Bỏ ăn cơm trắng hoàn toàn trong nửa năm, người phụ nữ 54 tuổi ngất xỉu, sức khỏe suýt nguy kịch: Người bị tiểu đường phải rất tỉnh táo

Thứ Hai, 17/04/2023 15:54 GMT+7

Google News

Cách sử dụng thực phẩm có thể khiến khiến đường huyết tăng giảm thất thường, tăng nặng các triệu chứng của bệnh tiểu đường, thậm chí có thể dẫn tới tổn thương và suy tạng. Người mắc bệnh tiểu đường cần hết sức lưu ý.

Bà Hương năm nay 54 tuổi, đã mắc bệnh tiểu đường cách đây 9 năm. Kể từ đó, bà vẫn luôn dùng thuốc hạ đường huyết để bảo đảm sức khỏe. Khi còn trẻ tuổi, bà Hương rất thích ăn đồ ngọt, nhưng từ khi mắc bệnh bà phải kiêng khem kĩ lưỡng.

Để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, bà Hương bắt đầu tìm hiểu về chỉ số đường huyêt của các loại thực phẩm và những cách hạ đường huyết hiệu quả nhất. Để kiểm soát đường huyết, bà quyết định "cai" cơm trắng, tinh bột.

Hiệu quả của việc loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi bữa ăn ban đầu đem lại hiệu quả khá tốt. Chỉ số đường huyết của bà Hương thật sự ổn định, nên bà rất kiên trì.

Tuy nhiên, sau nửa năm, bà bắt đầu cảm thấy có gì đó không ổn, thi thoảng chóng mặt. Cuối tuần trước, bà Hương ngất xỉu khi đang đi cầu thang. May mắn, có người phát hiện và đưa bà đi cấp cứu kịp thời.

Bỏ ăn cơm trắng hoàn toàn trong nửa năm, người phụ nữ 54 tuổi ngất xỉu, sức khỏe suýt nguy kịch: Người bị tiểu đường phải rất tỉnh táo - Ảnh 1.

Bác sĩ chẩn đoán, bà Hương bị nhiễm toan ceton. Hôn mê nhiễm toan ceton là một cấp cứu nội khoa, là biến chứng nặng nề của sự thiếu hụt insulin trầm trọng trên bệnh nhân đái tháo đường. Cơ chế gây bệnh bao gồm ba rối loạn chuyển hóa nguy hiểm bao gồm: tăng đường huyết, nhiễm toan do xuất hiện ceton acid trong máu và các rối loạn nước điện giải.Do cấp cứu kịp thời, bà Hương đã được cứu sống.

Khi tỉnh lại, bà cũng không hiểu tại sao. Người bị tiểu đường cắt giảm tinh bột để kiểm soát đường huyết, vì sao đường huyết lại tăng cao như vậy?

Ăn cơm thường xuyên dễ tăng đường huyết?

Cơm trắng có chỉ số đường huyết cao trên 80. Bệnh nhân tiểu đường không chú ý kiểm soát lượng cơm nạp vào cơ thể rất dễ khiến đường huyết rối loạn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ hoàn toàn cơm trắng, tinh bột trong bữa ăn.

Bỏ ăn cơm trắng hoàn toàn trong nửa năm, người phụ nữ 54 tuổi ngất xỉu, sức khỏe suýt nguy kịch: Người bị tiểu đường phải rất tỉnh táo - Ảnh 2.

Do đái tháo đường là bệnh nội tiết và chuyển hóa nên bệnh nguyên tương đối phức tạp, bao gồm di truyền, ngoại cảnh (thói quen sinh hoạt, ăn uống, thừa hoặc mất cân bằng dinh dưỡng, lười vận động…) và các yếu tố khác. Vì thế, không phải chỉ nhịn ăn tinh bột, cơm trắng là điều hòa được đường huyết.

Thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của cơm trắng như giống lúa, cách nấu, cách ăn… Người mắc bệnh tiểu đường có thể làm giảm chỉ số đường huyết của gạo bằng cách điều chỉnh cách nấu, cách ăn. Ví dụ như khi nầu thì cho thêm các loại đậu như đậu đen, đậu gà, đậu lăng… Ăn cơm kèm với thực phẩm như thịt gà, cấ, đậu phụ, và tăng thêm lượng rauu xanh như súp lơ, cải xanh,… để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Cắt giảm hoàn toàn tinh bột có thể gây hại sức khỏe?

Kiểm soát mù quáng các loại lương thực thiết yếu trong bữa ăn không những không kiểm soát được lượng đường trong máu mà còn có thể gây ra nhiều mối nguy cho sức khỏe

- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Chỉ ăn thịt, cá mà không có tinh bột sẽ dẫn đến cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo, lượng axit béo bão hòa vượt quá tiêu chuẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

-Nếu không ăn tinh bột trong thời gian dài, bạn dễ bị thiếu chất, dẫn đến rụng tóc. Các loại lương thực chứa chủ yếu là tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính và cũng có chứa lượng protein nhất định. Nếu bạn không ăn đủ nhu cầu của cơ thể sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất, dẫn đến mất cơ bắp.

- Một nghiên cứu với sự tham gia của 430.000 người với thời gian theo dõi lên tới 25 năm được công bố trên tạp chí The Lancet Public Health cho thấy việc duy trì chế độ ăn ít carbohydrate trong thời gian dài có thể làm giảm tuổi thọ tới 4 năm .

Vì vậy, nhóm thực phẩm chứa tinh bột nên ăn hoặc ăn ít, tùy theo nhu cầu cơ thể và sức khỏe, nhưng không nên cắt bỏ hoàn toàn, rất có hại cho sức khỏe.

Bỏ ăn cơm trắng hoàn toàn trong nửa năm, người phụ nữ 54 tuổi ngất xỉu, sức khỏe suýt nguy kịch: Người bị tiểu đường phải rất tỉnh táo - Ảnh 3.

Vậy đối với bệnh nhân đái tháo đường nên ăn uống như thế nào thì tốt cho sức khỏe:

1. Ăn đúng bữa, ăn vừa đủ

Người bị tiểu đường nên cố gắng đảm bảo ăn đủ ba bữa, ăn đúng giờ, đủ lượng, giữa các bữa ăn nên bổ sung hợp lý, tránh ăn quá no hoặc quá nhiều đá. Nếu không sẽ dễ dẫn đến biến động đường huyết.

2. Kiểm soát tốc độ ăn

Ngay cả người khỏe mạnh cũng nên nhai chậm, điều này không chỉ có lợi cho tiêu hóa mà còn dễ kiểm soát cảm giác thèm ăn, kéo dài thời gian ăn, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

3. Ăn nhiều khoai và các loại ngũ cốc

Các loại khoai như khoai môn, khoai mỡ, khoai lang, đậu xanh, khoai tây đều có nhiều chất xơ và rất có ích cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Lưu Ly

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›