Bóng đá không có... vùng an toàn!

Thứ Sáu, 13/03/2020 09:04 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Giải hạng Nhất quốc gia vốn dĩ đã èo uột, không mấy gây sự chú ý và tưởng như là vùng an toàn bậc nhất trong hệ thống các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, thì bỗng dưng lại “có biến” ngay ở vạch xuất phát. Theo diễn biến hiện tại, nhiều khả năng trận đấu giữa Khánh Hoà và Long An ở vòng 1 nùa này, sẽ không được tổ chức trên SVĐ 19/8 Nha Trang, khi lãnh đạo địa phương thuận theo văn bản chỉ đạo của Tổng cục TDTT.

Lịch thi đấu vòng 2 V League 2020. Trực tiếp trên VTV6, VTV5

Lịch thi đấu vòng 2 V League 2020. Trực tiếp trên VTV6, VTV5

Lịch thi đấu vòng 2 V League 2020. Lịch thi đấu bóng đá và truyền hình trực tiếp V League 2020. Trực tiếp Than Quảng Ninh vs Hà Nội, SLNA vs Bình Dương, Viettel vs HAGL, TPHCM vs Thanh Hóa. Trực tiếp VTV6, VTV5, BĐTV, TTTT HD.

Lịch thi đấu bóng đá V League vòng 2

*17h00 ngày 13/3: Hải Phòng vs Quảng Nam (BĐTV, BĐTV HD)

*17h00 ngày 14/3: SLNA vs Bình Dương (VTV5, VTV6, BĐTV, BĐTV HD)

*18h00 ngày 14/3: Nam Định vs Hà Tĩnh (TTTT HD)

*17h00 ngày 15/3: SHB Đà Nẵng vs Sài Gòn (BĐTV, BĐTV HD)

*18h00 ngày 15/3: Than Quảng Ninh vs Hà Nội FC (TTTT HD)

*19h00 ngày 15/3: Viettel vs HAGL (VTV5, VTV6, BĐTV HD)

*19h00 ngày 15/3: TP.HCM vs Thanh Hóa

Theo đó văn bản của Tổng cục, với những giải đấu thể thao chưa diễn ra, có thể dời vào một thời điểm khác. Sở VH-TT&DL Khánh Hoà đã vin vào lý do này, để "kháng lệnh" BTC giải đấu là VPF và VFF.

Giải hạng Nhất quốc gia 2020 dự định có 12 đội tham dự, ngoài Khánh Hoà và Long An, còn An Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Tây Ninh, CLB bóng đá Huế và Phố Hiến. Người ta vẫn ví bóng đá Việt Nam như hình kim tự tháp ngược, khi chân đế mỏng và nhỏ hơn đầu tháp chính là vì lý này. Hạng Nhất chỉ có 12 CLB so với 14 CLB ở V-League, hạng Nhì và hạng Ba quốc gia còn èo uột hơn. Còn hệ thống giải trẻ, ngay vòng loại U19 quốc gia 2020 đã có tiêu cực...

Kể từ khi BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam điều chỉnh các suất đăng ký ngoại binh và Tây nhập tịch, giải hạng Nhất quốc gia sạch bóng cầu thủ người nước ngoài. Vì lẽ đó mà chất lượng các trận đấu tại đây vốn dĩ đã thấp, lại càng thấp hơn và do ít được cập nhật trên các phương tiện truyền thông, nên nhiều trận đấu thuộc “vùng sâu, vùng xa” liên tục xảy ra biến. Tính cạnh tranh (suất lên hạng) cũng không cao, vì ai cũng sợ lên chuyên, bởi vấn đề kinh tài muôn đời khó.

Chú thích ảnh
Bóng đá đang khó khăn vì thiếu khán giả và cần những quyết định mạnh mẽ, hiệu quả. Ảnh: Hoàng Linh

Năm nay, ngoài Phố Hiến còn tiếp tham vọng, thì Bình Định với sự chống lưng của Tập đoàn BĐS Hưng Thịnh cũng công khai tham vọng. Ngoài ra không còn ai có máu mặt. Nhưng với tình hình này, có lẽ đội bóng đất Võ bất chiến tự nhiên thành, với “lương khô” sẵn trong bị.

Trở lại với trận đấu giữa Khánh Hoà và Long An, 2 trong số những CLB giàu truyền thống bậc nhất, kể từ ngày bóng đá Việt Nam lên chuyên. Lãnh đạo Khánh Hoà đã muốn dời trận đấu vào Long An, nhưng ngay cả việc nhượng sân nhà thành sân đối phương, cũng không được chấp thuận. Phía Long An, họ thậm chí còn muốn trận đấu tiếp theo ở vòng 2 được diễn ra ở một địa điểm khác, ngoài ranh giới tỉnh.

Tức là việc thắng thua, tham vọng lúc này không còn quan trọng nữa. Đá bóng bây giờ không còn là niềm vui, là thước đo năng lực, mà nó giống như cực hình. Vậy tại sao BTC giải đấu không dời luôn lịch thi đấu các lượt trận đầu tiên, mà còn cố gói ghém, để rồi tất cả phải “sống trong sợ hãi”?! Không ai mong mỏi điều tội tệ, nhưng nó không có nghĩa là điều tồi tệ không xảy ra trong bối cảnh này.

Khó khăn là khó khăn chung của toàn xã hội, với bóng đá chỉ là một địa hạt nhỏ. Đến ngay các giải bóng đá phong trào, các trận đấu bóng đá thiện nguyện, vốn còn có ý nghĩa thiết thực hơn với cuộc sống so với bóng đá chuyên nghiệp, cũng còn phải dời lịch hoặc huỷ, hoặc hoãn vô thời hạn đấy thôi. Những ngày qua, sới phủi cũng cuồng chân cuồng cẳng lắm lắm, song họ cũng chẳng thể làm khác được, khi dịch Covid-19 hoành hành và đe doạ đến cá nhân và cả cộng đồng.

Khả năng “kíp nổ” sẽ được tháo vào phút cuối, cho thông mạch, hoặc cũng có thể không. Điều quan trọng, người chơi không mong mỏi nó được tháo. Nỗi khổ thuộc về BTC và ai thấu, chia sẻ với họ điều này? Phải, nếu làm bóng đá mà dễ như ăn cơm, thì nhà nhà, người người đều đổ ra làm hết thảy. Xử lý tình huống như thế nào mới đo được hết năng lực tổ chức. Bóng đá không tồn tại vùng an toàn, trong bất cứ hoàn cảnh nào, chứ đừng nói giữa tâm dịch.

Tùy Phong

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›