- Link xem trực tiếp bóng đá Hà Tĩnh vs TP HCM trên FPT Play, V-League vòng 19 (18h00 hôm nay)
- Tin nóng bóng đá Việt 14/5: HLV Vũ Tiến Thành tiếc vì HAGL lãng phí tài năng, HLV Hà Tĩnh nhắc tới 5 cầu thủ liên quan chất cấm
- Sau quyết định của VFF, 5 cầu thủ Hà Tĩnh sử dụng chất cấm tiếp tục hứng chịu án phạt rất nặng
Trong đợt VFF xét cấp phép chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn AFC cho các CLB mới đây, thì chỉ có 2 CLB thuộc V-League là đủ tiêu chuẩn. Có đến 6 CLB không được cấp phép để thi đấu quốc tế các giải đấu thuộc hệ thống FIFA, AFC. Một số đội còn lại của V-League thì nằm trong dạng "cấp phép có điều kiện".
1. Quy định cấp phép của FIFA, AFC tương đối phức tạp và có vô số hạng mục phải đáp ứng. Tuy nhiên, nếu là một CLB chuyên nghiệp thực thụ thì việc phải có các hạng mục đó cũng không nằm ngoài tầm tay. Bởi công bằng mà nói, các tiêu chí để được cấp phép cũng là những thiết kế cần thiết nhằm giúp các CLB có thể phát triển bền vững. Nó giống như việc tuân thủ các quy định trong xây dựng vậy, nếu làm đúng thì phần lợi sau này thuộc về gia chủ. Nhà cửa ổn định thì xem là an cư lạc nghiệp.
Hơn nữa, các tiêu chí để được xem là một CLB chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế cũng không phải là chuyện gì quá ghê gớm. Đâu có ai yêu cầu mỗi CLB phải sở hữu một sân vận động hiện đại, sức chứa khổng lồ. Điều quan trọng là mặt cỏ, hệ thống thoát nước, hạ tầng dịch vụ thi đấu phải đạt chuẩn. Hoặc như cũng chẳng ai bắt buộc các CLB phải hoạt động có lợi nhuận, vì đã là kinh doanh thì có lãi, có lỗ. Điều người ta cần là một bảng kế toán minh bạch về các dòng tiền nhằm bảo đảm hoạt động thường xuyên của CLB và một bộ máy chuyên biệt cho bóng đá bao gồm những chuyên gia về y tế, thể lực, kinh doanh, tài chính… Còn những tiêu chí về bóng đá trẻ thì nói cho cùng chỉ là sự tối thiểu mà mỗi đội bóng phải có trước, đâu cần phải đá V-League thì mới phải tìm cách đáp ứng.
Nhưng dường như điều đó vẫn cứ ngoài khả năng với bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Số CLB không đủ tiêu chuẩn năm nào cũng quá 50% so với con số 14 đội dự V-League. Điều đáng nói hơn là trong vòng 10 năm qua, số CLB mới tham gia sân chơi này không nhiều. Ngoài trường hợp của Hà Tĩnh và CAHN thì phần lớn các đội bóng đều quen mặt. 60% CLB dự V-League mùa này từng đá ở giải VĐQG đầu tiên vào năm 1980, và một tỷ lệ tương ứng đối với mùa V-League đầu tiên năm 2001.
Người ta hay nói, chuyên nghiệp bắt đầu từ ý thức. Nghĩa là nếu muốn làm bóng đá lâu dài, có mục đích đóng góp cho sự phát triển chung của bóng đá nước nhà, thì mới nổ lực để đáp ứng các tiêu chí. Bằng ngược lại, sẽ tìm cách "lách" qui định. Kiểu như thấy đội mình không có cơ hội để dự các giải châu lục nên cũng chẳng việc gì tìm cách đạt chuẩn để được cấp phép. Hoặc ý định làm bóng đá ngắn hạn, quảng bá tên tuổi phục vụ cho một vài mục tiêu ngoài bóng đá, nên cũng chẳng quan tâm đến chuyện có đủ tiêu chuẩn hay không miễn là cứ hàng tuần ra sân đá V-League mà không bị "tuýt còi" là được.
2. Một giải bóng đá chuyên nghiệp thì chưa thể bảo đảm cho sự lớn mạnh về đẳng cấp của đội tuyển quốc gia, vì việc thay đổi đẳng cấp của đội tuyển còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nhưng nếu yếu tố chuyên nghiệp cao thì giải đấu sẽ có đời sống riêng của mình. Còn đóng góp cho đội tuyển thế nào, thì là chuyện khác.
Ở vòng đấu mới nhất của V-League, khi cuộc đua vô địch vẫn còn đó, vé xuống hạng vẫn chưa gọi tên ai, thì lượng khán giả trung bình của vòng đấu đã rơi xuống mức … thảm họa khi chỉ có 4.286 người/trận. Đây là con số của BTC, chứ thực tế mua vé có khi chỉ chừng 3.000.
Trận đấu đông nhất là Hải Phòng – Quảng Nam vốn không có gì đặc sắc, trong khi đội bóng đang đua vô địch là nhà ĐKVĐ CAHN chỉ thắng Khánh Hòa dưới sự chứng kiến của chưa đến 1.000 khán giả. Tại Pleiku, dù đội nhà đang khởi sắc với chuỗi 8 trận bất bại, lại tiếp một Nam Định đầu bảng với vài gương mặt thân quen với phố Núi thì cũng chỉ có 6.000 người đến sân, theo BTC.
Từ con số trung bình trên 8.000 người trước dịch Covid 19, thì nay con số chỉ 6.000 trong 2-3 mùa giải gần đây. Riêng mùa này, tính đến thời điểm này chỉ 6.035 người/trận, nghĩa là với việc cuộc đua tranh vô địch không còn nóng, vé rớt hạng có lẽ cũng khó thoát khỏi tay Khánh Hòa, thì số lượng khán giả bình quân trong 8 vòng cuối cùng sẽ còn thê thảm hơn. Nghĩa là mùa giải này đối diện với khả năng sẽ chỉ đạt mức 5.000 người đến sân mỗi trận, có thể là con số thấp nhất trong 10 năm qua.
Hãy so sánh với giai đoạn 2012-2013, thời điểm mà bóng đá Việt Nam xuống đến mức thấp nhất về niềm tin khi đội tuyển quốc gia thất bại toàn tập, Công ty VPF vì thế mới ra đời để thúc đẩy bóng đá chuyên nghiệp, giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam còn phải hủy bỏ tổ chức, nhưng lượng khán giả V-League 2 mùa đó vẫn từ 7.500 đến 9.000 người/trận.
Nói sức sống riêng của V-League là ở chỗ đó. Mỗi CLB là một thực thể riêng và nếu họ làm tốt công việc của mình thì tự nhiên, họ đang đóng góp vào cho cái chung. Sự hỗn loạn ở cabin của nhà vô địch CAHN đã được thể hiện qua lượng khán giả đến sân xem họ đá luôn ở mức thấp nhất so với 13 đội bóng còn lại.
Họ gần như không thiếu gì cả. Đầu tư mạnh cho đội hình nhiều tên tuổi thu hút công chúng, làm truyền thông cũng giống chỗ này, chỗ nọ nhưng dường như chính họ lại đang làm cho những người muốn đặt niềm tin vào họ phải do dự.
Vì những gì mà CAHN đã làm khi lên V-League chẳng khác gì hồi đội Xuân Thành Hà Tĩnh vào Sài Gòn để trở thành Xuân Thành Sài Gòn. Khác nhau duy nhất có lẽ là CAHN vô địch ở vòng đấu cuối cùng thay vì bị tuột khỏi tay như năm 2012.
Nhưng Xuân Thành Sài Gòn hồi đó còn kéo được khán giả đến sân Thống Nhất, giờ thì CAHN lại không làm được điều tương tự. Người xem bóng đá Việt Nam có thể đã tinh tường hơn, hoặc cũng có thể là sau chừng đó thời gian thì V-League vẫn chưa làm đủ tốt để giữ lại người xem cho riêng mình.
3. Giai đoạn cực thịnh của bóng đá Việt Nam vừa qua và như đã thấy, chúng ta dường như không tận dụng được gì để thúc đẩy làng cầu nội địa. Đó thực sự là điều đáng tiếc bởi nó báo hiệu những ngày tháng sắp đến của tân HLV Kim Sang Sik ở đội tuyển quốc gia sẽ không yên ả.
Khi các giá trị chuyên nghiệp ở V-League vẫn thiếu và yếu, thì giới hậm mộ sẽ dồn hết sự kỳ vọng ít ỏi còn lại vào thành tích của đội tuyển, đó là một thứ áp lực rất lớn.
Đó cũng là hệ quả của một nền bóng đá mất hơn 2 thập niên làm chuyên nghiệp nhưng vẫn không thể nào tạo ra tính độc lập cho giải VĐQG, hay ít nhất là những CLB có sức hút không kém gì đội tuyển nhờ những chất liệu riêng của nó.
8 CLB không được cấp phép tham dự giải cấp CLB của AFC 2024/25
Chiều ngày 14/5, tại trụ sở VFF, Ban Cấp phép tiến hành cuộc họp quyết định cấp phép cho các CLB tham dự giải đấu cấp CLB của AFC mùa giải 2024/25.
Tiếp nối những nội dung tại phiên họp trước đó, tại cuộc họp lần này, các thành viên đã tiếp tục làm việc với trọng tâm quyết định cấp phép cho các CLB tham dự giải đấu cấp CLB của AFC mùa giải 2024/25. Theo đó, Ban Cấp phép thống nhất quyết định:
1. Cấp phép có điều kiện cho 02 CLB bóng đá tham dự giải cấp CLB của AFC mùa giải 2024/25 gồm: CLB bóng đá CAHN; CLB bóng đá Hà Nội.
2. Cấp phép kèm biện pháp phạt cho 02 CLB tham dự giải cấp CLB AFC 2024/25 gồm: CLB bóng đá SLNA; CLB Bóng đá B.Bình Dương.
3. Cấp phép kèm biện pháp phạt có điều kiện cho 05 CLB tham dự giải cấp CLB của AFC 2024/25 gồm: CLB bóng đá Nam Định; CLB bóng đá Thanh Hóa; CLB bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh; CLB bóng đá Quảng Nam, CLB bóng đá PVF-CAND.
4. Không cấp phép cho 08 CLB tham dự giải cấp CLB của AFC 2024/25 do không đáp ứng tiêu chí hạng A gồm: CLB bóng đá Thể Công Viettel; CLB bóng đá Hải Phòng; CLB bóng đá TP.HCM; CLB bóng đá HAGL; CLB bóng đá Bình Định; CLB bóng đá Khánh Hòa; CLB bóng đá SHB Đà Nẵng; CLB bóng đá Trường Tươi Bình Phước.
Tags