Bê bối sinh viên ĐH Nga dùng ChatGPT viết xong luận văn tốt nghiệp chỉ sau 23 tiếng

Chủ nhật, 05/02/2023 22:10 GMT+7

Google News

Thay vì tiêu tốn hàng tuần, phần mềm ChatGPT trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ mất 23 tiếng để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của một sinh viên đại học.

Mới đây, thông tin luận văn của một sinh viên tại Nga được viết bởi ứng dụng trang bị trí tuệ nhân tạo ChatGPT, phần mềm đang thu hút được sự chú ý nhờ khả năng tạo văn bản, đã khiến nhiều người vô cùng hoang mang.

Nga hạn chế truy cập ChatGPT sau bê bối sinh viên dùng ứng dụng hoàn thành luận văn tốt nghiệp chỉ sau 23 tiếng - Ảnh 1.

Chatgpt giúp sinh viên hoàn thành bài luận chỉ trong 23 giờ đồng hồ

Theo đó, chính sinh viên này thừa nhận chỉ cần 23 giờ đồng hồ, ChatGPT đã giúp sinh viên này hoàn thành bài luận tốt nghiệp và thậm chí bài luận này còn được thông qua. Trên Twitter cá nhân, sinh viên này cũng cho biết bài luận dù chỉ điểm tối thiểu do nhiều yếu tố nhưng việc này vẫn trở thành một đề tài nóng trên các diễn đàn mạng xã hội cũng như công nghệ.

Trang Tass cho hay, ngay sau khi thông tin này được đăng tải, dư luận Nga và Đại học Nhân văn Quốc gia Nga (RGGU) đã lập tức kêu gọi chính quyền cần hạn chế quyền truy cập vào ChatGPT đối với các cơ sở giáo dục.

"Một cuộc kiểm tra bởi các chuyên gia và cộng đồng nghiên cứu RSUH đang được thực hiện." - cơ quan truyền thông của trường đại học nói trên cho hay.

Nga hạn chế truy cập ChatGPT sau bê bối sinh viên dùng ứng dụng hoàn thành luận văn tốt nghiệp chỉ sau 23 tiếng - Ảnh 2.

Quyền truy cập Chatgpt bị hạn chế tại các cơ sở giáo dục

Đáng chú ý, trước khi sự việc xảy ra, trường đại học này cũng đã từng đề xuất hạn chế quyền truy cập vào ChatGPT tại các tổ chức giáo dục do tác động tiêu cực tiềm tàng của nó đối với nền giáo dục.

Các nhà phát triển của ChatGPT cũng đã hạn chế quyền truy cập của người dùng Nga đối với phần mềm này. Đồng thời, RGGU cũng thẳng thắn chỉ trích hành động của sinh viên. 

"Nhiều thập kỷ trước, các trường đại học phải đối mặt với một vấn đề nhức nhối là đạo văn và tình trạng vay mượn ý tưởng. Giờ đây, cộng đồng giáo dục tiếp tục đối mặt với một thách thức mới liên quan đến việc sử dụng hệ thống mạng và trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động khoa học và giáo dục" - RGGU nhận định.

Nguồn: Tass

Thanh Tâm

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›