Bảo tàng Hà Nội lần đầu trưng bày 4 bảo vật quốc gia

Thứ Năm, 23/11/2017 14:10 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Sáng nay (23/11) tại Bảo tàng Hà Nội đã khai trương trưng bày Bảo vật quốc gia Thăng Long Hà Nội, giới thiệu 12 hiện vật và nhóm hiện vật được chính phủ công nhận.

Đây là những là bảo vật quốc gia trải dài từ thời văn hóa Đông Sơn cho đến thời Nguyễn.

Trong số 12 hiện vật, nhóm hiện vật, Bảo tàng Hà Nội vinh dự lưu giữ 4 bảo vật quốc gia gồm: Trống đồng Cổ Loa và bộ lưỡi cày đồng; Chuông Thai Mai; Cây đèn gốm men lam xám thế kỷ 16 của nghệ nhân Đặng Huyền Thông và Long đình gốm Bát Tràng thế kỷ 17.

Sau đây là hình ảnh 4 bảo vật quốc gia lần đầu được trưng bày:

Trống đồng Cổ Loa
Trống đồng Cổ Loa
Và bộ lưỡi cày đồng. Đây là bộ hiện vật thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay 2500 – 2000 năm, được phát hiện ngay trong lòng tòa thành Cổ Loa
Và bộ lưỡi cày đồng. Đây là bộ hiện vật thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay 2500 – 2000 năm, được phát hiện ngay trong lòng tòa thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội
Cây đèn gốm men lam xám thế kỷ 16 của nghệ nhân Đặng Huyền Thông, một nghệ nhân tượng gốm tài hoa tiêu biểu ở thời Mạc
Cây đèn gốm men lam xám thế kỷ 16 của nghệ nhân Đặng Huyền Thông, một nghệ nhân tượng gốm tài hoa tiêu biểu ở thời Mạc
Long đình gốm Bát Tràng thế kỷ 17,một sản phẩm gốm thờ độc đáo của làng gốm Bát Tràng thế kỷ XVII.
Long đình gốm Bát Tràng thế kỷ 17, một sản phẩm gốm thờ độc đáo của làng gốm Bát Tràng thế kỷ XVII.
Quả chuông Thanh Mai có niên đại năm 798, phát hiện tại Bãi Rồng, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, là 1 trong 10 kỷ lục Văn hóa Phật giáo Việt Nam năm 2006
Quả chuông Thanh Mai có niên đại năm 798, phát hiện tại Bãi Rồng, xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, là 1 trong 10 kỷ lục Văn hóa Phật giáo Việt Nam năm 2006

Ngoài ra, 8 nhóm hiện vật còn lại của Hà Nội là: 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Tượng phật bà Quan Âm tại di tích chùa Đào Xuyên (Thánh Ân Tự) thôn Đào Xuyên (Đa Tốn, Gia Lâm); Bộ tượng Di đà Tam Tôn tại di tích chùa Thầy (Thiên Phúc Tự) xã Sài Sơn (Quốc Oai); Tương phật thời Tây Sơn tại di tích chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) Thạch Xá (Thạch Thất); Pho tượng Trấn Vũ tại di tích đền Quáng Thánh (quận Ba Đình); Pho tượng Trấn Vũ tại đền Trấn Vũ phường Thạch Bàn (Long Biên); Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường tại di tích chùa Đậu (Thành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự) thôn Gia Phúc (Thường Tín) và Bức giá tượng (phù điêu) chạm khắc hình tượng đức Lạc Long Quân tại di tích đình Nội Bình Đà (Thanh Oai). Những hiện vật, nhóm hiện này đang được lưu giữ tại các di tích, được BTC giới thiệu bằng hình ảnh.

Cắt băng khai trương trương bày
Quang cảnh cắt băng khai trương trương bày.

Đặc biệt, tại lễ khai trương trưng bày, Sở VH – TT Hà Nội cho ra đời cuốn sách Bảo vật quốc gia Thăng Long Hà Nội nhân dịp kỳ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2017). Đây là một ấn phẩm có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần làm rõ những giá trị, kinh nghiệm bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa cách mạng hàng ngàn năm của Thăng Long Hà Nội.

Theo ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH – TT Thành phố Hà Nội, hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội có 5.922 di tích, trong đó có 1 Di sản văn hóa Thế giới, 11 di tích quốc gia đặc biệt, 1.185 di tích cấp quốc gia và 1.264 di tích cấp thành phố.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH – TT Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH – TT Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc
 
Quan khách thăm quan triển lãm
Quan khách thăm quan triển lãm

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Cũng tại Bảo tàng Hà Nội, Sở VH -TT Hà Nội tổ chức gặp mặt những người đóng góp cho văn hóa di sản Hà Nội nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam.

Hà Nội vinh danh những người đóng góp cho di sản văn hóa Hà Nội
Hà Nội vinh danh những người đóng góp cho di sản văn hóa Hà Nội

Hoài Thương

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›