- Võ Hà Linh livestream làm sập sàn Đông Nam Á, nhưng lại gây ức chế cho khách hàng vì loạt giá "ngã cây" chẳng thấy đâu
- Vụ 'chiến thần tóp tóp' bán dầu gội 18k: Bẻ lái bất ngờ trong livestream, bị netizen trách PR lố
- Bỏ việc lương 40 triệu/tháng để livestream bán hàng: Lời lãi chưa thấy đâu nhưng mệt hơn dân văn phòng
Chỉ một câu nói vạ miệng trong lúc livestream cũng gây ra ảnh hưởng truyền thông khủng khiếp.
Bán hàng qua livestream (phát sóng trực tiếp) hiện đang là một trong những kênh tiếp thị mạnh mẽ nhất. Tuy livestream giúp đa dạng hóa các trải nghiệm mua sắm, tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu, nhưng cũng kéo theo rất nhiều vấn đề xoay quanh.
Các nhãn hàng hợp tác cùng KOLs, KOC (người có sức ảnh hưởng) để phát sóng trực tiếp bán sản phẩm ngày càng nhiều. Đây cũng chính là xu hướng tiếp thị marketing nổi bật mà các doanh nghiệp sẽ chi tiền đầu tư trong năm 2023. Nhưng theo đó, một số nhãn hàng cũng vướng phải những rủi ro không thể lường trước được mà các KOL, KOC này mang đến. Chỉ một câu nói vạ miệng cũng gây ra ảnh hưởng truyền thông khủng khiếp.
Thiếu tính xác thực
Khi hợp tác giữa các nhãn hàng và người có sức ảnh hưởng bùng nổ, người tiêu dùng bắt đầu cảm thấy choáng ngợp với quảng cáo. Họ đặt câu hỏi về tính xác thực của KOL, vì ngay cả người bán bánh mì cũng có thể tiếp thị những sản phẩm không hề liên quan đến họ. Bản thân các thương hiệu có xu hướng coi KOLs như một bảng hiệu quảng cáo, được tô vẽ dựa trên cá tính của từng người. Theo đó, các KOLS có xu hướng hi sinh tính xác thực trước áp lực của cộng đồng. Đôi khi, họ cũng bị ép phải nói và chia sẻ những điều họ không thực sự tinn tưởng, chỉ để làm hài lòng người xem và duy trì tỷ lệ tương tác tốt. Một khi bị bóc mẽ sự thật này, mức độ tin nhiệm của người tiêu dùng đối với thương hiệu đó gần như phải quay trở về vạch xuất phát ban đầu.
Rủi ro khi thuê KOLs bán phá giá
Không ít các thương hiệu ngày nay lựa chọn bán phá giá để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Họ lựa chọn chạy theo thị trường, chấp nhận thuê các nghệ sỹ, KOLs livestream "giảm giá sập sàn" để đẩy bán sản phẩm. Hành động này thu hút rất nhiều người mua tham gia. Trên các số liệu thống kê, các chiến dịch livestream gần đây của một số sàn thương mại điện tử chỉ cần chi ra rất ít, nhưng hiệu quả thu về khổng lồ. Ai cũng nghĩ là miếng bánh béo bở, nhưng không ngờ được đằng sau đó là các sàn đốt tiền vào rất nhiều, đẩy tương tác đến các KOLs để người xem vào mua và tương tác. Mục đích chính là để dụ dỗ các nhãn hàng non trẻ tham gia vào cuộc chơi phá giá này.
Nhưng câu chuyện không chỉ dừng lại ở số lượng hàng hóa tiêu thụ khủng khiếp sau một phiên livestream. Hậu quả đằng sau mà các nhãn hàng phải gánh chịu đó là: Tỷ lệ thanh lý và hoàn trả cao, vi phạm hợp đồng về giá với các nhà cung ứng gây ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ, hay đôi khi dính vào một số lùm xùm gây tổn thất đến mức độ uy tín của thương hiệu. Khi này, thương hiệu có thể phải gánh chịu một số hậu quả sau đây:
- Bịa ra giá gốc, sau đó tăng giá và hạ giá không kiểm soát gây ra tình trạng sản phẩm bị mất uy tín.
- Không thực hiện đúng các cam kết về giá với bên thứ 3.
- Tuyên bố sai sự thật về giá bán thấp hơn những bên khác, lôi kéo người tiêu dùng vào thực hiện giao dịch, gây ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh.
Những động thái này có thể đẩy một thương hiệu ra khỏi cuộc chơi của thị trường.
KOLs vướng vào scandal gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của thương hiệu
Có không ít các nhãn hàng đã phải nếm mùi xương máu của các chiến dịch tiếp thị truyền thông này. Khi ký hợp đồng hợp tác với KOLs, gần như nhãn hàng sẽ không nhận được cam kết về việc duy trì hình ảnh hay đền bù hợp đồng khi kết thúc chiến dịch. Một khi những người có tầm ảnh hưởng này dính phải lùm xùm, hoặc tin đồn không thiện chí, sẽ trực tiếp gây mất uy tín của loạt sản phẩm mà họ từng nhận tiếp thị. Điều này không chỉ khiến lượng khách mới tiếp cận được ngày một ít đi, mà còn là sự tẩy chay của khách hàng cũ. Đây cũng là một rắc rối mà nhiều thương hiệu không biết phải giải quyết thế nào cho thỏa đáng!
Hình ảnh "giả tạo" gây ra tác dụng phụ với sức khỏe tinh thần của người tiêu dùng
Một số những KOLs, KOC có xu hướng che giấu hình ảnh thực tế của mình. Họ sử dụng cơ thể và khuôn mặt đã qua chỉnh sửa, những tích cực và hạnh phúc giả tạo để che mắt người xem. Nhiều KOLs sẵn sàng thao túng người xem thông qua những điều này. Khoảng cách giữa nhà sáng tạo nội dung và người tiêu dùng càng gần gũi, họ càng dễ bị gợi ý và thao túng hơn. Tiếp thị đến từ KOLs cũng bị chỉ trích nhiều vì nó thúc đẩy xã hội tiêu dùng theo chủ nghĩa khoái lạc, khiến người dùng rối loạn khi đưa ra các quyết định mua sắm. Mỗi một sự hợp tác nếu không được công bố chính thức, có thể thúc đẩy người theo dõi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ bất kỳ mà họ không thực sự cần đến.
Tất cả hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội đều khiến các thương hiệu và người tiêu dùng đối mặt với một số vấn đề tiêu cực khác nhau. Điều này nhắc nhở những thương hiệu cần cẩn trọng hơn trong việc hợp tác, còn người tiêu dùng thì sáng suốt hơn trong mỗi quyết định mua sắm của mình!
Tags