- Bắt kịp xu hướng 'kinh doanh online' đang lên ngôi, chủ khách sạn kiếm tiền khủng nhờ cho thuê phòng livestream bán hàng
- Nghĩ kinh doanh homestay "hái ra tiền", tôi bán nhà phố cầm hơn 13 tỷ mua lại homestay của người quen nhưng thua lỗ ê chề sau 3 năm: Thiếu mất "thiên thời", cố gắng mấy cũng bằng 0
- Người cha dành 50 năm làm kinh doanh dặn tôi: Nếu gặp hai kiểu người này, tìm mọi cách kết thâm giao, bản thân sẽ thăng hạng không ngừng!
Với mặt bằng vị trí tốt, công thức pha chế từ hãng nhượng quyền, "cháy" đơn hàng nhưng quán nước nhỏ vẫn có thể thất bại dễ dàng.
Mở một cửa hàng kinh doanh đồ ăn thức uống luôn là một trong những lựa chọn khởi nghiệp phổ biến của nhiều người, dù là trong thời đại nào. Ai cũng thấy các quán nước bán được 500 đơn hàng mỗi ngày nên nghĩ mình cũng có thể sao chép được. Thế nhưng thế giới kinh doanh chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Câu chuyện dưới đây là của một người đàn ông ngoài 40 đến từ Trùng Khánh (Trung Quốc). Trong vòng chưa đầy 3 tháng, anh đã lỗ hơn 60.000 tệ (hơn 2 tỷ đồng) và tuyệt vọng rời thị trường.
Người đàn ông đã từ bỏ nhà hàng lẩu nhỏ của mình để mở quán nước chuyên bán đồ mang đi (takeaway) ở Thành Đô - một thành phố sầm uất phát triển bậc nhất Trung Quốc. Với kinh nghiệm kinh doanh ngành ăn uống cả chục năm cũng như kế hoạch đầy đủ, thực tế, anh tự tin mình có thể “phát tài” với cơ sở mới.
Kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Người đàn ông đã tìm thuê được một mặt bằng nằm trong một khu dân cư lớn cao cấp ở Thành Đô. Trong phạm vi giao đồ ăn có các trường đại học và tòa nhà văn phòng sầm uất. Tiền thuê nhà là 2.600 tệ, phí chuyển nhượng là 8.000 tệ, tiền đặt cọc nhà là 3.000 tệ và chi phí hàng tồn kho của cửa hàng là 3.000 tệ. Để dựng lên được cửa hàng nho nhỏ chỉ chuyên bán mang đi trên các ứng dụng giao đồ ăn, anh chỉ mất 30.000 tệ (khoảng 105 triệu đồng).
Tiếp đó, ông chủ nhỏ bắt tay vào việc mua nguyên liệu, dụng cụ, trang trí nội thất và chuẩn bị sẵn sàng số tiền tiết kiệm nhiều năm để làm vốn. Với lượng khách hàng tiềm năng đông đảo giữa phố thị và công thức pha chế nhượng quyền từ hãng lớn, anh tự tin và dự đoán mình có thể nhận khoảng 300 đơn hàng mỗi ngày khi công việc đi vào quỹ đạo. Giá mỗi đơn hàng trung bình từ 12 đến 15 tệ (khoảng 50 ngàn đồng) thì một tháng cũng sẽ có thặng dư ròng gần 30.000 tệ (khoảng 105 triệu đồng). Nếu ít hơn, cho dù chỉ có 150 đơn hàng mỗi ngày, cũng sẽ có khoảng 20.000 tệ tiền lời (khoảng 70 triệu đồng).
Với kế hoạch kinh doanh đơn giản và đã “tính đủ đường” như vậy, bạn đầu cửa hàng của anh kinh doanh khá tốt.
“Ngã ngựa” vì lý do đơn giản nhất
Đầu tiên, việc tuyển dụng của quán nước takeaway bị mắc kẹt. Để có thể vận hành quán nước, anh cần có 5 người làm. Thế nhưng anh chỉ có thể có 2 nhân viên vốn là người quen. Việc tuyển người quá khó, tốn nhiều thời gian. Mỗi khi có nhân viên mới anh đều không thể giữ chân họ được lâu vì hầu hết là sinh viên, thường xuyên nhảy việc làm thêm. Cuối cùng anh phải đưa ra mức lương cao hơn thị trường là 2.900 tệ (hơn 10 triệu đồng) mà hầu như vẫn không giữ lại được một ai làm việc lâu dài.
Việc thiếu nhân viên khiến công việc kinh doanh rơi vào “thảm cảnh”. Số lượng khách hàng vãng lai không nhiều nên hầu hết việc buôn bán dựa vào đơn hàng từ ứng dụng giao đồ ăn trung gian. Vào ngày đầu tiên, anh chỉ có 20 hoặc 30 đơn đặt hàng. Vào ngày thứ hai, nhờ chương trình khuyến mãi khai trương, số đơn đột ngột bùng phát vào buổi chiều giờ cao điểm.
Sự hỗn loạn bắt đầu từ đó. Hầu hết các món trong thực đơn đều là nước uống không thể chuẩn bị sẵn mà phải pha chế khi khách hàng có đơn. Việc thiếu nhân viên và nhân viên còn loay hoay vì chưa quen việc khiến quá trình làm đồ rất chậm.
Một số order rất nhiều, lên đến hàng chục cốc nước, trung bình mất vài phút để chuẩn bị và còn tốn cả thời gian đóng nắp, đặt vào túi. Chẳng mấy chốc, các loại đơn đặt hàng chất đống, món chưa làm chất đống, món chưa hoàn thành chất đống, shipper đứng đợi trước cửa chất đống.
Chưa hết, do phiền phức vì thiếu nhân viên, sản phẩm của cửa hàng đôi khi bị làm nhầm hoặc chất lượng không đảm bảo, bị khách gọi điện trực tiếp phàn nàn. Những lúc như vậy, cửa hàng phải xin lỗi và đền bù một phần nước mới ngay sau đó. Số lượng đơn hàng lớn nên không thể tránh khỏi sai sót. Ngay cả khi lỗi nằm ở ứng dụng hoặc shipper thì quán nước vẫn phải chịu trách nhiệm.
“Vỡ mộng” khi bán hàng qua app giao đồ ăn
Trạng thái “cháy” đơn hàng cũng không kéo dài lâu. Lượng đặt mua của cửa hàng giảm mạnh từ hơn 100 đơn mỗi ngày xuống còn 20, 30 đơn. Người quản lý của nền tảng gợi ý anh nên thực hiện khuyến mãi, tức là gửi tiền vào tài khoản nền tảng, chỉ cần khách hàng nhấp vào cửa hàng thì ứng dụng sẽ tự động trừ các khoản phí từ 0,5 đến 3 tệ (khoảng 2 đến 10 ngàn đồng). Số phí này được thiết lập bởi chủ quán, trả càng cao thì thứ hạng trên thanh tìm kiếm của quán càng cao. Anh đã không hề nghĩ đến khoản chi phí phát sinh khổng lồ này trong kế hoạch ban đầu của mình.
Trước khi mở cửa hàng, anh đã nghĩ rằng dù bán bao nhiêu thì nền tảng cũng sẽ trừ 18% doanh thu như hợp đồng ban đầu, nhưng hóa ra không phải vậy. Muốn có đơn hàng và tiếp cận được các khách hàng, khoản chi phí cho ứng dụng cao hơn vậy rất nhiều. Thậm chí sau khi trừ hết chi phí nguyên liệu, nhân công, thuê nhà và thêm khoản trả ứng dụng, anh không còn lãi chút nào, đôi khi còn lỗ vốn.
Sau 3 tháng, quán nước tưởng chừng là cơ sở kinh doanh đơn giản của người đàn ông đã đóng cửa và số thiệt hại của anh lên đến 600 ngàn tệ (hơn 2 tỷ đồng). Quanh phạm vi vài km, lại tiếp tục có hàng loạt quán nước mới mọc lên tương tự mà không ai biết mình đã rơi vào “cái bẫy” như thế nào.
Nguồn: Sohu
Tags