- Đỉnh như BLACKPINK: Chưa đầy 12 tiếng đã làm 'cháy hàng' diện rộng, bảo sao thương hiệu nào cũng cưng
- Sức khỏe của các idol trẻ xứ Hàn đang trong tình trạng báo động đỏ
- Jimin BTS sẽ ra mắt album solo vào tháng 2 tới
- 10 điểm cho Phạm Hương: Ở đất Mỹ xa xôi vẫn tậu đủ 5 loại hoa 'kinh điển' Tết Việt, khéo tay decor siêu biệt thự đẹp lung linh
Người đàn ông phát hiện mắc bệnh bạch cầu sau khi vết côn trùng cắn mãi không khỏi. Đây là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người, tuyệt đối đừng bao giờ coi thường sức khỏe.
Joe Beckwith, 34 tuổi, sống ở hạt West Yorkshire (Anh) từng bị một con côn trùng lạ chích vào da hồi tháng 10/2022. Điều kỳ lạ, vết đốt không có gì nghiêm trọng nhưng sau vài tuần vẫn không lành.
Em gái của anh, Leanne khuyên rằng anh nên gọi 111, vì cô lo ngại anh có thể bị nhiễm trùng huyết - một bệnh nhiễm trùng chết người xảy ra khi hệ thống miễn dịch của một người phản ứng thái quá với nhiễm trùng và bắt đầu gây hại cho cơ thể.
Khi gọi đến số điện thoại tư vấn sức khỏe và kể tình trạng của mình, anh Joe được yêu cầu phải đến bệnh viện khám ngay lập tức bởi vết thương nhỏ trên da nhưng không lành lại báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Sau khi thực hiện hàng loạt kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán anh Joe đã bị bệnh máu trắng. Thông báo này đã khiến anh Joe bị sốc nặng.
"Thật kinh khủng - tôi không muốn điều đó xảy ra với bất kỳ ai. Nếu anh ấy không đi khám thì anh ấy sẽ không biết gì. Anh ấy không có bất kỳ triệu chứng nào khác ngoài một số chứng đổ mồ hôi ban đêm mà anh ấy đã gạt đi", Leanne buồn bã kể lại.
Được biết, anh Joe đã ly hôn và có 3 con. Vì nhập viện điều trị ung thư nên anh đã không thể về đón Giáng sinh với các con. Hệ miễn dịch của anh đã rất yếu.
"Anh ấy không thể gặp các con của mình vào dịp Giáng sinh. Anh ấy đã không thể gặp một trong số chúng sống ở Liverpool kể từ khi anh ấy được chẩn đoán mắc bệnh do hệ thống miễn dịch của anh ấy quá yếu, nên quá nguy hiểm nếu Joe di chuyển quãng đường dài", Leanne chia sẻ.
Bệnh máu trắng là một loại ung thư máu. Đối với người bình thường, tế bào bạch cầu có tác dụng tiêu diệt các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhưng với bệnh nhân bị bệnh máu trắng, các tế bào bạch cầu của họ phát triển bất thường. Hệ quả là khiến hệ miễn dịch suy yếu. Cơ thể sẽ dễ bị viêm nhiễm hơn.
“Thế giới của chúng tôi như sụp đổ. Điều đó thật kinh khủng, tôi không muốn nó xảy ra với bất kỳ ai”, cô Leanne chia sẻ.
Hiện tại, anh Joe vẫn đang tiếp tục hóa trị tại bệnh viện St James's Hospital ở thành phố Dublin của Ireland. May mắn là quá trình điều trị của anh đã hiệu quả và giúp bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, để phục hồi thì anh Joe vẫn còn một chặng đường dài.
Hiện tại, anh đang được truyền máu và tiểu cầu mỗi ngày. Hàm lượng tiểu cầu trong máu anh cần phải tăng lên mới có thể bắt đầu đợt hóa trị tiếp theo.
Gia đình đã lập một tài khoản trên trang gây quỹ cộng đồng GoFundMe. Họ hy vọng sẽ quyên góp đủ tiền để trang trải chi phí điều trị cho anh Joe.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu là gì?
Có 3 loại tế bào máu trong cơ thể mỗi người đó là:
- Các tế bào hồng cầu: có nhiệm vụ vận chuyển oxy tới các mô và cơ quan trong cơ thể, và đây cũng là các tế bào đưa carbon dioxide tới phổi để bạn thở chúng ra ngoài môi trường;
- Các tế bào bạch cầu: chức năng của chúng là chống lại tình trạng nhiễm trùng với vai trò là một phần của hệ thống miễn dịch;
- Tiểu cầu: giúp máu ở vết thương đông lại, tránh tình trạng mất máu và sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài môi trường.
Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu. Bệnh được cho là có thể phát triển từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.
Trong cơ thể, các tế bào bạch cầu là "những chiến binh" chống nhiễm trùng hiệu quả. Chúng thường phát triển và phân chia một cách có trật tự khi cơ thể cần chúng.
Nhưng ở những người mắc bệnh bạch cầu, tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường. Một số tế bào máu có những thay đổi (đột biến) trong vật liệu di truyền hoặc DNA của chúng. Những tế bào bất thường này lấn át những tế bào hồng cầu, tiểu cầu khỏe mạnh nên tình trạng trật tự này cũng bị phá vỡ.
Một trong những yếu tố giúp việc điều trị bệnh bạch cầu đạt hiệu quả cao là phát hiện sớm, có những chiến lược và nguồn lực điều trị cụ thể.
Các triệu chứng bệnh bạch cầu
Các triệu chứng bệnh bạch cầu khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch cầu phổ biến bao gồm:
Sốt hoặc ớn lạnh
Mệt mỏi dai dẳng, suy nhược
Nhiễm trùng thường xuyên
Giảm cân mà không rõ nguyên nhân
Sưng hạch bạch huyết, gan to hoặc lá lách to
Dễ chảy máu hoặc bầm tím, xuất hiện nhiều đốm nhỏ trên da
Chảy máu cam bất thường
Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
Đau xương hoặc đau nhức cơ bắp
Các triệu chứng bệnh bạch cầu thường mơ hồ và không cụ thể. Vì chúng rất giống với các triệu chứng của bệnh cúm và các bệnh thông thường khác nên thường bị bỏ qua.
Đôi khi bệnh nhân bị bạch cầu được phát hiện một cách tình cờ trong quá trình xét nghiệm máu cho một số bệnh khác.
Do đó, nếu thấy các dấu hiệu trên xuất hiện trong thời gian dài, đặc biệt là cùng thời điểm thì rất nên đi kiểm tra y tế.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu
Điều trị ung thư trước đó: Những người đã trải qua một số loại hóa trị và xạ trị cho các bệnh ung thư khác có nguy cơ phát triển một số loại bệnh bạch cầu.
Rối loạn di truyền: Bất thường di truyền dường như đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh bạch cầu. Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
Tiếp xúc với một số hóa chất: Chẳng hạn như benzen, được tìm thấy trong xăng trong ngành công nghiệp hóa chất.
Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
Tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu: Nếu các thành viên trong gia đình đã được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, nguy cơ mắc bệnh của bạn có thể tăng lên.
Ung thư gan không "im hơi lặng tiếng", nếu có 3 triệu chứng này vào buổi sáng thì có thể gan đang kêu cứuTags