(Thethaovanhoa.vn) - Phóng viên Thể thao & Văn hóa đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tuấn Linh, Phó Giám đốc Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, xung quanh những vấn đề đang được dư luận quan tâm như tình hình lún, nứt ở khán đài sân Mỹ Đình, hay thông tin về vấn đề sử dụng đất đai tại đây.
- 'Đội tuyển Việt Nam có thể yên tâm về sân Mỹ Đình'
- Sân Mỹ Đình ngổn ngang trước trận Việt Nam- Indonesia
- Thực ra các vấn đề sụt lún đã có từ lâu. Các nhà chuyên môn cũng từng kết luận rằng, nền đất tại sân Mỹ Đình tương đối yếu. Không chỉ có khu vực trong sân sụt lún mà cả vị trí trên khán đài cũng nứt nẻ. Hiện nay, theo tôi được biết cũng đang có một dự án cải tạo và khắc phục vấn đề trên.
* Rất hiếm khi ĐTQG nam và nữ tập luyện tại sân phụ Mỹ Đình vì họ thường tập ở sân của VFF. Vậy ông có thể cho biết mục đích sử dụng của sân phụ Mỹ Đình?
- Sân này chủ yếu phục vụ nhu cầu tập luyện của ĐTQG, còn các lứa trẻ hầu như không tập. Khi sân chưa cải tạo, đội tuyển Việt Nam vẫn về sân phụ tập kết hợp với cả những buổi ở sân chính. Đáng nhẽ sân chính là không dùng cho việc tập luyện nhưng do yêu cầu của HLV Nguyễn Hữu Thắng nên chúng tôi cũng đồng ý cho tập.
Nếu ĐTQG có nhu cầu tập luyện thì chúng tôi luôn sẵn sàng và không thu phí. Còn khi vào giải đấu thì tất nhiên phải khác.
Ngoài ra, khi đội tuyển không có nhu cầu chúng tôi sẽ cho khai thác để lấy nguồn thu. Ví dụ như cho CLB Hà Nội T&T thuê để làm sân tập luyện.
Ông Nguyễn Tuấn Linh, Phó Giám đốc Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình. Ảnh: Mạnh Đức
* Mỗi năm Trung tâm thu về khoảng 43 tỉ. Vậy số tiền đó có đủ để Trung tâm hoạt động và tiến hành sửa chữa, tu sửa?
- Hiện nay thì tôi đánh giá là đang đảm bảo. Còn về lâu về dài, nếu không có thêm những nguồn thu ổn định thì khó mà đảm bảo. Hiện tại, những hạng mục sửa chữa cần nguồn kinh phí lớn như cải tạo đường piste trên sân Mỹ Đình thì cần nguồn vốn từ Nhà nước.
* Hệ thống vận hành nước nóng bên khu liên hợp thể thao dưới nước còn vận hành được không, thưa ông?
- Ngày 14/10, tại khu liên hợp thể thao dưới nước có tổ chức giải bơi lội. Còn tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường, nếu bên phía BTC yêu cầu tăng hay hạ nhiệt độ bể bơi thì chúng tôi mới tiến hành. Hệ thống vận hành nước nóng ở đó vẫn hoạt động tốt.
Năm trước, bằng vốn tự có của đơn vị, chúng tôi đã tiến hành thay thế, lắp đặt hệ thống làm nóng mới. Lúc trước, nó vận hành bằng ga thì nay làm nóng bằng điện.
* Được biết, thời gian qua, bên phía Trung tâm có xin khất đóng thuế?
- Điều này là không có.
* Tháng 10 năm 2015, UBND quận Từ Liêm từng gửi công văn về việc một số vấn đề liên quan tới sai phạm quản lí đất đai, không biết có điều này không, thưa ông?
- Quận Nam Từ Liêm nhiều lần có làm việc với lãnh đạo đơn vị để thống nhất khai thác, quản lí đất đai của trung tâm. Hiện nay khu liên hợp thể thao quốc gia và địa phương đang quản lí rất tốt quỹ đất đai ở đây.
Năm ngoái có một đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng xuống và đã đưa ra kết luận. Đơn vị nào làm sai chỗ nào thì phải khắc phục chỗ ấy.
Ngay khi SEA Games 22 tổ chức tại Việt Nam kết thúc thì Trung tâm thể thao quốc gia mong muốn sẽ được mở rộng và hoàn thiện hơn. Nhiều người cứ nghĩ một số khu vực đất đai ở Trung tâm là của Trung tâm. Tuy nhiên, thực tế nó chỉ nằm trên quy hoạch mà thôi. Hiện tại, trung tâm chỉ đang quản lĩ quỹ đất rơi vào khoảng 170 hecta.
* Ngoài sân bãi , thì phía Trung tâm có quản lí khu trung tâm dịch vụ thể thao bao gồm các loại hình ăn uống phía ngoài SVĐ hay không?
- Khu trung tâm dịch vụ thể thao là do chúng tôi quản lí. Chúng tôi đã phê duyệt cho phép khai thác những khu vực đó để kinh doanh mang lại nguồn thu.
Thú thật, các hoạt động tại đó cũng không đạt được hiệu quả mong muốn và đang bị lỗ. Chúng tôi đang tìm cách khai thác theo hướng khác.
* Bình thường các trận đấu ở đây có các quầy hàng bán nước hàng ăn ở các khán đài, không biết giá cả bán các đồ ấy có do Trung tâm niêm yết và nguồn lợi từ đó có đổ về Trung tâm hay không?
- Lúc trước, hoạt động như các bạn nói thì đấu thầu. Nhưng về sau, Trung tâm giao cho bên công đoàn để đảm bảo đồ ăn thức uống đảm bảo an toàn và đảm bảo yếu tố thương hiệu. Ví dụ phía VFF chỉ cho bán nước của nhà tài trợ này chứ không phải thích là loại thức uống khác. Nguồn thu từ việc này đổ về Trung tâm.
* Từng có lãnh đạo của Trung tâm chia sẻ rằng, muốn biến khu liên hợp thể thao Mỹ Đình là nơi mở cửa cho người dân tập luyện. Tuy nhiên, trên thực tế điều này chưa làm được. Theo ông, vì sao lại như vậy?
- Chúng tôi vẫn đang nỗ lục để thực hiện cái mong muốn như trên. Vào buổi sáng và buổi chiều, vẫn có các CLB đua xe hoạt động quanh khu vực sân Mỹ Đình. Chỉ cần, họ đăng kí trước thì có thể tận dụng các khu vực quanh sân Mỹ Đình để làm đường chạy xe. Hoặc người dân có thể làm nơi đi bộ, tập thể dục. Miễn là không gây ảnh hưởng tới các hoạt động của Trung tâm.
Mạnh Đức (ghi)
Tags