Bóng đá vì cộng đồng

Thứ Sáu, 16/10/2020 07:15 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Hình ảnh ca sỹ Thủy Tiên, bà xã của cựu đội trưởng ĐTQG Lê Công Vinh, lội bì bõm vác từng thùng mì gói đến với từng nhà người dân và phải hỏi đi hỏi lại mới hiểu thổ âm của đồng bào miền Trung, vừa xúc động, vừa cảm động. Chỉ có điều, đây chắc chắn không phải lần đầu tiên và là lần cuối cùng, cặp đôi từng được ví là “Becks – Vic” của Việt Nam này hăng hái các hoạt động thiện nguyện.

Hà Nội mạnh mẽ trở lại đường đua vô địch

Hà Nội mạnh mẽ trở lại đường đua vô địch

Thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm đã trở lại mạnh mẽ nhất cho cuộc đua vô địch V-League 2020 bằng chiến thắng 4 sao trên sân HAGL, cứ địa mà đội bóng phố Núi chưa biết thua trận nào từ đầu mùa trước đó.

Còn nhớ, khi một số tỉnh thành ở miền Tây Nam bộ bị nạn xâm thực bởi nước biển và hạn hán hồi giữa năm, Công Vinh và Thủy Tiên cũng về tận nơi “tiếp nước” cho bà con. Rất, rất nhiều những nghĩa cử đẹp như thế của những con người trong lĩnh vực bóng đá.

Bóng đá đi tiên phong

Nhắc lại, khi bóng đá Việt Nam lăn trở lại giữa tâm dịch Covid-19 toàn cầu, chúng ta đã được truyền thông quốc tế nhắc tới như một tấm gương vượt khó. Đó là thời điểm đợt dịch đầu tiên. Covid-19 quay trở lại, với tâm điểm là “ổ dịch” Đà Nẵng chưa nguôi ngoai được ít lâu, thì bão lũ lại tràn về. Không chỉ Đà thành, mà cả dải đất miền Trung đã và đang ở trong cảnh màn trời chiếu đất từ nhiều ngày qua. Cần nhiều hơn nữa những cánh tay giơ lên, như vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên.

Và bóng đá, bắt đầu từ bóng đá phong trào đã lên tiếng. Từ TP.HCM, thông qua rất nhiều các giải bóng đá Hội đồng hương, các cá nhân tập thể đội bóng, các ông bầu đã rất hăng hái hưởng ứng. Các ngôi sao bóng đá phủi như Nguyễn Văn Cáp (Capdevilar), Dương Văn Tuấn (Tuấn Vinh), Thịnh “Messi”, Cảm “lầy”, Hoàng “cao”, Nam “bự”…, mang ý nghĩa biểu tượng cho những trận đấu – giải đấu thiện nguyện. Họ có một sức hút rất đáng nể, mà nhiều ngôi sao chuyên nghiệp cũng phải ghen tị.

Trong nhiều năm, Capdevilar không chỉ hướng về quê hương Quảng Trị của anh, mà bất kỳ một hoàn cảnh khó khăn nào cần cộng đồng giúp đỡ, anh đều tiếp nhận và khởi xướng. Ít ai biết, Cáp chỉ là một công nhân thuộc Công ty Cấp nước Thủ Đức, với công việc chính là… đào đường, nối đường ống nước, rất vất vả. Bằng với sự tích cóp, tằn tiện và với cả sự quý mến của đồng đạo cả nước, mới đây Cáp và người bạn thân Trung “độ” đã mở được một cửa hàng thể thao, làm đại lý cho hãng Mizuno. Rất trân trọng!

Trở lại với tiếng gọi từ trái tim, tất cả vì miền Trung thân yêu. Trên thực tế, trong nhiều năm tính bằng cả thập niên, bóng đá phong trào luôn đi tiên phong trong các hoạt động thiện nguyện như vậy. Đông tay thì vỗ nên kêu, người có công, người góp của, cho đi không phải để nhận lại, mà điều quan trọng nhất phải bắt đầu từ trái tim biết chia xẻ vì đồng bào. Bóng đá, dù chuyên hay phủi, thì suy cho cùng nó thuộc về cộng đồng, nên bao hàm cả trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với cộng đồng là điều đương nhiên.

bóng đá, tin tức bóng đá, Công Vinh, Thủy Tiên, BXH V League, lịch thi đấu V League giai đoạn hai, kết quả bóng đá V League, trực tiếp bóng đá

Với những đội bóng phủi nổi tiếng của các ông bầu lắm tiền nhiều của và cũng giàu lòng trắc ẩn như TOTO An Biên Group của bầu Tâm hay Quốc An – Quốc Michel của bầu Lê, chỉ cần một tiếng nói cũng có thể quy tụ được hằng hà sa số các ngôi sao, từ phủi đến chuyên, từ đương thời đến cựu trào, cùng chung tay. Và họ làm những việc này một các thường xuyên, không ồn ào, không chiêu trò PR rẻ tiền. Có năm, An Biên Group đã về tận huyện A Lưới xa xôi của Thừa Thiên Huế, lại có bận đi Bắc Bình, Bình Thuận, rồi về miền Tây…

Trong cấu trúc một nền bóng đá, bóng đá phong trào (vẫn gọi là bóng đá phủi) chính là phần gốc rễ, là cái nền móng vậy. Nó không tiêu tốn số tiền khổng lồ như bóng đá chuyên nghiệp, vốn vẫn bị ví là tằm ăn rỗi, nhưng lại làm được bao điều cao cả mà các đôi chân tiền tỷ, các nhà hoạch định – làm bóng đá đỉnh cao, hiếm khi làm được. Hoặc nếu có làm, thì phải bắt đầu bằng sự hối thúc, định hướng, chứ chưa chắc xuất phát từ trái tim, với sự chủ động và nghĩa vụ trả ơn. Sự khác biệt đôi khi được tạo ra từ những điều nhỏ bé.

Và bóng đá không thể "chết"

Hết đợt dịch này, đến đợt dịch khác, từ thiên tai này đến thiên tai nọ, vắt qua nhiều giai đoạn thăng trầm, có thể khẳng định luôn một điều rằng, bóng đá sẽ không bao giờ chết. Nó trường tồn. Ngay cả khi nền kinh tế chịu những tác động xấu, việc kêu gọi tài trợ cho các giải đấu gặp khó khăn, thì ít nhất vẫn còn những tình yêu, đam mê. Từ Bắc Ninh với giải League One đang diễn ra, đến Hà Nội với HPLS8 vừa khai mạc, rồi TP.HCM vài ngày tới đây Thiên Long S6 vô địch toàn thành sẽ khởi tranh, bất chấp những khó khăn.

Chính vì những điều hay ho làm được và mang lại cho cộng đồng, vượt ra khỏi khuôn khổ của một môn chơi, mà bóng đá phong trào được ví như cô Tấm, dù thế nào thì cũng không từ bỏ ước mơ. Khi người trong cuộc còn cảm thấy đau, còn trăn trở bao điều, thì đấy là lúc họ còn được hối thúc phải tiếp tục duy trì cuộc chơi, quyết không từ bỏ. Thông qua hệ thống các giải bóng đá phong trào được kiện toàn, rất nhiều các hoạt động – trận cầu thiện nguyện được tổ chức, đấy cũng là tôn chỉ của sân chơi phủi.

Hôm rồi, trận đấu giữa Khánh Hòa và An Giang đã phải tạm hoãn ở phút thứ 24, vì nước ngập sân 19/8, nhưng được tổ chức bù vào buổi sáng ngay sau đó, đặng tiết kiệm chi phí, thời gian. Điều tương tự xảy ra ở trận đấu của Huế trên sân Tự Do, vòng đấu trước đó, giải hạng Nhất quốc gia 2020. Cả một dải đất miền Trung, phần lớn chìm trong biển nước trong nhiều ngày qua, khiến bóng đá chỉ còn là thứ yếu. Điều quan tâm nhất vào lúc này là sinh mạng, là bữa ăn của người dân, là làm sao để không một đồng bào nào bị bỏ lại. Đó là điều bắt buộc!

Là một phóng viên thể thao, chuyên mảng bóng đá trong nước, người viết mới đây dự khán ít nhất 2 trận đấu lớn có ý nghĩa quyết định chức vô địch V-League mùa này. Một ở sân Hàng Đẫy, khi CLB Hà Nội tiếp TP.HCM (2-0) và TP.HCM gặp Viettel ở Thống Nhất (0-1), song vẫn nghĩ, lẽ ra bóng đá cần và nên có những hoạt động cụ thể hơn đóng góp với cộng đồng mà cụ thể là với miền Trung đang khó khăn.

So sánh thì khập khiễng, nhưng nếu nhà tổ chức không được tư vấn một cách đầy đủ, thì bản thân các đội bóng hay thậm chí các cầu thủ, cũng có thể tự hành động cơ mà? Cứ ướm từ sới phủi, với các “phủi thủ”, các ông bầu phủi như đã nhắc ở đầu bài viết này, mà ra.

Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có thể chưa tròn chữ Chuyên để nuôi sống chính mình, nhưng không thể bỏ qua trách nhiệm cộng đồng! Mà ngay cả cộng đồng cũng chẳng hề cầu cạnh, cái chúng ta cần là sự tự nguyện từ trái tim. Vẫn phải khẳng định lại rằng, bóng đá sẽ không bao giờ phải chết, nhưng nếu cứ bỏ tiền tấn ra để mà nuôi thứ bóng đá chuyên nghiệp kiểu Việt Nam như hiện tại, thì quả là phí phạm.

Hỏi mà như đã trả lời!

“Bóng đá đã cho tôi tất cả, từ một công việc ổn định đến các mối quan hệ xã hội, thậm chí cả một gia đình nhỏ, tự tôi phải biết ơn và trả ơn. Tôi chỉ tâm niệm thế thế thôi. Ba mẹ tôi vẫn sống ở Quảng Trị và những ngày qua, vẫn phải chịu chung cảnh màn trời chiếu đất cùng bà con. Tim tôi như muốn rỉ máu, nhưng tôi không thể ngồi đó mà than khóc. Chúng tôi, cộng đồng bóng đá phủi đã và sẽ hành động”, “vua phủi” Capdevilar chia sẻ.

CCKM

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›