- Ngôi nhà "cứng đầu" nằm ngay giữa giao lộ, gia chủ đòi đền bù hơn 10 tỷ đồng cùng BĐS 480m2 mới di dời: Được cho là "điểm đen" giao thông
- Người xưa có câu “lòng bàn tay mỏng, của cải khó lòng giữ”: Bù lại có 4 điểm sau, chủ nhân không phú thì cũng quý
- Người đàn ông phát hiện mắc ung thư sau khi có dấu hiệu này trong miệng
Học phí trường quốc tế bằng thu nhập cả năm của 2 vợ chồng. Gia đình tôi phải sống dè sẻn, thậm chí còn phải vay mượn khắp nơi mới trang trải đủ.
*Dưới đây là bài viết của tác giả Lý Lan Tuệ đăng trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc).
Hai năm trước, con trai của vợ chồng tôi đến tuổi đi học. Muốn con có điều kiện học tập tốt hơn, 2 vợ chồng tôi đã bàn bạc phải cho con học trường quốc tế.
Quyết định này của vợ chồng tôi đưa ra dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân. Ngày xưa, chúng tôi đều học trường công ở địa phương. Sau này khi vào đại học, được tiếp xúc nhiều hơn với các bạn bè ở những môi trường quốc tế, chúng tôi đều nhận thấy rằng bản thân thiếu quá nhiều kỹ năng so với họ. Yếu điểm này cũng khiến chúng tôi bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Do đó, vợ chồng tôi mong muốn con trai sẽ có một khởi đầu tốt hơn chúng tôi trước đây. Việc cho con theo học trường quốc tế cũng là để con có một nền tảng vững chắc hơn, nhiều cơ hội hơn và tương lai tươi sáng hơn. Tuy nhiên, để đưa ra được quyết định này, hai vợ chồng tôi đã phải suy nghĩ và tính toán rất nhiều. Bởi trên thực tế, điều kiện của chúng tôi dù khá giả nhưng chưa đủ tài chính để đầu tư chuyện học trường quốc tế cho con.
Gia đình tôi có một căn hộ nhỏ ở thành phố vốn là quà cưới của bố mẹ hai bên và một căn nhà nhỏ ở quê để nghỉ dưỡng mỗi dịp cuối tuần hay lễ tết. Chồng tôi là trợ lý giám đốc trong một công ty nhỏ, lương cố định 13.000 NDT/tháng. Tôi là nhân viên kinh doanh với mức lương không cố định. Tháng cao điểm, lương tôi là 10.000 NDT, còn bình thường chỉ khoảng 6.000 NDT.
Với thu nhập khoảng 19.000 NDT/tháng (gần 64 triệu đồng/tháng), chúng tôi có cuộc sống khá đầy đủ. Tuy nhiên, từ khi quyết định cho con học trường quốc tế với học phí 150.000 NDT/năm ( khoảng 500 triệu đồng/năm) - một môi trường giáo dục có mức học phí quá sức so với tổng thu nhập, chúng tôi phải sống dè sẻn, tiết kiệm hơn.
Để theo học được trường quốc tế không hề đơn giản. Ngoài việc học phí ở ngưỡng “trên trời” còn có thêm các khoản khác như tiền ăn, phí đi dã ngoại, phí học phụ đạo, ... khiến vợ chồng tôi có lúc đã phải cắt xén chi tiêu và vay mượn khắp nơi để cho con đi học.
Vì không có tiềm lực kinh tế mạnh và để cuộc sống đỡ ngột ngạt, vợ chồng tôi còn quyết định bán đi căn nhà ở quê rồi dành tiền nộp học phí cho con. Câu chuyện vợ chồng tôi gồng mình nuôi con học trường quốc tế cũng đến tai họ hàng. Có người cho rằng vợ chồng tôi không biết lượng sức mình nên mới phải sống khổ sở như vậy. Họ cũng khuyên chúng tôi rằng nếu muốn con cái có môi trường học tập tốt thì chỉ cần cho con học ở trường tư thục, không cần thiết phải học trường quốc tế đắt đỏ như vậy. Điều này cũng khiến vợ chồng tôi suy nghĩ rất nhiều.
Tuy nhiên sau 1 năm theo học, thấy khả năng tiếng anh của con chuẩn và lưu loát, tôi cũng mừng phần nào và cho rằng khoản đầu tư bỏ ra là xứng đáng. Thế nhưng đến năm thứ 2, tôi mới nhận ra kỹ năng tiếng anh của con trai rất tốt nhưng tiếng mẹ đẻ thì kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Lúc này, tôi mới tá hỏa nhận ra vì ở trường con học và giao tiếp phần lớn bằng tiếng anh nên tiếng trung của con không có nhiều cơ hội để rèn luyện thêm. Hơn nữa, vì hai vợ chồng tôi luôn bận rộn với công việc nên cũng không có nhiều thời gian để nói chuyện với con. Cứ thế, con học ngoại ngữ rồi quên dần tiếng mẹ đẻ.
Nhận thấy đây là vấn đề khá quan trọng, tôi với chồng lại ngồi với nhau bàn bạc để tìm cách giải quyết. Cuối cùng, vì không chịu được khoản học phí cao và muốn con có môi trường để rèn luyện thêm tiếng mẹ đẻ, chúng tôi quyết định chuyển trường cho con sang học trường tư thục gần nhà.
Đến với môi trường mới khác hẳn về chương trình học, cách sinh hoạt, văn hóa,... mới đầu con tôi cũng chưa thích nghi được nên tôi cũng rất lo lắng. Tuy nhiên sau 1 học kỳ, thấy kết quả học tập của con cũng khá tốt chúng tôi mới yên lòng. Điều đáng mừng là thằng bé đã có nhiều bạn bè, giao tiếp thành thạo và trôi chảy hơn so với trước.
Từ lúc chuyển trường cho con, mức học phí nhẹ hơn khiến vợ chồng tôi cũng đỡ áp lực hơn trước và giành ra nhiều thời gian cho con. Cuộc sống nhẹ nhàng hơn và con cũng được học môi trường phù hợp hơn khiến tôi rất vui lòng. Giá như tôi chịu tìm hiểu kỹ môi trường học trước khi tìm trường cho con thì đã không lãng phí mất nhiều thời gian và tiền bạc đến như vậy.
Bí ẩn công trình "kiên cường" nhất thế giới: Chiếm giữ sông dài suốt 700 năm, lũ lụt cũng phải "đầu hàng", được đất nước tỷ dân ra sức bảo vệTags