PHÂN TÍCH: Vì sao Công Phượng đá hỏng 2 quả 11m trong một trận đấu?

Thứ Tư, 15/08/2018 13:01 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) – Công Phượng đã đá hỏng cả hai quả phạt đền ở trận U23 Việt Nam thắng U23 Nepal 3-0, và không ai dám chắc nếu đá lần thứ ba, anh có thể thực hiện thành công hay không. Các nhà khoa học gọi đó là một dấu hiệu của ‘lỗi mỉa mai’ (Ironic error).

Sẽ có rất nhiều tranh cãi về màn trình diễn của Công Phượng ở trận đấu ấy. Anh là người đập nhả đẹp mắt để kiến tạo cho Quang Hải mở tỷ số, và sau đó đích thân mình ấn định chiến thắng 3-0 bằng một pha dứt điểm chìm. Nhưng cũng chính anh đã để lại sự tiếc nuối lớn lao khi đá hỏng liên tiếp hai quả phạt đền. Đầu tiên là cú sút dội xà ngang bật ra, và sau đó, là cú đá bị thủ thành Saqib Hanif cản phá.

Clip Công Phượng đá hỏng 11m ở trận đấu với U23 Pakistan

“Lỗi mỉa mai”, căn bệnh của nhiều ngôi sao

Công Phượng đã không ít lần đá hỏng phạt đền, nhưng đây mới là lần đầu tiên anh đá hỏng hai quả liên tiếp. Song những trường hợp như vậy trong làng bóng đá thế giới không phải quá hiếm hoi. Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Bangor, cầu thủ liên tục sút hỏng phạt đền là do cái gọi là “lỗi mỉa mai” (ironic error) – tức là mắc chính các lỗi mà họ cố gắng tránh. Chẳng hạn, một cầu thủ đứng trước khung thành chuẩn bị thực hiện cú sút phạt và anh ta tự nhủ rằng “nhằm vào bên trái, nhưng đừng sút về phía trái”. Cuối cùng, cầu thủ đó lại sút chính xác vào bên trái.

Không ai biết thực sự Công Phượng nghĩ gì khi anh bước lên thực hiện quả phạt đền thứ hai trước Pakistan, nhưng căn cứ vào cách anh lấy đà, dừng lại một nhịp trước khi vung chân thì có thể hình dung ra rằng anh đang cố gắng đánh lừa thủ thành Hanif, để cho anh này đổ người rồi mới dứt điểm. Thế nhưng, sau khi Hanif đổ người, Công Phượng lại đá đúng về phía đó, và khiến đối phương cản phá dễ dàng hơn. Phải chăng, đó là khoảnh khắc “trên bảo, dưới không nghe” của tiền đạo người xứ Nghệ?

U23 Việt Nam, U23 Pakistan, Công Phượng, phạt đền
Công Phượng đã bị tâm lý nặng trước khi đá quả phạt đền thứ hai

Recep Gorgulu – nhà tâm lý học thể dục thể thao – và giáo sư thể thao Tim Woodman đã giải thích rằng, khi não tìm cách làm cho cơ thể thực hiện điều mong muốn, nó dựa vào hai quá trình – điều hành và giám sát. Quá trình điều hành xác định tất cả các bước cho phép chúng ta đạt một kết quả mong muốn. “Nếu bạn đi đến để thực hiện quả penalty, điều này bao gồm lấy số lượng bước chạy đà, nghĩ đến điểm mà bạn muốn sút, chạy và sút”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Quá trình giám sát xảy ra một cách vô thức. “Nó giống như một quá trình quét radar tìm kiếm thông tin về những gì có thể diễn ra sai, trong trường hợp này là sút vào khung gỗ. Một khi đã xác định được những rủi ro, nó sẽ báo cho quá trình điều khiển để cố gắng tìm thêm thông tin giúp mọi việc theo đúng kế hoạch, do đó bạn vẫn có thể sút thành công phạt đền. Cả hai quá trình làm việc theo một hệ thống kiểm soát và hoạt động với nhau như một phần của một vòng phản hồi”.

Martin Palermo đá hỏng 3 quả phạt đền trong trận thua Colombia ở Copa America 1999

Làm thế nào để khắc phục vết hằn tâm lý?

Tuy nhiên, trong những tình huống áp lực cao, não của một cầu thủ thường “quá tải” bởi áp lực. Và do đó, quá trình trên không diễn ra như mong muốn. Khi bước lên thực hiện cú sút penalty, cầu thủ cùng lúc thực hiện 2 quá trình: các bộ phận cơ thể phải ngắm hướng sút, lùi bước lấy đà, chạy đà và sút; cùng lúc đó, trí não của anh ta trải qua quá trình đấu tranh "Tôi không biết phải sút hướng nào" hay "Tôi lo lắng" hay "Cứ bình tĩnh" và "Đừng tỏ ra lo lắng"...

U23 Việt Nam, U23 Pakistan, Công Phượng, phạt đền, Messi
Ảnh chế Messi trao danh hiệu Miss Penalty cho Công Phượng

Vấn đề là càng cố che giấu tâm lý bị áp lực bằng vẻ mặt bình thản bao nhiêu, càng cố gắng tránh lặp lại những cú sút hỏng trước đó bao nhiêu, anh ta càng có xu hướng bị tâm trí của mình kéo gần tới biểu tượng sai lầm, tồn tại trong não như một vết hằn tâm lý bấy nhiêu. Cách đơn giản nhất để tránh những “lỗi mỉa mai” như vậy là tập luyện cách kiểm soát sự lo lắng dưới áp lực bằng những liệu pháp thư giãn. Cụ thể: cầu thủ cần phải kiểm soát hơi thở của mình, liên tục thư giãn cơ – gồng lên hết sức, rồi thả lỏng vài giây. Khi ấy, cơ bắp được giãn ra, và cầu thủ bớt lo lắng hơn.

Một cách khác để tránh “lỗi mỉa mai” là cố gắng định hướng ý đồ của mình một cách tích cực. Thay vì tự nhủ rằng “đừng sút vào góc trái”, cầu thủ nên tự xác định chính xác vị trí mà anh muốn đặt trái bóng vào.

Đó không phải lần đầu tiên Công Phượng đá phạt đền và chắc chắn không phải lần cuối cùng. Liệu anh có thể rút ra được những bài học cho chính mình?

 

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/8.

Ngày 15/8

16h00: U23 Hong Kong vs U23 Đài Loan (Bảng A)

16h00: U23 Kyrgyzstan vs U23 Malaysia (Bảng E)

16h00: U23 Saudi Arabia vs U23 Iran (Bảng F)

 

19h00: U23 Indonesia vs U23 Palestine (Bảng A)

19h00: U23 Hàn Quốc vs U23 Bahrain (Bảng E)

19h00: U23 Triều Tiên vs U23 Myanmar (Bảng F)

Xem trực tiếp ở link ngay dưới đây:

Lịch thi đấu và xem trực tiếp môn bóng đá nam Asiad 2018

Lịch thi đấu và xem trực tiếp môn bóng đá nam Asiad 2018

Lịch thi đấu môn bóng đá nam Asiad 2018. Lịch thi đấu U23 Việt Nam. Xem trực tiếp các trận tại đây. Link trực tiếp Asiad liên tục được cập nhật.

* Lịch thi đấu vòng bảng của U23 Việt Nam:

19h00, ngày 16/8: U23 Nepal vs U23 Việt Nam (Bảng D)

16h00, ngày 19/8: U23 Nhật Bản vs U23 Việt Nam (Bảng D)

Video highlights, bàn thắng trận U23 Việt Nam 3-0 U23 Pakistan

 

Tuấn Cương
Tổng hợp

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›