BioNTech cảnh báo tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine phòng COVID-19

Thứ Sáu, 01/01/2021 19:59 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Ban lãnh đạo hãng dược phẩm BioNTech của Đức cảnh báo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho đến khi các loại vaccine khác được lưu hành trên thị trường, do đó hãng này đang nỗ lực hợp tác với đối tác Pfizer của Mỹ để thúc đẩy sản xuất vaccine.  

Sự khác biệt giữa vaccine chống Covid-19 Sputnik V và EpiVacCorona

Sự khác biệt giữa vaccine chống Covid-19 Sputnik V và EpiVacCorona

Có sự khác biệt giữa hai loại vaccine phòng bệnh COVID-19 đều do Nga sản xuất là Sputnik V và EpiVacCorona. Sputnik V là vaccine vector dựa trên adenovirus còn EpiVacCorona được tạo ra từ 3 phần cấu thành bộ gene của virus SARS-CoV-2.

Công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học này của Đức đã dẫn đầu cuộc đua tìm kiếm vaccine phòng COVID-19, nhưng loại vaccine này được đưa đến Liên minh châu Âu (EU) lại chậm hơn một số nước do các cơ quan quản lý dược phẩm của EU phê chuẩn lưu hành tương đối chậm, cũng như số lượng đơn đặt hàng của EU cũng không lớn. Chính sự chậm trễ này đã khiến một số vùng ở Đức phải đóng cửa tạm thời các cơ sở tiêm chủng vài ngày sau khi nước này bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 vào ngày 27/12.    

Trả lời phỏng vấn của tuần báo Spiegel, Giám đốc điều hành BioNTech, ông Ugur Sahin, khẳng định tình hình cung ứng vaccine hiện nay không ổn bởi thiếu các loại vaccine đã được phê duyệt và BioNTech đang phải nỗ lực để lấp đầy khoảng trống bằng vaccine của mình.  

Chú thích ảnh
Vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer và BioNTech phối hợp phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN

Dự kiến, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) sẽ phê chuẩn vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ) vào ngày 6/1 tới. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cũng hối thúc EMA nhanh chóng phê duyệt vaccine phòng COVID-19, do hãng dược phẩm AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Anh) bào chế. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ khi nào EU sẽ thực hiện điều này. 

Ban lãnh đạo BioNTech đều cho rằng EU đã chậm trễ trong việc phê duyệt vaccine phòng COVID-19. Ngay từ tháng 7/2020, Mỹ đã đặt mua 600 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech, song mãi đến tháng 11 EU mới đặt mua, với số lượng chỉ bằng 1/2 của Mỹ.    

Hiện BioNTech hy vọng có thể ra mắt dây chuyền sản xuất mới tại Marburg, Đức, vào tháng 2 tới. Dây chuyền này có thể sản xuất 250 triệu liều vaccine trong 6 tháng đầu năm nay. Hiện BioNTech đang tiến hành đàm phán với các nhà sản xuất về việc tăng đầu ra.   

Cũng theo ông Sahin, vaccine của BioNTech/Pfizer có thể ngăn chặn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh, mang tên VUI-202012/01. Hiện hai hãng dược phẩm này đang thử nghiệm vaccine của mình. Bên cạnh đó, BioNTech đang nghiên cứu và bào chế vaccine dễ bảo quản hơn, thay vì đòi hỏi phải lưu trữ ở mức nhiệt -70 độ C như hiện nay. Dự kiến, vaccine thế hệ tiếp theo của BioNTech/Pfizer, có thể bảo quản ở nhiệt độ cao hơn, có thể ra mắt vào cuối mùa Hè năm nay.

TTXVN

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›