Bóng đá cũng khổ vì COVID-19

Thứ Tư, 26/02/2020 09:28 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Toàn bộ hệ thống giải thi đấu chuyên nghiệp và ngoài chuyên nghiệp bị hoãn lại, kế hoạch chuẩn bị chuyên môn của các đội tuyển quốc gia bị xáo trộn, chưa có thời điểm nào, bóng đá Việt Nam lại rơi vào tình thế khó khăn như hiện tại do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Công Phượng có duyên với thầy Hàn

Công Phượng có duyên với thầy Hàn

Tiền đạo được Sint Truidense VV cho TP.HCM mượn nửa mùa giải tới đang chơi rất thăng hoa ở AFC Cup 2020. Công Phượng cho thấy mình rất có duyên với ông thầy cũ người Hàn Quốc.

Vừa tập, vừa đá vừa lo

Trong khi dịch COVID-19 hoành hành làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lịch thi đấu của toàn bộ hệ thống thi đấu trong nước và quốc tế, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, CLB TPHCM và Than Quảng Ninh là những ngoại lệ đặc biệt. Bởi họ vẫn là những đội bóng phải tập trung chuẩn bị chuyên môn và di chuyển kể cả tới những quốc gia đang phải đối phó với dịch COVID-19 để thi đấu. Tình trạng này khiến cho các cầu thủ, BHL và lãnh đạo đội bóng không thể tránh khỏi sự lo lắng.

Điển hình là trường hợp của CLB TPHCM, thầy trò HLV Chung Hae Seong vừa thi đấu trận thứ 2 ở vòng bảng AFC Cup với CLB Hougang United tại Singapore vào tối qua sau khi đề xuất xin hoãn trận đấu không được AFC chấp thuận. Trước giờ ra sân tập hay bước vào thi đấu, tất cả đều phải trải qua kiểm tra y tế cơ bản nhất như đo thân nhiệt, khai báo về việc di chuyển, hạn chế tối đa việc tiếp và nâng cao ý thức phòng tránh song sự ảnh hưởng tới tâm lý chung cũng là điều khó tránh khỏi.

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam cũng rơi vào trường hợp tương tự khi liên tục di chuyển thi đấu quốc tế trong tháng 2 và tháng 3 này là chuyến tới Australia đá trận play-off Olympic Tokyo 2020. “Các bác sỹ trong đội thường xuyên kiểm tra sức khỏe của toàn bộ các cầu thủ trong thời gian qua. Những việc như đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên rửa tay, hạn chế tiếp xúc và thường xuyên giữ ấm để tránh bị ốm, cảm cũng được BHL nhắc nhở liên tục. Nỗi lo lớn nhất của bọn em là khi di chuyển, phải tới những nơi đông người như sân bay hay SVĐ, mình không thể biết thế nào ngoài dù đã nâng cao ý thức phòng tránh dịch”, cầu thủ Tuyết Dung chia sẻ.

chí, HLV Park Hang Seo cũng không là ngoại lệ khi dịch COVID-19 bùng phát tại quê nhà của nhà cầm quân người Hàn Quốc. Ông Park vừa trở lại Việt Nam sau quãng nghỉ từ Tết âm lịch và cũng phải trải qua quá trình kiểm tra y tế hết sức nghiêm ngặt ngay khi vừa đặt chân tới sân bay Nội Bài. Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện ông Park Hang Seo đã được phép nhập cảnh và phải chịu sự giám sát y tế theo quy định dịch tễ vì nhập cảnh từ quốc gia có dịch.

Chú thích ảnh
HLV Park Hang Seo hiện cũng phải chịu sự giám sát y tế theo quy định dịch tễ vì nhập cảnh từ quốc gia có dịch. Ảnh: VSI

V-League liệu có thể diễn ra?

V-League buộc phải tạm hoãn đến ngày 6/3 mới có thể khởi tranh nhưng trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến cực kỳ phức tạp, liệu giải đấu này có thể khởi tranh như kế hoạch đã định hay không, câu trả lời hiện vẫn để ngỏ. Trong lúc này, dù Việt Nam là một trong những quốc gia đã đạt được thành tích ban đầu trong công tác phòng chống dịch khi ngăn chặn được sự lây lan, điều trị khỏi bệnh cho 16 bệnh nhân đã nhiễm COVID-19 và có các phương án hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là dịch bệnh có nhiều diễn biến khó lường khi đang bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Nếu V-League mùa giải 2020 khởi tranh theo kế hoạch đã định, các nhà tổ chức cần có nhiều phương án và biện pháp để kiểm soát tình hình, đồng thời giảm bớt nguy cơ lây nhiễm khi tập trung đông người. Phương án lắp máy đo thân nhiệt ở cửa ra vào SVĐ được coi như một giải pháp nhằm phát hiện các trường hợp có vấn đề về sức khỏe. Dù vậy, nếu lượng khán giả tập trung đông thì vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rất khó để kiểm soát một cách thực sự triệt để. Chưa nói đến việc, ở một môi trường rộng như SVĐ việc tiêu trùng, khử độc thường xuyên cũng là việc làm hết sức khó khăn.

Hiện tại, VPF vẫn đang chờ ý kiến chỉ đạo từ phía Tổng cục TDTT và các cơ quan quản lý về ngày khởi tranh V-League, đồng thời, chuẩn bị các phương án điều chỉnh lịch thi đấu trong trường hợp bắt buộc. Vẫn biết, việc hoãn giải đấu đem đến rất nhiều khó khăn và tổn thất về kinh phí cho các đội bóng, nhưng lúc này, trên hết vẫn là sức khỏe của mọi thành phần tham dự giải. V-League chỉ có thể diễn ra khi bệnh dịch được kiểm soát hoàn toàn và chính đơn vị này phải có các phương án hiệu quả trong việc phòng, chống dịch bệnh ở các địa điểm diễn ra trận đấu trên sân cỏ cả nước.

Vũ Lê

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›