- Một loại hạt ở Việt Nam được báo Anh ví như 'kim cương đỏ', là thuốc bổ gan, dưỡng thận
- Máy xay nước mía Việt Nam gây "náo loạn" ở chợ châu Phi, bán không kịp nghỉ tay, giá rẻ bất ngờ
- Một vật thể lạ trong bụng con lợn được Trung Quốc coi như báu vật, săn lùng với giá hàng tỷ đồng: Cơn sốt rộ lên cả ở Việt Nam
Nhục quế trà được mệnh danh là "kiện khang chi bảo", tức là "báu vật của sức khỏe".
"Mật hoa của vạn vật"
Nhục quế trà, hay Ngọc Quế, là một trong những loại trà nổi tiếng thường được lãnh đạo Trung Quốc dùng để tiếp đãi các nguyên thủ quốc gia khi đến thăm.
Tài liệu "Vũ Di Sơn Ký" năm Càn Long thứ 16 viết rằng, có nhiều sản phẩm trà khác nhau, nhưng trà ở núi Vũ Di vẫn là hạng nhất. Các loại trà khác có tính lạnh, còn trà Vũ Di có tính ấm. Sản phẩm trà ở Vũ Di được chia thành Nham trà (hay trà núi đá) và Chu trà. Trong đó, nham trà là ngon nhất.
Những cây trà ở Vũ Di phải sinh trưởng trong một điều kiện rất khắc nghiệt, mọc ở những khoảng đất nhỏ trên đỉnh núi đá, thậm chí là cả ở sườn núi.
Thời gian chiếu sáng của mặt trời ở nơi đây rất thấp, độ ẩm cũng thấp nên chênh lệch nhiệt độ trong ngày cũng lớn. Chính những điều kiện này đã giúp những loại nham trà ở Vũ Di có những hương vị rất riêng.
Trà Nhục quế Vũ Di là một loại nham trà và là dòng trà quý hiếm trong dòng ô long. Trà không liên quan tới cây quế được dùng làm gia vị.
Đầu những năm 1940, Nhục quế là một trong mười giống cây trồng tại các vườn trà ở núi Vũ Di. Đến những năm 1960, nhờ chất lượng đặc biệt, loại trà này đã tạo được tiếng vang, diện tích trồng được mở rộng qua từng năm.
Loại trà này có vị ngọt dịu, thơm dịu, không đắng như trà xanh, không chát như trà đen. Cuốn "Trà ca" viết dưới thời nhà Thanh đề cao đặc tính và chất lượng độc đáo của Nhục quế trà, hương thơm của nó cực kỳ hăng và sắc, có cảm giác kích thích mạnh mẽ.
Nhục quế trà được cho là có tác dụng chống ung thư, chống bức xạ, lão hóa và tăng cường miễn dịch. Trong báo cáo nghiên cứu do Đại học Nông Lâm Phúc Kiến công bố, Nhục quế trà được ca ngợi là "báu vật sức khỏe". Ngành trà quốc tế đánh giá Nhục quế trà núi Vũ Di là "mật hoa của vạn vật, sự diệu kỳ của thần dược".
Đại học Y học cổ truyền Phúc Kiến thì cho biết, trà Nhục quế Vũ Di, ấm mà không lạnh, bảo quản lâu cũng sẽ không hư, vị đậm không đắng cũng không chát, mùi thơm thơm, sảng khoái, tiêu độc thức ăn, hạ khí giải rượu, tính ấm không tổn thương dạ dày.
Tuy nhiên, Nhục quế trà cũng có tính nóng, vì thế không nên uống quá nhiều. Loại trà này khiến âm hư hỏa vượng, người huyết nhiệt không nên dùng, phụ nữ có thai cần thận trọng.
Loại đặc biệt giá hơn 4 tỷ đồng/kg
Trà Nhục quế ở Niu Lan Keng (một khu vực trên núi Wuyi, nơi trồng những cây trà thượng hạng) được đánh giá là có giá trị cao nhất. Tại Glassbelly Tea Lab (Hồng Kông, Trung Quốc) - nơi bán những giống trà quý - Trà Nhục quế Niu Lan Keng là loại đắt nhất.
Một ly trà Nhục quế Niu Lan Keng Rougui tại Glassbelly có giá khoảng 3.577 USD, trong khi 1kg trà có giá lên tới 184.615 USD (hơn 4,3 tỷ đồng).
Wing Yeung – người sáng lập Glassbelly Tea Lab cho biết mức độ "phức tạp" của trà Nhục quế Niu Lan Keng là thứ khiến loại trà này trở nên đắt đỏ. Mức độ "phức tạp" ở đây là cách vị trà thay đổi trong miệng người thưởng thức.
"Trà phải thơm, hài hòa và sống động - nó thay đổi vị trên lưỡi của bạn. Tôi nghĩ đây là cách thưởng thức một loại trà ngon. Và đây là câu trả lời cho việc tại sao trà lại có giá cao như vậy" - cô Yeung nói.
Trong số các loại trà, Nhục Quế trà còn được mệnh danh là "kỳ hương". Khi pha nước đầu tiên hương thơm dậy lên đánh thức khứu giác, vị giác và có thể lưu hương đến 7 lần ngâm.
Tags