khiến bạn mất tập trung vào công việc.
Phương pháp họp của Bezos cũng được các giám đốc điều hành công nghệ khác ưa chuộng. Chẳng hạn, cựu Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey thích bắt đầu cuộc họp bằng cách cho những người tham dự đọc ghi chú từ Google Doc trong thời gian 10 phút.
Dorsey chia sẻ: “Cách làm này giúp mọi người có thời gian đồng thuận với nhau, cho phép chúng tôi làm việc từ nhiều địa điểm và tiếp cận sự thật/tư duy phản biện nhanh hơn”.