- Bán nhà cho con học trường quốc tế, vợ chồng tôi trụ được 2 năm thì phải chuyển trường: Biết trước 2 điều đã không “ném tiền qua cửa sổ”
- Người giàu dạy con: Muốn tự do thì phải giàu có, muốn thành công thì phải kết giao với loại người này
- Ngôi nhà "cứng đầu" nằm ngay giữa giao lộ, gia chủ đòi đền bù hơn 10 tỷ đồng cùng BĐS 480m2 mới di dời: Được cho là "điểm đen" giao thông
Sau 3 năm, nhà mới bị rớt giá thảm hại, nhà cũ ở quê không còn, tôi chẳng biết phải làm sao để ổn định cuộc sống.
*Dưới đây là bài viết của tác giả Dương Thanh Tuấn đăng trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc).
Tên tôi là Dương Thanh Tuấn, đã ngoài 50 tuổi và làm việc tại một công trường xây dựng ở Thâm Quyến với mức lương hàng tháng là 7.000 NDT/tháng. Năm 2018, tôi bán ngôi nhà cũ ở huyện nhỏ, sau đó đến Huệ Châu mua một căn nhà với giá hơn 14.000 NDT/m2.
Bây giờ, sau hơn 3 năm, giá nhà đất xung quanh khu dân cư giảm xuống còn 12.000 NDT/m2. Dù tôi có hạ giá thêm cũng không bán được. Đến tuổi xế chiều, tôi muốn về quê mua nhà nhưng không có tiền. Tôi muốn kể câu chuyện của mình ra để chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người.
Bán nhà ở quê để mua nhà phố
Quê tôi ở một huyện nhỏ thuộc tỉnh Giang Tây với dân số hơn 1 triệu người. Năm 18 tuổi, tôi vào làm ở nhà máy phân bón trong huyện. Lúc đó, đây là nơi có lợi nhuận kinh doanh cao nhất trong huyện. Tuy tiền lương không cao lắm nhưng so với ở nhà làm ruộng tốt hơn rất nhiều.
Năm 1996, nhà máy xây mấy căn nhà ở ngoại ô huyện. Chỉ cần công nhân nhà máy muốn mua nhà, công ty có thể hỗ trợ để họ có thể mua với mức giá rẻ hơn thị trường rất nhiều.
Sau khi kết hôn, gia đình tôi có thêm 2 cô con gái. Vợ tôi làm việc trong một siêu thị ở huyện lỵ. Lương của chúng tôi chỉ đủ chi tiêu. Tính toán cẩn thận thì hàng năm vẫn có thể có một khoản tiết kiệm nho nhỏ 30.000 NDT. Chúng tôi đã dùng số tiền đó mua một căn hộ rộng 60m2 có hai phòng ngủ và một phòng khách.
Ban đầu tôi dự định làm việc trong nhà máy phân bón cho đến khi nghỉ hưu ở tuổi 55. Tuy nhiên đến năm 2009, nhà máy sản xuất phân bón không có lãi và bị một công ty lớn khác mua lại. Tôi đành phải về nhà mở một quầy bán trái cây ở thị trấn huyện. Kinh doanh được nửa năm nhưng không có lãi, tôi quyết định đến Thâm Quyến làm công nhân xây dựng để kiếm tiền trang trải cho gia đình.
Được họ hàng giới thiệu, tôi vào làm trong một công ty xây dựng. Công việc hằng ngày là chuyển xi măng, sắt thép,... Dù vất vả nhưng tiền công cũng cao hơn so với việc ngày trước. Năm 2013, vợ tôi cũng nghỉ việc ở huyện rồi lên Thâm Quyến phụ giúp việc ở công trường với tôi. Nhờ đó, thu nhập của hai vợ chồng cũng cao hơn trước rất nhiều. Chúng tôi thuê một căn nhà rộng hơn 60m2 để ở tạm.
Vào thời điểm đó, hai con gái của tôi cũng đã tốt nghiệp đại học. Chúng tôi cũng đã nghĩ đến việc mua nhà ở Thâm Quyến. Tuy nhiên vì giá nhà quá cao, khoảng hơn 1 triệu NDT đến hơn 3 triệu NDT nên tôi chưa có đủ khả năng chi trả.
Đến năm 2018, khi tiết kiệm được hơn 200.000 NDT, tôi dự định về quê mua một căn nhà lớn hơn thì con gái tôi phản đối vì cho rằng mua nhà ở Thâm Quyến mới có tiềm năng kinh tế. Nhưng do chưa đủ tiền nên chúng tôi quyết định mua nhà ở Huệ Châu - một thành phố nhỏ hơn và gần với Thâm Quyến.
Tại đây, chúng tôi dự tính mua một căn 90m2 trong dự án BĐS mới của thành phố với phòng khách và ban công rộng rãi.
Giá nhà ở thành phố Huệ Châu cũng khá cao, hơn 14.000 NDT/m2 nên tôi cũng hơi lưỡng lự. Nếu mua căn hộ này, chúng tôi cần cọc trước 400.000 NDT. Tiền mua nhà là 1,26 triệu NDT (khoảng 4,2 tỷ đồng). Một con số quá lớn so với khoản tiền tiết kiệm ít cỏi tôi có.
Thấy tôi còn băn khoăn, bên môi giới cho biết quanh khu vực tôi mua nhà có rất nhiều công ty lớn đã xây dựng nhà máy. Ngành công nghiệp của Huệ Châu đang phát triển rất nhanh, có nhiều cơ hội việc làm và giá nhà đất tăng cao. Chắc chỉ trong vài năm nữa, BĐS ở đây giá cũng chẳng thua kém Thâm Quyến là bao.
Nghe vậy, tôi cũng mừng thầm trong lòng và nảy ra ý nghĩ bán căn nhà ở quê để có tiền mua căn hộ mới này cho cả gia đình. Sau khi họ hàng bên nội biết chuyện thì thuyết phục tôi suy nghĩ kỹ. Họ cho rằng căn nhà ở quê phải giữ bởi sau này khi già đi, vợ chồng tôi vẫn nên trở về đó an hưởng tuổi già, quây quần với họ hàng. Một khi bán nhà đi, sau này sẽ thấy hối hận.
Tuy nhiên, tôi nhất quyết không nghe và bán ngôi nhà cũ lấy hơn 500.000 NDT (khoảng 1,6 tỷ đồng) cộng với số tiền tiết kiệm ban đầu để mua nhà ở Huệ Châu. Chúng tôi trả 400.000 NDT tiền cọc trước, số còn lại sẽ trả dần làm 2 đợt.
Lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan
Sau khi nhận nhà mới, tôi có chút thất vọng vì căn nhà trông khá nhỏ so với tôi tưởng tượng. Do việc đi lại giữa Huệ Châu và Thâm Quyến mất ít nhất 3 tiếng đi xe khá bất tiện, chúng tôi dự kiến khi giá nhà đất ở Huệ Châu tăng lên sẽ bán nhà căn nhà mới này. Sau đó, tìm một căn nhà vừa tầm ở Thâm Quyến để ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, sau hơn ba năm, giá nhà đất ở Huệ Châu không tăng mà đã giảm xuống còn hơn 12.000 NDT/m2. Hơn nữa, vì bất động sản khu vực xung quanh quá nhiều, nên việc rao bán cũng rất khó. Giờ đây, nhà mới không bán được, nhà ở quê chẳng còn nên cuộc sống của gia đình tôi vẫn vô cùng bấp bênh.
Tuổi già đến, tôi cũng muốn được về quê quây quần bên họ hàng và an hưởng tuổi già nhưng nhà cũ đã bán. Muốn mua nhà mới thì không đủ tiền. Ở tuổi ngoài 50, tôi vẫn đang phải chật vật với cuộc sống mưu sinh ở thành phố.
Ngày nghỉ sếp nhắn hỏi "Em có rảnh không?", người thường trả lời "có" hoặc "không", người EQ cao có cách riêng để ghi điểmTags