Bị sa thải ở tuổi 35, khủng hoảng tuổi trung niên ập đến: Còn xem công ty là viện dưỡng lão thì tuổi nào cũng chênh vênh

Thứ Hai, 24/04/2023 10:26 GMT+7

Google News

Tuổi nào cũng khủng hoảng nếu mãi gọi công ty là viện dưỡng lão để bạn gắn bó đến khi về hưu.

Năm nay Tiểu Du (Bắc Kinh, Trung Quốc) vừa bước sang tuổi 35. Cô đã làm việc trong một doanh nghiệp ở gần nhà đã được ngót nghét 8 năm. Dẫu không có cơ hội thăng tiến hay tăng lương song cô cho rằng đây là công việc ổn định. 

Đầu năm 2022, cô nghỉ theo chế độ thai sản của công ty để sinh em bé. Trong suốt 6 tháng đó, công ty đã tuyển thêm những những sinh viên mới ra trường giàu nhiệt huyết xử lý công việc thay Tiểu Du. 

Sau khi hết thời hạn nghỉ theo chế độ, chỉ mới làm được 3 tháng sau đó, cô bất ngờ bị sa thải với lý do không đáp ứng được công việc. Với kinh nghiệm làm việc lên đến gần 10 năm, cô tự tin nộp CV tại các công ty khác. Tuy nhiên, cô nhận ra bản mô tả công việc nào cũng yêu cầu nhân sự dưới 35 tuổi. Nếu trên mức tuổi đó, công việc đòi hỏi người có trình độ chuyên môn cao để đảm nhiệm được vị trí quản lý. 

Không có thu nhập trong khi con vẫn còn nhỏ cần nhiều khoản phải chi tiêu, cô rơi vào trạng thái căng thẳng. "Tôi muốn thay đổi hiện trang nhưng không biết bắt đầu từ đâu", Tiểu Du nói.

Ai ở tuổi trung niên cũng gặp khủng hoảng? 

Trên diễn đàn Zhihu của Trung Quốc từng có người đặt câu hỏi "Ngưỡng nào được coi là khủng hoảng tuổi trung niên?". Với câu hỏi này, nhiều người kể ra câu chuyện khó khăn của bản thân ở phần bình luận. Một người dùng kể rằng công việc kinh doanh của anh bị thất bại và nợ 300.000 NDT. Sau đó anh quyết định đi làm thuê nhằm có tiền trả nợ và trang trải cuộc sống nhưng không thể tìm kiếm được công việc nào. Trong đoạn chia sẻ người ngày viết: "Dẫu ở tuổi 35, tôi vẫn chưa có cho mình một căn nhà riêng. Cha mẹ tôi đang dần già yếu và thường xuyên phải nhập viện". 

Trên đây là một trong những khủng hoảng mà người ở độ tuổi trung niên đang phải đối diện. Vậy liệu có phải tất cả mọi người khi đến độ tuổi này đều rơi vào khủng hoảng. Câu trả lời là không. 

Bị sa thải ở tuổi 35, khủng hoảng tuổi trung niên ập đến: Còn xem công ty là viện dưỡng lão thì tuổi nào cũng chênh vênh  - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Vấn đề nào cũng có hai mặt. Người bi quan sẽ nhìn thấy đau khổ, người tích lực lại thấy cơ hội. Nếu có năng lực bạn chẳng bao giờ phải sợ khủng hoảng. Bởi tuổi tác chỉ làm tăng kinh nghiệm chứ không phải là trở ngại. 

Người có chí tiến thủ sẽ không bao giờ vì sai lầm một lần mà chùn bước. Bởi đến năm 40 tuổi nhiều người mới trở thành tỷ phú. Đừng nghĩ rằng tuổi trung niên chỉ có khủng hoảng và chênh vênh. Việc bạn có tiếp tục rơi vào khủng hoảng tuổi trung niên hay mở ra những đỉnh cao mới của cuộc sống phụ thuộc nhiều và suy nghĩ của bạn. 

Để tuổi trung niên không trở thành nỗi sợ

Đa phần những người rơi vào khủng hoảng là do có khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế. Bạn tưởng tượng rằng tuổi 35 phải có xe hơi, có sự nghiệp, có gia đình, cha mẹ sống khỏe mạnh. Song thực tế, khi đến tuổi trung niên, bạn vẫn chen lấn trong tàu điện ngầm mỗi ngày, không dám bỏ việc dù mệt mỏi, bố mẹ đã già yếu và mọi áp lực đều đổ dồn lên bạn. 

Khi không trở thành con người lý tưởng như bản thân mong muốn, bạn bắt đầu nghi ngờ về chính mình rồi rơi vào hối hận, trầm cảm và lo lắng. Đây chính là gốc rễ của cuộc khủng hoảng tuổi trung niên 

Vậy bạn cần làm làm gì để biến tuổi trung niên không còn trở nên đáng sợ? 

1. Chấp nhận bản thân 

Bước này nhằm giải quyết gốc rễ của cuộc khủng hoảng của tuổi trung niên. Từ lý tưởng hoá đến hiện thực, chúng ta phải học cách chấp nhận chính mình. Nếu phủ nhận nhận khả năng của chính mình trong một thời gian dài, bạn sẽ vướng vào vòng luẩn quẩn. Khi đó bạn sẽ nhận ra mình mãi mãi là một kẻ không hoàn hảo. Hãy cố gắng chấp nhận bản thân kém hoàn hảo hơn so với lý tưởng của mình. Bạn sẽ thấy mình ổn hơn rất nhiều. 

Nếu vẫn phải chen chúc trên tàu điện ngầm thì ít nhất bạn không phải chịu cảnh kẹt xe. Nếu vẫn phải vất vả với công việc văn phòng nhưng ít ra bạn vẫn có gia đình ở bên. Cha mẹ dẫu đã già đi thì đó lại là cơ hội để bạn báo hiếu. Nếu biết cách buông bỏ cuộc sống sẽ không tồi tệ như bạn nghĩ. 

photo-1682303767209

Ảnh minh hoạ

2. Đừng coi công ty là viện dưỡng lão 

Nếu bước đầu tiên là giải quyết vấn đề tâm lý thì bước tiếp theo là xử lý tình trạng uể oải của tuổi trung niên. Ở tuổi trung niên, nhiều người dễ rơi vào tâm lý ngại thay đổi hay học thêm kỹ năng mới. Theo thời gian việc này khiến khả năng vận động và sáng tạo của bạn bị mài mòn. Công ty không bao giờ ủng hộ những người lười biếng, đặc biệt người đã ở độ tuổi trung niên. 

Vì vậy những người thực sự thông minh thường không để mình bị "mài mòn". Họ không ngừng học hỏi và cập nhật. Khi đã có năng lực, bạn sẽ không sợ rơi vào khủng hoảng tuổi trung niên. 

Sau 5 năm dấn thân vào lĩnh vực tuyển dụng, Hảo Cương (Nam Ninh, Trung Quốc) cảm thấy thấy bản thân đang làm việc một cách nhàm chán. Vì thế cô học thêm các kỹ năng khác liên quan đến truyền thông, kỹ năng viết lách hay sáng tạo nội dung. 

Từ đây Hảo Cương sử dụng kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng để viết blog hay các bài chia sẻ trên trang cá nhân nhờ thế mà nhận được hợp tác từ các bên, có thêm thu nhập. 

Người biết mở rộng kỹ năng chuyên môn, con đường sự nghiệp càng đi càng dài. Đừng coi công ty là viện dưỡng lão sẽ gắn bó đến suốt đời. Bởi không có gì là tồn tại mãi mãi. Vẫn cố giữ suy nghĩ này, chẳng phải đến khi trung niên, ở độ tuổi nào bạn cũng cảm thấy chênh vênh. 

Đinh Anh (theo Toutiao)

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›