- Cuộc sống của ngôi làng không quạt, không điều hòa dưới cái nắng nóng hơn 50 độ C: 'Làm việc không quá 2 giờ/ngày, thời gian còn lại, chúng tôi ngồi'
- Cặp đôi chi 3,3 tỷ đồng, tốn 5 năm để xây nhà cho gia đình 10 người: Nhà mát mẻ tự nhiên, 36 độ không cần điều hòa
- Cố gắng nhiều năm xây nhà 8 tỷ: Riêng điều hòa phòng khách đã hơn 1 tỷ, diện tích 130m2 với nội thất sang trọng
Việc bật điều hòa liên tục vào mùa hè khiến nhiều người lo ngại hóa đơn tiền điện cuối tháng sẽ tăng cao.
Vào mùa hè, những thiết bị làm mát trong gia đình như quạt và điều hòa thường sẽ được hoạt động hết công suất, nhằm phục vụ nhu cầu cho các gia đình. Trong đó, điều hòa được đánh giá là thiết bị mang lại hiệu quả tốt hơn và nhanh hơn.
Hiểu cơ bản, điều hòa sẽ tỏa ra hơi lạnh thay vì chỉ là gió thông thường như quạt. Từ đó không gian sẽ được làm mát toàn bộ và trong một thời gian dài. Tuy nhiên cũng bởi đặc tính này mà điều hòa tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Các gia đình để tiết kiệm điện thì sẽ hạn chế bật điều hòa cả ngày, thay vào đó sẽ chỉ bật vào những khung giờ nóng cao điểm, hoặc qua đêm.
Bật điều hòa liên tục vào mùa hè sẽ khiến hóa đơn tiền điện của các gia đình tăng đáng kể (Ảnh minh họa)
Trên các diễn đàn về đồ gia dụng trên mạng xã hội, nhiều người dùng đặt ra câu hỏi rằng, vậy con số tiền điện, tương ứng với điện năng tiêu thụ của một chiếc điều hòa khi được bật qua đêm, thật sự sẽ là bao nhiêu?
Thí nghiệm người dùng đưa ra con số
Để có được câu trả lời cho câu hỏi trên, nhiều người dùng đã trực tiếp thực hiện thí nghiệm đo lường bằng các dụng cụ chuyên dụng, nhằm có được con số cụ thể và chính xác nhất với chiếc điều hòa nhà mình.
Duy Luân - một KOC có tiếng trong lĩnh vực thiết bị điện tử và đồ gia dụng chính là một trong số đó. Theo video được Duy Luân chia sẻ trên trang cá nhân, anh thực hiện đo điện năng tiêu thụ của điều hòa qua đêm, nhưng trong 2 khoảng thời gian khác nhau. Một là 8 tiếng, từ 21 giờ đến 5h sáng hôm sau; hai là 12 tiếng, từ 21 giờ đến 9 giờ sáng hôm sau.
Kết quả từ Duy Luân cho thấy, với điều hòa nhà anh, khi chạy liên tục qua đêm 8 tiếng, số điện năng tiêu thụ là 1,03KWh, tương ứng với hơn 3000 đồng; còn khi chạy 12 tiếng, con số điện năng lúc này là 1,7KWh, tương ứng với 5100 đồng.
Người dùng sử dụng thiết bị máy đo chuyên dụng để đo điện năng của điều hòa (Ảnh chụp màn hình video @Duy Luân Dễ Thương)
Kết quả đo cho ra con số ở 2 khoảng thời gian khác nhau (Ảnh chụp màn hình video @Duy Luân Dễ Thương)
Trên thực tế, không phải chiếc điều hòa nào cũng có mức tiêu thụ điện giống nhau. Điều này còn được quyết định bởi công suất của thiết bị. Ngoài ra, một số chiếc điều hòa được trang bị công nghệ Inverter tiết kiệm điện, thì sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn.
Khi chọn mua một chiếc điều hòa mới, người dùng có thể tham khảo các thông số về công suất cũng như công nghệ, thường được quy định rõ trên bao bì. Cũng có thể xem nhãn dán năng lượng, được ký hiệu bằng 5 ngôi sao. Theo đó, sản phẩm nào càng nhiều sao, tức là mức độ tiết kiệm điện càng tốt, và ngược lại, càng ít sao, thì càng ít tiết kiệm được điện năng.
Nhãn năng lượng là một trong những yếu tố giúp chọn được chiếc điều hòa tiết kiệm điện (Ảnh minh họa)
Mẹo nhỏ dùng điều hòa tiết kiệm hơn vào mùa hè
Như đã nói ở trên, vào mùa hè, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình là vô cùng thiết yếu. Nếu không bật cả ngày, thì ít nhất các gia đình sẽ sử dụng thiết bị trong khoảng thời gian nắng nóng cao điểm hoặc vào ban đêm để đảm bảo được ngủ ngon giấc. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia để việc sử dụng điều hòa được tiết kiệm hơn, vẫn đảm bảo tính hiệu quả và còn an toàn với sức khỏe người sử dụng.
1. Duy trì nhiệt độ không dưới 25 độ C
Nhiều gia đình có thói quen luôn bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, nhằm mục đích làm lạnh tốt và nhanh hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc làm này là không nên.
Khi thiết bị làm lạnh quá nhanh, công suất sẽ vô tình tăng lên, có lúc đạt tới mức cao nhất. Điều này đồng nghĩa với việc điện năng tiêu thụ sẽ lớn hơn bình thường. Bên cạnh đó, việc hoạt động với công suất cao liên tục trong thời gian dài tiềm ẩn nguy cơ khiến điều hòa quá tải, dẫn tới hỏng hóc.
Mức nhiệt độ lý tưởng là duy trì bật điều hòa ở trên 25 độ (Ảnh minh họa)
Chính vì vậy, nhiệt độ lý tưởng được các chuyên gia khuyên người dùng nên chọn khi bật điều hòa, đó là duy trì ở mức trên 25 độ C. Cụ thể là khoảng 26, 28 độ C. Khi mới bật lên, có thể bật mức 23 độ C, sau đó chuyển về mức nhiệt nói trên. Mức nhiệt này không những làm mát ổn định, giúp tiết kiệm điện mà còn thân thiện hơn với sức khỏe người sử dụng.
2. Không tắt đi bật lại điều hòa liên tục, nhiều lần
Một quan niệm sai lầm nữa của người dùng khiến hóa đơn tiền điện tăng đáng kể khi sử dụng điều hòa, chính là việc tắt đi bật lại thiết bị nhiều lần. Mọi người thực hiện việc này bởi nghĩ rằng, khi không gian đã đạt đến độ mát nhất định, tắt điều hòa đi đồng nghĩa với việc tiết kiệm điện.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc làm này hoàn toàn phản tác dụng. Nguyên nhân là bởi mỗi khi bật lại điều hòa, thiết bị cần phải hoạt động với công suất lớn hơn khoảng gấp 3 lần để khởi động máy nén và động cơ quạt, và điều chỉnh nhiệt độ như đã cài đặt một cách nhanh chóng. Chính vì vậy có thể nói, việc tắt đi bật lại điều hòa liên tục, nhiều lần trong ngày và các hành động này diễn ra quá sát nhau sẽ gây tiêu tốn gấp 3 lần tiền điện.
Không tắt đi bật lại điều hòa nhiều lần trong ngày (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, nó còn gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của điều hòa, gây đảo lộn quá trình vận hành của thiết bị, từ đó giảm độ bền, suy giảm tuổi thọ. Thay vì tắt đi bật lại điều hòa, người dùng có thể tham khảo chế độ hẹn giờ của điều hòa. Nó vừa giúp tiết kiệm, vừa tránh khỏi trường hợp người dùng quên tắt thiết bị khi ra ngoài.
3. Bật điều hòa kết hợp với quạt
Tưởng như sẽ khiến điện năng gia tăng gấp đôi nhưng việc bật điều hòa kết hợp với quạt lại mang đến nhiều lợi ích. Đó có thể kể tới là giúp phòng mát nhanh hơn, khí lạnh được phân bổ đều hơn, giảm thiểu tình trạng thiết bị bị quá tải dẫn đến chập cháy và tiết kiệm điện năng với điều hòa.
Điều này cũng đã được EVN - Tập đoàn Điện lực Việt Nam khuyến cáo và khuyên người dùng nên thực hiện, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng cao điểm. Khi bật quạt kết hợp với điều hòa, người dùng nên bật cả 2 thiết bị ở tốc độ vừa phải. Không nên để quá lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ em.
Dùng quạt kết hợp với điều hòa trong cùng một không gian và chọn mức làm mát vừa phải hoặc nhẹ (Ảnh minh họa)
4. Vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị định kỳ
Cũng theo lời các nhà phân phối và nhân viên kỹ thuật, nếu gia đình sử dụng đều đặn điều hòa mỗi ngày, hãy vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần. Nếu sử dụng ít hơn, vệ sinh 1 năm 1 lần.
Việc vệ sinh và bảo dưỡng giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng lãng phí điện năng.
Tags